Trình bày cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học

1. Khái niệm kính hiện vi

Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

2. Cấu tạo kính hiện vi

Hệ thống giá đỡgồm:

+ Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đạigồm:

- Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. [Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát]

- Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. [Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật].

Hệ thống chiếu sáng gồm:

- Nguồn sáng [gương hoặc đèn].

- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

- Ốc vĩ cấp

- Ốc vi cấp

- Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống

- Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

- Núm điều chỉnh màn chắn

- Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản [trước, sau, trái, phải]

3. Cách sử dụng kính hi

3.1. Các bước chuẩn bị cơ bản

a. Đặt kính hiển vi trên một bề mặt phẳng sạch sẽ

-Đầu tiên, đặt kính lên một bề mặt phẳng cố định như bàn làm việc. Làm sạch khu vực đặt kính bằng các vật dụng vệ sinh. Kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng thiết bị của bạn được cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ.

-Khi di chuyển, chú ý cầm phần dưới đế kính để tránh làm hỏng các bộ phận khác.

Đặt kính hiển vi trên bề mặt phẳng sạch sẽ

b. Vệ sinh tay trước khi sử dụng kính hiển vi

-Bàn tay chính là bộ phận làm việc trực tiếp với kính hiển vi. Tay của bạn luôn tiết ra mồ hôi, chúng dễ dàng bám vào các bộ phận quang học hoặc các slide hay các mẫu vật. Điều này có thể làm hỏng vật mẫu hoặc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng kính của bạn.

-Trước khi thao tác với kính, bạn nên rửa tay sạch hoặc sử dụng găng tay để tránh dấu vân tay hoặc bụi bẩn ở tay bám vào kính làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của kính.

Rửa tay sạch trước khi sử dụng kính hiển vi

c. Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp

-Trong khi sử dụng kính hiển vi, hãy chắc chắn rằng bạn duy trì một tư thế cực kỳ thoải mái khi sử dụng. Điều chỉnh tư thế ngồi để phù hợp với quá trình làm việc, tránh bị đau lưng hay mỏi cổ.

-Chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, có thể sử dụng ghế có tựa để dễ dàng thư giãn khi quan sát.

3.2. Các bước thao tác với kính hiển vi

a. Chuẩn bị Slide quan sát, đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản

-Lấy mẫu vật quan sát đặt trên slide. Đặt một tấm che ở góc 45 độ với slide giúp mẫu vật nằm ở vị trí chính giữa.

-Đưa slide quan sát hoặc vật mẫu lên bàn đặt tiêu bản.

Điều chỉnh tư thế ngồi khi sử dụng kính hiển vi

b. Điều chỉnh đèn chiếu sáng

-Kính hiển vi thường được trang bị đèn chiếu sáng Led hoặc Halogen. Tùy màu sắc và mức độ của mẫu vật mà bạn điều chỉnh đèn chiếu sáng sao cho phù hợp.

-Lưu ý chỉnh đèn vào đúng vị trí đặt vật mẫu để hình ảnh quan sát thể hiện rõ vật mẫu.

c. Điều chỉnh Diop kính hiển vi phù hợp

-Đưa độ phóng đại về 0 sau đó điều chỉnh đến mức phóng mà bạn mong muốn. Nó tùy thuộc vào kích thước của vật mẫu và mong muốn quan sát của bạn. Ví dụ, nếu bạn sử dụngkính hiển vi sinh họcđể quan sát mẫu vật là hoa lá hay côn trùng, độ phóng đại lý tưởng là 40x.

-Thực hiện thao tác một cách chậm để quen với hình ảnh kính mang lại.

Điều chỉnh Diop kính hiển vi phù hợp

4. Lưu ý khi sử dụng kính hiển vi

Để sử dụng tốt kính hiển vi quang học, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

- Tùy thuộc vào kích thước mẫu vật và mục đích quan sát mà bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa các dòng kính: soi nổi, kỹ thuật số, sinh học.

-Đảm bảo nguồn điện để hoạt động của kính không bị gián đoạn. Kiểm tra rắc cắm để chắc chắn kết nối không bị lỏng, kính được cung cấp điện đầy đủ.

-Sử dụng theo đúng hướng dẫn để đảm bảo chất lượng quan sát. Bạn không nên dùng sai mục đích vì điều này sẽ làm giảm chất lượng vận hành cũng như hình ảnh quan sát thu được.

-Cần có ghi chú để ghi lại những điều thú vị khi sử dụng kính. Đây là điều nên làm vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình báo cáo cũng như xử lý công việc của mình.

-Vệ sinh và bảo quản kính hiển vi đúng cách:Sau khi sử dụng xong, ngắt kết nối với nguồn điện sau đó hãy vệ sinh kính bằng dung dịch chuyên dụng. Chú ý vệ sinh thật sạch bộ phận làm việc chủ yếu của kính đó là thị kính.Bảo quản kính trong tủ kính hoặc bảo quản với túi nilon.

Vệ sinh và bảo quản kính hiển vi đúng cách

5. Bảo vệ kính hiện vi

- Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.

- Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.

- Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.

- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6 [Ngắn Gọn]
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 5 trang 18: Quan sát kính hiển vi và hình H.5.3 để nhận biết các bộ phận của kính.

– Gọi tên và nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi

– Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trong nhất? Vì sao?

Lời giải:

– Các bộ phận của kính hiển vi:

1.Thị kính: [kính để mắt vào quan sát], có ghi độ phóng đại X 10 [gấp 10 lần], X 20 [gấp 20 lần]

2. Đĩa quay gắn các vật kính: chọn được vật kính phù hợp với mức phóng đại mà người quan sát muốn.

3. Vật kính: tạo ra ảnh ảo cho phép phóng đại vật với độ lớn cao.

4. Bàn kính: cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.

5. Gương phản chiếu ánh sáng: phản chiếu ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật.

6. Chân kính: giữ vững cho kính.

7. Ốc nhỏ.

8. Ốc to.

– Bộ phận quan trọng nhất là vật kính vì đây là bộ phận tạo ra ảnh của vật với độ phóng đại cao giúp nhìn rõ vật.

Bài 1 [trang 19 sgk Sinh học 6]: Chỉ trên kính [hoặc tranh vẽ] các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận

Lời giải:

Các bộ phận của kính hiển vi gồm:

1. Thị kính: hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt.

2. Đĩa quay: gắn các vật kính

3. Vật kính [4x, 10x, 40x,…] : tăng kích cỡ hình ảnh của mẫu vật [lên 4 lần, 10 lần, 40 lần,…].

4. Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

5. Gương phản chiếu ánh sáng/ đèn: tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

6. Chân đế: đỡ các phần của kính

7. Ốc to: điều chỉnh khoảng cách từ mẫu đến vật kính.

8. Ốc nhỏ: lấy nét, làm rõ hình ảnh của mẫu.

9. Ốc chỉnh sáng: điều chỉnh tăng /giảm độ sáng của đèn.

10. Vi chỉnh: dịch chuyển mẫu theo chiều ngang [sang trái, sang phải] trên bàn kính.

Bài 2 [trang 19 sgk Sinh học 6]:Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi

Lời giải:

Các bước sử dụng kính hiển vi gồm:

– Kiểm tra nguồn điện/gương phản chiếu: đảm bảo kính có hoạt động .

– Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc đèn và nút điều chỉnh độ sáng cuả đèn. Nếu dùng kính hiển vi có gương phản chiếu ánh sáng thì tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào gương, vì sẽ làm hỏng mắt.

– Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.

– Xoay đĩa quay đến vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất nhằm xác định vị trí mẫu vật.

– Mắt nhìn vào vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ [vặn xuống] cho đến khi vật kính gần sát lá kính [lamen] của tiêu bản.

– Đặt mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại [vặn lên] cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

– Tay phải từ từ xoay nhẹ để điều chỉnh ốc nhỏ sao cho có thể nhìn thấy vật mẫu rõ nhất.

Video liên quan

Chủ Đề