Trong các thế kỉ xvi – xviii, để thúc đẩy ngoại thương phát triển, nhà nước phong kiến việt nam đã thực hiện chính sách gì?

Thể kỉ XVI, đất nước có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học : “Tình hình kinh tế thế kỉ XVI – XVIII”.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII

  • Từ cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
    • Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại.
    • Nhà nước không quan tâm đến sản xuất. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên tiếp.

=>Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém liên miên. Đời sống nhân dân khổ cực -> nổi dậy dấu tranh.

  • Nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
    • Nhân dân hai Đàng đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
    • Các giống lúa mới đưa vào sản xuất đem lại năng suất cao, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    • Các loại cây: sắn, khoai, ngô, bông…và cây ăn quả đều phát triển.
    • Việc đắp đê, đào sông, làm thủy lợi được trú trọng.
  • Đây cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.

  • Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao [ đúc đồng, dệt, gốm …]
  • Một số nghề mới xuất hiện : khắc, in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài.
  • Khai mỏ: một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài
  • Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
  • Ở các đô thị thợ thủ công lập các phường hội.

3. Sự phát triển của thương nghiệp

  • Nội thương : Ngày càng phát triển
    • Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi
    • Làng buôn và các trung tâm buôn bán.
    • Buôn bán giữa các vùng, miền phát triển.
  • Ngoại thương : phát triển mạnh
    • Thuyền buôn các nước đến nước ta buôn bán ngày càng tấp nập.
    • Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá cửa hàng buôn bán lâu dài.

4. Sự hưng khởi của các đô thị

  • Đàng ngoài:  Thăng Long với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
  • Đàng trong: Những đô thị mới như: Hội An [ Quảng Nam ], Thanh Hà [ Phú Xuân, Huế] trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 111 – sgk lịch sử 10

Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển  nông nghiệp giai đoạn này?

Trả lời câu hỏi Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII

Điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển  nông nghiệp giai đoạn thế kỉ XVI – XVIII:

 Đàng NgoàiĐàng Trong
Điểm tích cựcĐây là vùng đất lâu đời đã được khai phá triệt đểLãnh thổ ngày càng mở rộng vào Nam, cư dân ít.Vùng đất Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nên nông nghiệp phát triển dễ dàng.
Điểm hạn chếNông nghiệp ít có điều kiện mở rộng và phát triển.Nhà nước không có biện pháp khuyến khích nông nghiệpRuộng đất ngày càng tập trung trong tay giai cấp địa chủ.
Hội gia sư Đà Nẫng

Câu 2: Trang 112 – sgk lịch sử 10

  • Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời
  • Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay
Trả lời câu hỏi Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII
  • Đương thời, nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn. Các sản phẩm được sản xuất với trình độ cao, tiêu biểu đó là lụa là, gấm vóc, đồ gốm…được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài ưa thích.
  • Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa:
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu dùng trong nhân dân
    • Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
    • Tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển
  • Liên hệ thực tế hiện nay:
    • Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiêp khiến một số  ngành thủ công nghiệp bị bỏ rơi và lãng quên. Tuy nhiên, cũng có những ngành thủ công nghiệp vẫn tồn tại và phát triển cùng với nhân dân.  Nhiều sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm, hàng tơ lụa…
    • Biết được tầm quan trọng của các làng nghề thủ công truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhà nước ta đang có những chủ trương nhằm tái tạo lại các nghề thủ công cũng như các làng nghề thủ công truyền thống.

Câu 3: Trang 114 – sgk lịch sử 10

  • Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước
  • Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
Trả lời câu hỏi Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII

Tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước:

  • Tạo điều kiện cho hàng hóa, nhất là các mặt hàng thủ công có cơ hội được tiếp cận ra bên ngoài, được lưu thông đến người tiêu dùng. Thông qua đó, kích thích người sản xuất các mặt hàng thủ công.
  • Bên cạnh đó, nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược.

Tác dụng của sự phát triển ngoại thương đối với nền kinh tế nước ta:

  • Sự phát triển của ngoại thương tạo điều kiện cho nước ta tiếp cận với nền kinh tế thế giới đang phát triển theo phương thức sản xuất mới.
  • Sự phát triển của ngoại thương còn tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán với nước ngoài, trên cơ sở đó thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.

Câu 4: Trang 115 – sgk lịch sử 10

Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII?

Trả lời câu hỏi Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII

Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển:Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Thành Hà.

Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 115 – sgk lịch sử 10

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?

Trả lời câu hỏi

Biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII:

Biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp:

  • Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, gốm…
  • Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in trên gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
  • Khai thác mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
  • Các nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Ở đô thị, chợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.

Biểu hiện sự phát triển thương nghiệp: Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển.

  • Về nội thương:
    • Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc
    • Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
    • Buôn bán lớn, buôn bán giữa các vùng miền phát triển
  • Về ngoại thương:
    • Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh đến nước ta buôn bán ngày càng tấp nập.
    • Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xã, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Câu 2: Trang 115-  sgk lịch sử 10

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Trả lời câu hỏi

Ở các thế kỉ XVI – XVIII, kinh tế hàng hóa nước ta rất phát triển.

Nguyên nhân của sự phát triển đó chính là:

  • Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh Nguyễn
  • Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
  • Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
  • Do vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.

Câu 3: Trang 115 –  sgk lịch sử 10

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời câu hỏi

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện:

  • Vào các thể kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.
  • Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
  • Những đô thị mới như: Phố Hiến [Hưng Yên], Hội An [Quảng Nam] hay Thành Hà [Phú Xuân – Huế] trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa là:

  • Tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
  • Thể hiện mặt phát triển của xã hội, của đất nước.

Câu 4: Trang 115 –  sgk lịch sử 10

Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết?

Trả lời câu hỏi

Những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết:

Đá than thì ở Nông Sơn

Bông Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè

Thanh Châu buôn bán nghề ghe

Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà

Quảng Nam có lụa Phú Bông

Có khoai Trà Đảo, có sông Thu Bồn.

Phú Bông dệt lụa, dệt sa

Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát, có nghề in tranh

Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề

Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa

An Phú nấu kẹo mạch nha

Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà NẵngTrung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam

Website: //hoigiasudanang.com


Facebook: //facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: //g.page/HoiGiasuDaNang

Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng

[Visited 475 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề