Từ ngày 1/7/2022 đến nay là bao nhiêu ngày

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất tăng thêm 12,5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; tăng thêm 20,8% cho các đối tượng chưa được điều chỉnh trong năm 2022, áp dụng từ ngày 1/7/2023......

Từ ngày 1/7/2022 đến nay là bao nhiêu ngày
Ảnh minh họa.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa hoàn thành dự thảo gửi xin ý kiến các bộ, ngành về việc xây dựng Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Dự thảo được gửi xin ý kiến các Bộ: Công an, Nội vụ; Quốc phòng; Tài chính; Tư pháp; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tại dự thảo tờ trình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Ngoài ra, do trong năm 2022, chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu mà không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, nên những người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ ngày 1/1/2022 cho đến trước ngày 1/7/2023 sẽ thấp hơn 7,4% so với những người nghỉ hưu trước ngày 1/1/2022, (cùng quá trình công tác, cùng hệ số lương) do trong thời gian này, người lao động không được điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội vì lương cơ sở chưa được điều chỉnh.

Vì vậy, với những trường hợp trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất điều chỉnh đối với người hưởng từ trước năm 1995 có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Cụ thể, những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung, mà có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/tháng trở xuống; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng.

Với việc điều chỉnh nêu trên, dự kiến có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chi trả, với kinh phí điều chỉnh khoảng 330 tỷ đồng. Dự kiến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ thực hiện từ ngày 1/7/2023. 

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, ngoài việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thì còn tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

Năm 2022, mặc dù không tăng lương cơ sở nhưng nhiều đối tượng đã được tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện cả nước có gần 3,3 triệu người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Theo quy định hiện hành, thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu phải đủ 20 năm. Điều này được cho là dẫn đến nhiều người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn nên khi hết tuổi lao động, không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

Vì vậy, trong xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm. Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia muộn, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn, được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi hưu trí.

Từ ngày 01/7/2022, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ có liệu lực thi hành. Theo đó, các nội dung sau được điều chỉnh, bổ sung so với các quy định pháp luật trước đây

Từ ngày 1/7/2022 đến nay là bao nhiêu ngày

1. Điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022

Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, quy định mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng);

- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);

- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).

(Mức tăng trên là so với quy định hiện hành tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP)

Đồng thời, quy định mới bổ sung mức lương tối thiểu giờ theo vùng như sau: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP; Việc áp dụng địa bàn vùng còn được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Bổ sung quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo đó, bổ sung quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu (BHTT) đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba như sau:

- Số tiền BHTT đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

- Số tiền BHTT đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:

+ Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng: là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

+ Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên: là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Các hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, HĐBH trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba đã giao kết trước ngày 01/07/2022:

- Được tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm giao kết HĐBH;

- Trường hợp sửa đổi, bổ sung HĐBH có nội dung sửa đổi, bổ sung được quy định tại Nghị định 20/2022/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.