Trái Đất còn tồn tại bao nhiều năm nữa

Độ dài sự sống trên ngôi sao ổn định nhất — Trái Đất - là vào khoảng 10 tỷ năm.

  • Phát hiện 3 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, có thể có sự sống

  • Khi nào có thể bắt liên lạc với người ngoài hành tinh?

  • Các tiểu hành tinh sát thủ vô hình trước kính thiên văn

  • Hành tinh thứ chín có tồn tại hay không?

Trái Đất còn tồn tại bao nhiều năm nữa

Tiểu hành tinh Kepler62e và Kepler62f gần kề Trái Đất.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên website arxiv.org, các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Harvard và Oxford đã dự báo về việc sự sống còn kéo dài được bao lâu xung quanh hành tinh chúng ta.

Theo phác thảo nghiên cứu, thời kỳ khi sự sống có thể phát triển gần một ngôi sao là phụ thuộc trực tiếp vào độ dài của cuộc sống của chính hành tinh đó. Ngoại lệ duy nhất là khi ngôi sao chấm dứt sự tồn tại do những nguyên nhân phi tự nhiên, chẳng hạn như trong vụ va chạm siêu mạnh với một thiên thể khác hoặc dưới tác động của thế lực hủy diệt.


Những hành tinh giống như Mặt trời trong quá trình tiến hóa của nó trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau (vàng lùn, tiền khổng lồ, khổng lồ đỏ) còn sau đó sau 10 tỷ năm sẽ biến thành sao lùn trắng. Trong mỗi giai đoạn này, hành tinh tiến hóa đó có thể làm các điều kiện trên hành tinh lân cận không thích hợp cho sự sống. Như vậy, theo quan điểm của các nhà khoa học, thời gian tồn tại của những ngôi sao ổn định nhất - cũng có nghĩa là độ dài sự sống trên các hành tinh gần nó — là vào khoảng 10 tỷ năm.

Theo Sputnik

Trái Đất còn tồn tại bao nhiều năm nữa

Phát hiện gần 1.300 hành tinh mới, hàng chục "anh em" Trái đất

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 10/5 thông báo đã phát hiện gần 1.300 hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời, còn gọi là các ngoại hành tinh.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Trái Đất,
  • khoa học,
  • con người,
  • sự sống,
  • ổn định,
  • tự nhiên,
  • Mặt Trời,

1. Sự xuất hiện của đại dương mới

Trong 10 triệu năm tới, vùng trũng Afar nằm giữa Ethiopia và Eritrea là một trong những “lò bát quái” nóng bỏng nhất Trái Đất với các thảm họai như núi lửa, mạch nước phun, động đất và nước siêu nóng vô cùng độc hại. Tuy nhiên, trong 10 triệu năm tới, các hoạt động địa chất này có thể sẽ ngưng lại, chỉ để lại một lưu vực khô, lưu vực khô này sẽ bị lấp đầy với nước và tạo thành một đại dương mới.

2. Va chạm với thiên thạch trong 100 triệu năm tới
Có vô số mảnh thiên thạch trôi nổi trong không gian và sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen 65 triệu năm về trước có thể sẽ lặp lại trong 100 triệu năm tới, đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên của động vật có vú (Đại Tân sinh) và mở ra một kỷ nguyên mới với những loài sinh vật phức tạp hơn.

3. Không còn sự sống – 1,5 tỷ năm tới
Khi Mặt Trời ngày càng nóng lên nhưng lại tăng chậm về kích thước, sự sống trên Trái Đất có thể sẽ bị hủy diệt vì sức nóng khủng khiếp từ Mặt Trời. Các đại dương sẽ hoàn toàn cạn kiệt, chỉ còn trơ lại sa mạc. Theo thời gian, nhiệt độ tăng lên, nhiều kim loại độc hại bị nung đến độ nóng chảy và có thể biến Trái Đất thành một vùng đất hoang nhiễm độc. Những sinh vật còn sống sót sẽ phải rời khỏi Trái Đất nếu còn muốn tồn tại. May mắn là thời điểm này, Sao Hỏa sẽ là hành tinh có sự sống và có thể là ngôi nhà thứ hai sau Trái Đất.

4. Bị “nuốt” bởi thiên hà Tiên Nữ trong 5 tỷ năm tới
Thiên hà Tiên Nữ là thiên hà xoắn ốc có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã. Kết quả một nghiên cứu mới đây cho biết trong khoảng 5 tỷ năm tới, dải Ngân Hà sẽ bị nuốt trọn bởi thiên hà Tiên Nữ do thiên hà Tiên Nữ là thiên hà lớn hơn.

@nguonluc Sau 5 tỷ năm nữa trái đất sẽ thế nào?? #khampha #bian #khamphabian #traidat #traidat🌏 #xuhuong #xuhuongtiktok #nlntv #khoahoc ♬ nhạc nền - Nhân lực Nhân tài Việt

Nếu như cuộc sống trên hành tinh này không chấm dứt do thảm họa khí hậu hay va đụng với thiên thạch, thì sớm hay muộn thế giới cũng phải đi đến hồi kết.

Trái Đất còn tồn tại bao nhiều năm nữa

Một ngôi sao có kích cỡ trung bình tương tự như mặt trời ở trạng thái chu kỳ hydrogen trong phần lớn vòng đời của nó. Khi nó đốt cháy toàn bộ trữ lượng hydrogen và lõi của nó chuyển thành khí helium, nhiệt hạch đốt cháy hydrogen cho đến tận ngoại biên. Lúc này, quầng sáng tăng lên, các lớp bên ngoài mở rộng và nhiệt độ bề mặt giảm xuống. Kích cỡ của ngôi sao tăng khoảng 100 lần, và nó trở thành một hành tinh màu đỏ khổng lồ. Nó sẽ ở giai đoạn này ít hơn thời gian ở trạng thái hydrogen, khoảng vài trăm triệu năm. Cuối cùng, hạt nhân helium không thể chịu nổi trọng lực của chính nó và bắt đầu co lại. Nhiệt độ tăng lên sẽ chuyển helium thành các nhân tố nặng hơn như carbon, oxygen, silicon và sắt. Với các ngôi sao ở kích cỡ trung bình giai đoạn này có thể kéo dài hàng tỷ năm.

Đối với hành tinh chúng ta, "giờ X" (ngày tận thế) có thể đến vào giai đoạn giữa 1,75 tỷ năm tới 3,25 tỷ năm. Vào thời điểm đó, mặt trời sẽ nóng lên và tăng kích cỡ. Trái đất sẽ rơi ra khỏi vùng có thể sinh sống được.

Đặc điểm để có thể sinh sôgns được là phải có nước, có nghĩa là hành tinh chúng ta phải cách hành tinh mẹ mặt trời một khoảng cách nhất định để đảm bảo nước ở trạng thái lỏng. Nhưng vào thời điểm đó các đại dương sẽ bốc hơi hết.

Thậm chí trước thời điểm đó thì điều kiện cần thiết cho sự sống, trong đó có loài người sẽ biến mất. Càng về cuối sự tồn tại của nó, các hành tinh càng trở nên nóng hơn và nở ra. Ngôi sao càng lớn thì vòng đời càng ngắn.

Tuổi thọ của trái đất theo tính toán là 7,79 tỷ năm (trong đó chỉ có 6,29 tỷ năm là có sự sống) thì 4,5 tỷ năm đã trôi qua. Nghĩa là trái đất của chúng ta cho đến nay đã tròn 4,5 tỷ năm tuổi.


Ngọc Vân   -   Thứ hai, 09/08/2021 11:40 (GMT+7)

Trái Đất còn tồn tại bao nhiều năm nữa
Theo phân tích của NASA, Trái đất nóng nhất trong năm 2020. Ảnh: NASA

Theo The Conversation, các nhà khoa học có thể đưa ra một số dự báo khá chính xác về tương lai. Nhưng dự đoán Trái đất sẽ như thế nào trong 500 năm tới là một nhiệm vụ khó khăn vì có nhiều yếu tố tác động. Hãy tưởng tượng Christopher Columbus vào năm 1492 đang cố gắng dự đoán Châu Mỹ ngày nay!

Chúng ta biết rằng có hai quá trình chính thay đổi hành tinh của chúng ta: Một loại liên quan đến các chu kỳ tự nhiên, như cách hành tinh quay và chuyển động xung quanh mặt trời, và quá trình còn lại là do các dạng sống, đặc biệt là con người gây ra.

Tự Trái đất đang di chuyển

Trái đất luôn thay đổi. Nó lắc lư, góc nghiêng thay đổi và thậm chí quỹ đạo của nó cũng thay đổi để đưa Trái đất đến gần hoặc xa Mặt trời hơn. Những thay đổi này xảy ra trong hàng chục nghìn năm và chúng là nguyên nhân gây ra các kỷ băng hà. 500 năm không phải là quá dài nếu xét về địa chất.

Trái đất như một sinh vật sống trong video của NASA. Video time-lapse mô tả 7 ngày trong năm 2005 khi một cơn bão cấp 4 phát triển ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Video: NASA

Con người đang thay đổi hành tinh

Ảnh hưởng lớn thứ hai đến hành tinh là các sinh vật sống. Những tác động của sự sống trên hành tinh này khó dự đoán hơn. Phá vỡ một phần của hệ sinh thái có thể khiến nhiều thứ khác trở nên tồi tệ hơn.

Con người nói riêng đang thay đổi Trái đất theo nhiều cách. Họ chặt phá rừng và phá vỡ các môi trường sống quan trọng của động vật hoang dã để xây dựng thành phố và trồng trọt. Con người di chuyển các loài xâm lấn khắp hành tinh, phá vỡ hệ sinh thái.

Con người cũng góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Con người đang gây ra biến đổi khí hậu, chủ yếu bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch thải ra khí nhà kính nhiều hơn lượng mà hành tinh và khí quyển có thể xử lý.

Kết quả của quá nhiều khí CO2 là nhiệt độ tăng, và điều đó có thể dẫn đến những ngày hè nóng nực nguy hiểm và băng tan ở Greenland và Nam Cực. Các tảng băng tan chảy khiến các đại dương dâng nước, làm các khu vực ven biển bị ngập lụt.

Đó là những gì Trái đất đang phải đối mặt ngay bây giờ. Những thay đổi này có thể dẫn đến một hành tinh rất khác trong 500 năm nữa, phần lớn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng thay đổi của con người. Hành tinh nóng lên cũng có thể góp phần vào thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt, bão và hạn hán có thể làm thay đổi đất đai. Tất cả các dạng sống trên Trái đất đều gặp rủi ro.

Bản đồ toàn cầu về Trái đất vào ban đêm của NASA năm 2017. Các nhà nghiên cứu có thể theo dõi cường độ ánh sáng để ước tính việc sử dụng năng lượng và hoạt động kinh tế của con người cũng như hỗ trợ ứng phó với thảm họa. Video: NASA

Học hỏi từ 500 năm qua

Nhìn lại 500 năm qua, phần sống của Trái đất, được gọi là sinh quyển, đã thay đổi đáng kể.

Số lượng người đã tăng từ khoảng 500 triệu người lên hơn 7,5 tỉ người. Hơn 800 loài động thực vật đã tuyệt chủng vì các hoạt động của con người trong thời kỳ này. Khi dân số tăng lên, các loài khác có ít không gian để sinh sống hơn. Mực nước biển dâng đồng nghĩa với việc ít đất hơn, và nhiệt độ tăng sẽ khiến nhiều loài di cư đến những vùng có khí hậu tốt hơn.

Không phải tất cả những thay đổi của Trái đất đều do con người gây ra, nhưng con người đã làm xấu đi một số trong số đó. Một thách thức lớn ngày nay là khiến mọi người ngừng làm những việc gây ra các vấn đề về khí hậu như đốt nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong những vấn đề toàn cầu đòi hỏi các quốc gia trên toàn thế giới phải làm việc hướng tới cùng một mục tiêu.

Quay lại với Christopher Columbus, có lẽ Columbus không thể tưởng tượng nổi một đường cao tốc đầy ô tô hay điện thoại di động như ngày nay. Công nghệ chắc chắn sẽ cải thiện trong 500 năm tới. Nhưng cho đến nay, các giải pháp công nghệ vẫn chưa phát triển đủ nhanh để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tiếp tục làm những điều tương tự và mong đợi người khác sửa chữa mớ hỗn độn sau này sẽ là một canh bạc đầy rủi ro và tốn kém.

Vì vậy, Trái đất trong 500 năm nữa có thể không thể nhận ra được. Hoặc, nếu con người sẵn sàng thay đổi hành vi của mình, Trái đất có thể tồn tại với những khu rừng, đại dương, cánh đồng và thành phố sôi động trong nhiều thế kỷ nữa, cùng với những cư dân thành công nhất của nó là loài người.