Tuổi thành niên là bao nhiêu

Chiều 16-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi) và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đáng chú ý, Luật Thanh niên (sửa đổi) đã thống nhất quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Tuổi thành niên là bao nhiêu

Bảng thống kê biểu quyết Luật Thanh niên (sửa đổi).

Với 91,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi). Luật gồm 7 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021; nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên, giúp thanh niên chủ động, sẵn sàng xung kích, đi đầu trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống, được tạo điều kiện phát triển bản thân để từ đó phát huy, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp đó, 90,27% đại biểu Quốc hội đã tán thành thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật gồm 4 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.

Tuổi thành niên là bao nhiêu

Bảng thống kê biểu quyết Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Luật quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại tòa án; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên tại tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại tòa án; trách nhiệm của tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án...

Việc hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án; khuyến khích những người đủ điều kiện theo quy định tại Luật này làm hòa giải viên và tạo điều kiện, hỗ trợ cho công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Hỏi: Xin hỏi tuổi như thế nào được gọi là người vị thành niên? Quan hệ tình dục với bạn gái học lớp 10 (đã có giấy CMND) thì có bị phạt tù không? (Trần Văn Mẫn, Yên Phong, Bắc Ninh)

Trả lời: Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:  Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Tuy nhiên, ở những người chưa đủ 18 tuổi, các em gái dưới 16 tuổi chưa phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như chưa có những kiến thức cần thiết về xã hội nên việc giao cấu ở lứa tuổi này sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của các em.

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định là tội phạm đối với hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dâm trẻ em (từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi và trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hành vi mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (các Điều 112, 114, 115 và 256 Bộ luật Hình sự). Độ tuổi học sinh lớp 10 hiện nay là 15- 16 tuổi, nếu quan hệ tình dục với người chưa đủ 16 tuổi (dù có sự thỏa thuận) thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em với mức phạt tù từ 01 năm đến 10 năm.

Trong trường hợp vụ án bị phát hiện, cơ quan điều tra sẽ xác định tuổi của đối tượng bị xâm hại. Việc xác định tuổi đối tượng trong trường hợp này không chỉ dựa trên CMND mà còn căn cứ trên các giấy tờ có liên quan đến việc xác định ngày, tháng, năm sinh của trẻ em đó như giấy khai sinh, học bạ…

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Đối thoại với thanh niên được quy định như thế nào? – Huyền Trang (Gia Lai)

Tuổi thành niên là bao nhiêu

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Quy định về đối thoại với thanh niên (Hình từ internet)

1. Thanh niên là người bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

2. Quy định về đối thoại với thanh niên

2.1. Nguyên tắc đối thoại với thanh niên

- Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên,

- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

2.2. Trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2.3. Hình thức đối thoại với thanh niên

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định quyết định tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.

2.4. Nội dung đối thoại với thanh niên

- Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

- Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

- Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.

- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

- Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

2.5. Nội dung kế hoạch, chương trình đối thoại

- Kế hoạch đối thoại với thanh niên phải đảm bảo nội dung sau:

+ Mục đích, yêu cầu: Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giải đáp vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên;

+ Thời gian:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần;

Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Đoàn thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2021/NĐ-CP thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.

+ Địa điểm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, phù hợp với hình thức đối thoại để thanh niên tham gia đối thoại;

+ Nội dung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các tổ chức khác của thanh niên lựa chọn nội dung đối thoại quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2021/NĐ-CP;

+ Thành phần tham gia:

Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì đối thoại định kỳ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại theo yêu cầu của tổ chức thanh niên;

Thành phần tham gia đối thoại gồm: Đại diện Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; Đại diện các cơ quan chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên các cấp; Đại diện thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giới thiệu; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

+ Tổ chức thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại phân công nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch.

- Chương trình gồm các nội dung sau: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; nội dung chương trình; phân công thực hiện.

(Chương II Nghị định 13/2021/NĐ-CP)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Thành niên trong độ tuổi bao nhiêu?

1. Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Độ tuổi tráng niên là bao nhiêu?

Được thành lập từ năm 1997, Ban Tráng Niên là nơi sinh hoạt gắn kết của những tín hữu từ 40 đến 50 tuổi.

Dưới 18 tuổi là như thế nào?

Căn cứ vào Hiến pháp 1992 (Điều 54) và BLDS (Điều 18) thì người dưới 18 tuổi là NCTN, đây là định danh chung cho mọi độ tuổi từ dưới 18 tuổi trở xuống đến 0 tuổi. Điều này cũng có nghĩa, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp.

Lứa tuổi thanh thiếu niên là gì?

Danh từ Trẻ em ít tuổi hơn thanh niên, vào khoảng từ mười tuổi đến mười lăm, mười sáu tuổi.