Trình bày vai trò của nhà cung cấp

Cập Nhật: 9/9/2021 | 6:45:02 PM

Các địa điểm cho thuê mặt bằng quận 2 diện tích lớn có thể được sử dụng là kho chứa hàng hóa cho các công ty kinh doanh phân phối hàng hóa để cung cấp đến tay khách hàng.

Phân phối hàng hóa là hoạt động nhập hàng hóa từ nhà sản xuất và cung cấp đến người tiêu dùng. Nhà phân phối có vai trò trong việc kết nối khách hàng với nơi sản xuất ra sản phẩm mà họ sử dụng. Những nhà phân phối này còn giữ nhiệm vụ giúp cho sợi dây cung cầu trên thị trường không bị ngắt quãng. Vừa giúp đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vừa giúp cho nhà sản xuất có được nguồn khách hàng tiềm năng và tạo danh tiếng cho họ trên thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nhà phân phối không cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng. Họ chỉ đưa sản phẩm lên thị trường để sản phẩm cũng như tên tuổi của nhà sản xuất được đến gần hơn với các nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm ở nhiều khu vực khác nhau. Nói theo một cách khác, nhà phân phối thường hoạt động ở quy mô lớn, cung cấp số lượng lớn sản phẩm hàng hóa và các thức tiếp thị mang tính tập trung vào thương hiệu sản phẩm.

>>>>> Khám phá 4 con đường kinh doanh sầm uất quận 2

Trình bày vai trò của nhà cung cấp

Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và quản lý thị trường tiêu thụ.

2. Nhà phân phối độc quyền và lợi ích đôi bên khi hợp tác

Nhà phân phối độc quyền là đơn vị duy nhất được ủy quyền để phân phối sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất tại một quốc gia, khu vực cụ thể. Nhà phân phối độc quyền và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp luật nhằm đảo bảo quyền lợi của đôi bên trong quá trình hợp tác. Doanh nghiệp sản xuất không được ủy quyền cho bất kỳ đơn vị phân phối nào khác trong quá trình hợp tác và ngược lại nhà phân phối không được bán sản phẩm tương tự từ nhà sản xuất khác.

Việc ủy quyền và nhận phân phối độc quyền đều đem đến lợi ích cho hai bên chủ thể hợp tác. Đối với doanh nghiệp sản xuất, họ sẽ yên tâm hơn trong việc sản phẩm do mình sản xuất đã được tiêu thụ trên thị trường, nắm được khối lượng hàng hóa cần sản xuất, duy trì hoạt động ổn định và có nguồn thu nhờ nhà phân phối đem lại. Mặc khác, nhà phân phối độc quyền của doanh nghiệp đó sẽ có được nguồn hàng ổn định và vị trí độc tôn tại khu vực kinh doanh. Ngoài ra, khi hợp tác lâu dài nếu doanh nghiệp tìm thấy sự tín nhiệm cao đối với bên phân phối thì các sản phẩm tiếp theo được sản xuất cũng có thể được phân phối độc quyền bởi đơn vị đó.

3. Các khái niệm về trung gian phân phối khác nhau

Các trung gian phân phối khác nhau về quy mô, cách thức hoạt động và vai trò cụ thể:

  • Nhà phân phối: chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa trên thị trường thông qua kênh phân phối của họ. Thường hoạt động ở quy mô lớn như 1 khu vực hay tỉnh thành.
  • Môi giới: thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm nhưng không có quyền sở hữu sản phẩm.
  • Nhà bán buôn (bán sỉ): phân phối hàng hóa đến các nhà bán lẻ để bán cho khách hàng. Nhà bán buôn trong chuỗi phân phối gián tiếp nhiều cấp có quy mô nhỏ hơn nhà phân phối và đại lý.
  • Nhà bán lẻ: đây là bên trung gian cung cấp sản phẩm đến trực tiếp tay khách hàng thông qua các hình thức cửa hàng hoặc mua sắm online.

4. Các kiểu phân phối hàng hóa phổ biến

Phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp là hình thức cung cấp hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không cần qua bất kỳ bên trung gian nào. Việc này sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí trung gian và hàng hóa đến tay khách hàng ở mức rẻ hơn.

>>>>> Nên lựa chọn thuê mặt bằng quận 2 thế nào

Trình bày vai trò của nhà cung cấp

Các hoạt động phân phối giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Phân phối gián tiếp

Phân phối gian tiếp thường có 3 cấp:

  • Phân phối gián tiếp quan 1 trung gian sau đó đến tay khách hàng 
  • Phân phối gián tiếp qua 2 trung gian và gồm 4 thành phần tham gia vào quá trình cung ứng và mua hàng: nhà sản xuất - nhà bán buôn - nhà bán lẻ - khách hàng.
  • Phân phối 3 cấp gồm 5 thành phần: nhà sản xuất - đại lý - nhà bán buôn - nhà bán lẻ - khách hàng.

