Từ ngày 1/6/2023 đến nay là bao nhiêu ngày

Theo dự thảo, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo. 

Do trong năm 2022, chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu mà không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên những người lao động có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi nghỉ hưu, hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/1/2022 đến trước ngày 1/7/2023 thấp hơn 7,4% so với những người nghỉ hưu trước ngày 1/1/2022 [có cùng quá trình công tác, cùng hệ số lương]. Vì vậy, đối với những người hưởng lương hưu thuộc khu vực Nhà nước chưa được điều chỉnh, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7 với mức tăng thêm 20,8%.

 Ảnh minh họa

Ngoài việc thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ chung đối với tất cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng theo quy định của luật BHXH, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất thực hiện điều chỉnh thêm đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 1/1/1995 mà có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/tháng. Đây được xem là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.

Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung nếu người nghỉ hưu có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu/tháng trở xuống.

Đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu - dưới 3 triệu đồng/tháng thì sẽ được tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng.

Với việc điều chỉnh trên, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách Nhà nước chi trả với kinh phí điều chỉnh khoảng 330 tỉ đồng.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng tính toán trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế; phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH; đồng thời đảm bảo tính kế thừa và thông lệ của những lần điều chỉnh trước đây.

Dự kiến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng sẽ thực hiện từ ngày 1/7./.

Tú Giang

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 có sự thay đổi gì so với mức thuế suất năm 2022 hay không? – Bá Lộc [Hà Nội].

Kể từ ngày 01/02/2022, Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực thi hành. Theo đó, thuế giá trị gia tăng [GTGT] đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm còn 8% [ngoại trừ các nhóm hàng hóa dịch vụ viễn thông, hoạt động tài chính,… hoặc thuộc nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công nghệ thông tin theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP].

1. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng năm 2022

Năm 2022, thuế giá trị gia tăng được giảm theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP cụ thể:

- Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng; ngoại trừ những nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

+ Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng [không kể khai thác than], than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất: Chi tiết xem tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

+ Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Chi tiết xem tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

+ Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin: Chi tiết xem tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

- Mức giảm thuế GTGT như sau:

+ Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ nêu trên.

+ Cơ sở kinh doanh [bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh] tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ nêu trên. 

Như vậy, từ ngày 01/02/2022, thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế GTGT 10% đã được giảm còn 8% [ngoại trừ các nhóm hàng hóa dịch vụ viễn thông, hoạt động tài chính,… hoặc thuộc nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công nghệ thông tin theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP].

Lưu ý: Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

>> Xem thêm các bài viết: Nghị quyết 43/2022: Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 [Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet]

2. Chính sách thuế giá trị gia tăng năm 2023

2.1. Mức thuế suất thuế GTGT 10%

Như đã trình bày, thuế giá trị gia tăng năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế GTGT 10% đã được giảm còn 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì việc giảm thuế này chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2022, cụ thể:

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Do đó, đến hết ngày 31/12/2022 mức giảm thuế giá trị gia tăng 8% sẽ không còn được áp dụng nữa và các hàng hóa dịch vụ đã được giảm sẽ áp dụng mức thuế GTGT 10%.

2.2. Mức thuế suất thuế GTGT 5% và 0%

Xem chi tiết tại bài viết: Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế GTGT năm 2022

3. Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 sẽ được xuất như thế nào trong năm 2023?

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

Do đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 phải được lập hóa đơn riêng. Tuy nhiên, doanh thu phải được tách riêng từ ngày lập hóa đơn đến hết ngày 31/12/2022 [áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%] và doanh thu từ ngày 01/01/2023 trở về sau áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng dịch vụ [chịu thuế GTGT 10%] từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 31/5/2023. Nếu dịch vụ nêu trên không thuộc dịch vụ được quy định tại định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì sẽ được giảm thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2022. Khi đó, công ty A được lập chung hóa đơn dịch vụ từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/05/2023 trên cùng một hóa đơn nhưng phải tách riêng doanh thu của dịch vụ cụ thể:

Chủ Đề