Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị

Bệnh tăng huyết áp gõ cửa đến mọi nhà

Sáng ngày 27/6, BV Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức Chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh tăng huyết áp với chủ đề Tăng huyết áp: Bệnh của mọi nhà. Thạc sĩ Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực []

Sáng ngày 27/6, BV Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức Chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh tăng huyết áp với chủ đề Tăng huyết áp: Bệnh của mọi nhà.

Thạc sĩ Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực cho biết, tăng huyết áp là tăng áp lực máu lên mạch máu, gây ra gánh nặng lớn cho tim và tạo hậu quả nặng nề cho cơ quan khác.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị

ThS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám cho người bệnh

BS Bình cảnh báo, tăng huyết áp không có triệu chứng điển hình nên bệnh nhân thường không phát hiện ra bệnh lý. Do đó, người dân cần tầm soát sức khỏe định kỳ. Với nhóm bệnh nhân đã phát hiện tăng huyết áp nhưng xem nhẹ, không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm theo đích cuối cùng của bác sĩ.. sẽ gặp rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Việc trẻ hóa tăng huyết áp, các biến chứng tim mạch, não, tổn thương đáy mắt, thận sẽ càng trầm trọng hơn vì thời gian tăng huyết áp diễn ra lâu dài hơn. Tăng huyết áp từ trẻ có thể kết hợp với bệnh lý chuyển hóa khác như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, làm biến cố tim mạch rõ ràng hơn.

Trước đây, 95% người tăng huyết áp không có nguyên nhân đa phần rơi vào nhóm trung niên, người già, 5% tìm ra nguyên nhân rơi vào người trẻ. Nhưng đến nay, trong số 95% tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, số người trẻ đang tăng dần. Đó là điều đáng báo động.

Mặc dù 95% tăng huyết áp vô căn nhưng trong cuộc sống, những yếu tố như uống bia rượu, hút thuốc lá, lối sống không lành mạnh, ít vận động, stress, béo phì là vấn đề đang được đặt ra với giới trẻ bây giờ. Đặc biệt, với người mắc bệnh lý tăng huyết áp, cần phải giảm 30% khẩu phần ăn muối hằng ngày so với khuyến cáo.

Bệnh phổ biến nhưng hậu quả nặng nề, trong khi đó các kiến thức phổ cập về điều trị và hiểu biết về tai biến nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra được hiểu biết chưa đầy đủ, BS Khổng Bình cho biết.

Theo ThS Khổng Tiến Bình, tăng huyết áp còn dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thận thông qua hai cơ chế chính, cả hai cơ chế này đều liên quan đến việc tăng áp lực ở trong các động mạch. Cơ chế thứ nhất là do ảnh hưởng lên cấu trúc và chức năng của tim và các động mạch. Cơ chế thứ hai là do thúc đẩy sự tiến triển của quá trình vữa xơ động mạch. Cơ chế đầu tiên là hậu quả trực tiếp của huyết áp, trong khi cơ chế thứ hai đòi hỏi phải có sự tương tác với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, quan trọng nhất là tăng cholessterol máu.

Bên cạnh đó, ThS Khổng Tiến Bình cũng chỉ ra mối liên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vànhcàng chặt chẽ hơn ở những bệnh nhân có cholesterol máu cao hơn là các bệnh nhân có cholesterol máu bình thường. Mặc dù đã xác định rõ ràng rằng huyết áp là một trong 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh động mạch vành (2 yếu tố nguy cơ kia là cholesterol máu cao và hút thuốc lá), nhưng thường người ta thấy biến chứng bệnh động mạch vẫn xuất hiện ở các bệnh nhân không có đầy đủ cả 3 yếu tố nguy cơ này.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Kiểm tra huyết áp trước khi vào khám

Sựliên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vànhở mỗi cá thể, những người đã bị nhồi máu cơ tim là khác nhau. Do vậy, khuyến cáo chính thức trong điều trị bệnh nhâncao huyết ápcó bệnh động mạch vành là mục tiêu điều trị huyết áp dưới 140/90mmHg, trong khi giảm huyết áp nhiều hơn có lợi hay gây hại còn là vấn đề đang tranh cãi.

Sáng nay, có hai bệnh nhân mới 22 và 27 tuổi cũng đã được phát hiện bệnh lý tăng huyết áp. Theo BS Bình, đây là hai bệnh nhân có thể tìm ra được căn nguyên gây bệnh sau khi thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Vì thế, chương trình khám miễn phí lần này muốn khuyến cáo người dân các triệu chứng không đặc hiệu của bệnh tăng huyết áp để người dân có thể tự tầm soát được huyết áp của mình.

Trên thế giới, một năm có 4,7 triệu người chết vì hậu quả của tăng huyết áp, nhồi máu não; hai triệu người chết vì xuất huyết não; 1,5 triệu người chết vì nhồi máu cơ tim

Tại Việt Nam, nghiên cứu ở cả ba vùng miền cho thấy, ở lứa tuổi 25 tuổi trở lên có khoảng 25% là tăng huyết áp. Trong đó, chỉ có khoảng 30-38% bệnh nhân được điều trị. Và số bệnh nhân được điều trị đạt đích, hiệu quả tốt chỉ khoảng 10%.

Lê Hảo