Phân phối hiện đại

Đây là kiểu phân phối khi nhà sản xuất và bên phân phối là một hợp thể thống nhất. Các sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp tại các hệ thống phân phối của chings công ty sản xuất đó. Việc này giúp cho quá trình quản lý số lượng sản phẩm sản xuất để phù hợp nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. (Ví dụ Vinmart bán sản phẩm được sản xuất bởi chính Vingroup).

5. Vai trò của nhà phân phối đối với doanh nghiệp

Nhà phân phối được nhiều doanh nghiệp xem là đối tác giúp họ có được doanh thu mục tiêu. Các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm chất lượng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự đứng ra bán sản phẩm của chính mình. Khi đó họ cần tìm một đơn vị trung gian có tài chính, kinh nghiệm bán hàng, quảng cáo, kho chứa hàng,...để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và thương hiệu doanh nghiệp vươn xa hơn trên thị trường.

Nhà sản xuất và nhà phân phối cần có giải pháp về lợi ích của cả hai bên để duy trì sự hợp tác lâu dài. Có thể nói các đơn vị phân phối hầu hết hoạt động một cách độc lập với công ty sản xuất hàng hóa, vậy nên họ cũng đặt lợi ích của doanh nghiệp mình lên hàng đầu khi tìm kiếm công ty sản xuất để hợp tác và nhận phân phối sản phẩm của họ. 

6. Điều kiện để trở thành nhà phân phối

Nhà phân phối có thể là cá nhân hoặc công ty hoạt động theo quy mô lớn nhỏ tùy vào năng lực của nhà phân phối đó. Tuy nhiên, để hoạt động lâu dài và có được uy tín trong ngành thì nhà phân phối nên là một công ty có quy mô, kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tài chính: hoạt động phân phối cũng tương tự như các ngành kinh doanh khác đều đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có tài chính vững mạnh để duy trì hoạt động và tạo niềm tin cho các đối tác hợp tác.
  • Giấy phép kinh doanh: đây là yếu tố cơ bản cần thực hiện để tạo uy tín trên thị trường. Đồng thời giúp doanh nghiệp phân phối thuận lợi tìm kiếm đối tác.
  • Nghiên cứu thị trường: phân phối cũng là hoạt động kinh doanh (kinh doanh không sản xuất) nên việc nghiên cứu thị trường là cần thiết. Cần tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó.

>>>>> Những địa điểm cho thuê mặt bằng giá tốt

Trình bày vai trò của nhà cung cấp

Tài chính và mục tiêu là 2 yếu tố cơ bản để các công ty phân phối hoạt động bền vững.

Phân phối hàng hóa nên thuê mặt bằng như thế nào?

Doanh nghiệp là đơn vị phân phối hàng hóa nên tìm mặt bằng phù hợp quy mô kinh doanh và sản phẩm phân phối. Lấy ví dụ tại khu vực quận 2 đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh. Khu vực gần cảng Cát Lái có thể thuê mặt bằng quận 2 dưới dạng kho bãi để chứa hàng. Đội ngũ nhân viên kinh doanh làm việc tại mặt bằng quận 2 giá rẻ được bố trí như văn phòng làm việc. Công ty phân phối cũng có thể là đơn vị bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Khi đó doanh nghiệp có thể thuê các mặt mặt bằng nhỏ quận 2 , mặt bằng shophouse quận 2 hay thuê kiot quận 2 để bày bán sản phẩm.

Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Đình Nghĩa

Trình bày vai trò của nhà cung cấp

(TBVTSG) – Những khó khăn trong quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện vẫn bắt nguồn từ hai vấn đề chính là thanh toán chi phí hàng hóa và giao hàng. Những vướng mắc trong quá trình giao dịch giữa người mua và người bán, việc giao hàng chậm trễ, hàng đến tay khách không bảo đảm chất lượng, dịch vụ sau bán hàng yếu kém… đã góp phần tạo nên sự e ngại của người tiêu dùng đối với hình thức kinh doanh trực tuyến. Khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ càng phải thể hiện vai trò một cách năng động hơn nữa trên thị trường.

Đầu tư cho dịch vụ hỗ trợ

Tại buổi lễ trao giải của chương trình bình chọn trang web và dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất năm 2010 do Sở Công Thương TPHCM tổ chức hôm 21-4, ông Trần Việt Vĩnh, Giám đốc kinh doanh của Công ty cổ phần Giải pháp Hòa Bình (PeaceSoft) – doanh nghiệp được nhận giải “Đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến được yêu thích nhất” – cho biết công ty đã đưa ra chương trình “Người bán đảm bảo” bên cạnh việc trình làng phiên bản mới của cổng thanh toán Ngânlượng.vn hồi đầu năm nay.

Chương trình này hướng đến mục tiêu tạo sự yên tâm cho người sử dụng Internet khi đăng ký mua hàng tại các trang web được Ngânlượng.vn xác thực là “Người bán đảm bảo”. Trong trường hợp người bán lừa đảo, lẩn tránh các trách nhiệm đối với người mua thì Ngânlượng.vn sẽ đứng ra giải quyết các sự khiếu nại cho người mua. “Nếu cuối cùng vấn đề vẫn không được giải quyết thì Ngânlượng.vn sẽ đứng ra bồi thường toàn bộ chi phí cho khách mua hàng”, ông Vĩnh nói.

Theo kế hoạch của PeaceSoft, trong vòng ba năm tới, công ty sẽ dành nguồn vốn khoảng 50 tỉ đồng cho việc phát triển cổng thanh toán nhằm phủ rộng công cụ thanh toán Ngânlượng.vn khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng thương mại điện tử.

Còn theo ông Thái Nguyễn Hoàng Nhã, Giám đốc Trung tâm Điện toán của Ngân hàng Đông Á, từ năm 2004 ngân hàng đã triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, hướng đến mục tiêu cung cấp thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi thực hiện thanh toán trực tuyến. Ngân hàng đã đầu tư nhiều cho khâu tuyển dụng, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là đội ngũ nhân viên kỹ thuật, chuyên viên an ninh mạng nhằm bảo đảm tính an toàn và liên tục trong quá trình thanh toán của khách.

Xây dựng văn hóa phục vụ

Bà Trương Thị Tố Linh, Giám đốc tiếp thị của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Mê Kông Com – đơn vị chủ quản trang web kinh doanh sách trực tuyến vinabook.com vừa được bình chọn là “trang web có dịch vụ giao hàng tốt nhất” – chia sẻ rằng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trực tuyến muốn tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng thì phải chú trọng khâu giao hàng. Cụ thể, nhân viên giao hàng phải được đào tạo một cách bài bản, có tác phong làm việc nhanh gọn, chuyên nghiệp và có thái độ ứng xử hòa nhã với khách.

Qua sáu năm hoạt động, Mê Kông Com rút ra được ba yếu tố quan trọng trong khâu giao hàng: quản lý đơn hàng, phương thức vận chuyển và huấn luyện nhân sự. Công ty có phần mềm quản lý đơn hàng được thiết kế riêng, nhờ đó cấp quản lý và bộ phận chức năng luôn biết được hàng hóa đang ở giai đoạn nào, từ lúc nhận đơn hàng, liên kết trực tuyến, lưu kho đến đóng gói và vận chuyển. Để đa dạng hóa phương thức vận chuyển, công ty này đã hợp tác với các bưu điện, doanh nghiệp giao nhận vận tải có uy tín. Ở yếu tố cuối cùng là đào tạo nhân sự, bà Linh cho biết công ty luôn dành khoảng thời gian một tháng cho việc huấn luyện các nhân viên mới về kỹ năng giao tiếp, giải đáp thắc mắc cho khách hàng trước khi giao việc cho các nhân viên này.

Ngoài ra, theo đại diện của một số doanh nghiệp chuyên ngành hoa tươi như Công ty cổ phần Thế Giới Hoa Tươi, Công ty cổ phần Điện hoa Việt Nam, để giải quyết rốt ráo khâu giao hàng thì doanh nghiệp cần đầu tư nhiều cho trang thiết bị và giải pháp công nghệ thông tin, cụ thể như phần mềm quản lý khách hàng, quản lý số lượng đơn hàng và dự báo khả năng phục vụ trong ngày thường cũng như dịp lễ hội.

Tại buổi lễ trao giải, ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM, bày tỏ sự kỳ vọng rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quan tâm và chú ý đến chương trình bình chọn này vì thực chất đây cũng là một kênh quảng bá giúp đưa hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực mới mẻ này đến với người tiêu dùng.

Năm 2010 chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia chương trình bình chọn, trong khi ở TPHCM có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo ông Nhung, các doanh nghiệp cần khai thác tích cực kênh quảng bá trực tuyến này, vì nó góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn.