Ứng dụng của công nghệ đa phương tiện

Ngành Công nghệ đa phương tiện là một trong những ngành học hấp dẫn đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Có lẽ vì vậy mà nhiều năm gần đây, ngành học này trở thành mục tiêu theo đuổi của các bạn trẻ khi lựa chọn cơ hội nghề nghiệp. Vậy ngành công nghệ đa phương tiện là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO lý giải sức hấp dẫn của ngành này trong bài viết dưới đây.

Ngành công nghệ đa phương tiện là gì?

Ngành công nghệ đa phương tiện [Multimedia Technology] là ngành ứng dụng những công nghệ thông tin để thiết kế và sáng tạo các ứng dụng đa phương tiện trong nhiều lĩnh vực.

Bằng các kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa, ngành thiết kế đa phương tiện có thể tạo ra nhiều ấn phẩm đồ họa, phim hoạt hình, các trò chơi điện tử đến cả việc mô phỏng thực tế ảo hay dựng các kỹ xảo truyền hình… Như vậy, các lĩnh vực mà ứng dụng đa phương tiện rất đa dạng. Nó có thể là truyền thông, giải trí, giáo dục, thậm chí y học và nhiều lĩnh vực khác. Do ngành học liên quan nhiều đến các yếu tố mỹ thuật nên những bạn trẻ muốn theo đuổi ngành công nghệ đa phương tiện đòi hỏi phải có niềm đam mê và đầu óc sáng tạo không ngừng.

Học công nghệ đa phương tiện ra làm gì?

Với xu thế bùng nổ của công nghệ số, ngành công nghệ đa phương tiện cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Sinh viên theo học ngành này được thử sức với nhiều vị trí trong các lĩnh vực khác nhau. Với việc được trang bị nhiều nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết, sinh viên có thể tham gia làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp chẳng hạn như truyền hình, viễn thông, thiết kế công nghiệp. Tùy vào năng lực và kinh nghiệm, họ có thể đảm nhận các vị trí như Giám đốc sáng tạo, Đạo diễn phim, Kỹ sư thiết kế quảng cáo… Cụ thể một số các công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ đa phương tiện có thể theo đuổi:

  • Thiết kế truyền thông đa phương tiện

Phụ trách việc thiết kế và sản xuất các ấn phẩm đa phương tiện khác nhau như 2D, 3D, Flash, hình động hoặc thiết kế các hình ảnh website…  Như vậy, những người làm kỹ sư công nghệ đa phương tiện rất đa năng, họ có thể tự lên ý tưởng và sản xuất được nhiều ấn phẩm khác nhau, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

  • Nhân viên thiết kế đồ họa

Nhân viên thiết kế đồ hoạ thực hiện công việc thiết kế các hình ảnh quảng cáo, bảng hiệu, logo… Dựa trên những nội dung và ý đồ của khách hàng hay đối tác cung cấp, họ buộc phải sáng tạo những sản phẩm độc đáo và tạo được ấn tượng.

  • Thiết kế các ấn phẩm, bao bì

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm. Thông qua các thiết kế ấn phẩm, bao bì, họ mong muốn tạo ra được những dấu ấn riêng, tăng độ nhận diện thương hiệu. Do vậy, sinh viên ngành công nghệ đa phương tiện có thể làm các công việc thiết kế bao bì tại các doanh nghiệp sản xuất hoặc thiết kế ấn phẩm tại các cơ quan báo chí…

  • Tham gia đào tạo chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện

Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp giáo dục có thể tham gia vào công tác giảng dạy và đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện hoặc các ngành nghề liên quan tại các trường đại học, cao đẳng. Công việc này ngoài đòi hỏi kiến thức chuyên môn, ứng viên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện về nghiệp vụ sư phạm.

Các ứng dụng hay game ngày càng trở nên thịnh hành và được ưa chuộng. Bạn có thể tham gia việc phát triển ứng dụng tại các doanh nghiệp hoặc tự phát triển những ứng dụng riêng, sau đó bán lại hoặc kinh doanh trên ứng dụng đó. Đây cũng được xem là một công việc hấp dẫn dành cho những sinh viên theo ngành công nghệ đa phương tiện khi ra trường.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.

Hà Anh

Theo blog.topcv.vn

Xem thêm bài viết cùng chủ đề

Định hướng nghề thiết kế đồ họa: Mọi điều bạn cần biết

Ngành Truyền Thông đa phương tiện

Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?

Công nghệ đa phương tiện và truyền thông đa phương tiện là 2 ngành mới tại Việt Nam. Vì vậy nhu cầu nhân lực của 2 ngành này rất lớn. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác nhau giữa công nghệ đa phương tiện và truyền thông đa phương tiện. Đừng bỏ qua nhé. 

Truyền thông đa phương tiện [multimedia] là gì?

Ngành truyền thông đa phương tiện còn có tên gọi khác là multimedia. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về nền tảng mỹ thuật và công nghệ thông tin. Ngoài ra sinh viên còn có kiến thức chuyên sâu về kỹ năng báo chí, quảng cáo, truyền thông. Kỹ năng viết các ấn phẩm báo chí, thiết kế sách báo, biên tập, sáng tạo nội dung video, thiết kế website….

Truyền thông đa phương tiện [multimedia] là gì?

Công nghệ đa phương tiện là gì?

Công nghệ đa phương tiện là ngành được thiết kế đặc biệt với sự kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật. Cụ thể trong đó là công nghệ thông tin và truyền thông. 

Khi theo học tại trường đại học, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết để làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhiều ngành. Chẳng hạn như:  truyền hình, thiết kế công nghiệp, CNTT Viễn thông, giải trí, điện ảnh,quảng cáo, kiến trúc, thời trang….

Ngoài ra bạn cũng có thể tạo ra những sản phẩm đa phương tiện khác nhau như: dịch vụ và nội dung trên mạng truyền thông, game, web, quảng cáo, phim ảnh, đồ họa 2D/3D,….

Ngành truyền thông đa phương tiện và công nghệ đa phương tiện có gì khác nhau?

Sự khác nhau giữa ngành công nghệ đa phương tiện và truyền thông đa phương tiện cụ thể như sau:

Truyền thông đa phương tiện

Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành mới có sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ và ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống. 

Sinh viên khi theo học ngành này cần có khiếu thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, sự đam mê và tìm tòi học hỏi kiến thức. Ngoài ra cần có tính kiên trì rèn luyện kỹ năng về các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. 

Các bạn sinh viên cần tiếp cận các công nghệ mới, nó sẽ giúp cho công việc của bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện các ý tưởng sáng tạo. 

Ngành nghề này phù hợp với cả nam và nữ. Mặt khác đối với những người có cá tính, ngại tiếp xúc trong giao tiếp cũng có thể thành công. 

Công nghệ đa phương tiện

Ngành công nghệ đa phương tiện đã xuất hiện trên rất nhiều quốc gia. Những năm gần đây nó với bắt đầu được du nhập vào Việt Nam. 

Mô hình đào tạo đại học ngành này tại Việt Nam đang theo hướng chuyên sâu và tập trung vào các ngành học tương ứng với các lĩnh vực khác nhau. Nhân lực được đào tạo ngành này sẽ có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cao về nghệ thuật. Tuy nhiên lại thiếu khả năng liên kết kiến thức đa ngành. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nên học Truyền thông đa phương tiện hay công nghệ đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện và công nghệ đa phương tiện thì học ngành nào tốt hơn? Theo chương trình đào tạo và tính ứng dụng sau này thì theo học ngành truyền thông đa phương tiện sẽ có phần tốt hơn. 

Nên học Truyền thông đa phương tiện hay công nghệ đa phương tiện

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như: 

  • Làm việc ở các cơ quan nhà nước về truyền thông hay các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, quảng cáo, game, điện ảnh…
  • Làm việc trong vị trí chuyên viên truyền thông tổng hợp. Chẳng hạn như: giám đốc sáng tạo, đạo diễn, biên tập viên, giám đốc sản xuất, người dẫn chương trình, chuyên viên quan hệ công chúng…
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sản xuất dữ liệu đa phương tiện phục vụ truyền thông..

Ngành công nghệ đa phương tiện sẽ tập trung vào xây dựng, lập trình các ứng dụng. Đồng thời thiết kế ứng dụng để phục vụ cho ngành truyền thông. Còn ngành truyền thông đa phương tiện sẽ vận dụng những thiết bị đa phương tiện có sẵn để sản xuất chương trình, xây dựng chương trình truyền thông.

Gợi ý trường học ngành truyền thông đa phương tiện

Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề học ngành truyền thông đa phương tiện ở đâu thì hãy lựa chọn Đại học Đông Á – Đà Nẵng. Trường có chất lượng đào tạo vô cùng tốt, đạt tiêu chuẩn đầu ra hiện nay. 

Gợi ý trường học ngành truyền thông đa phương tiện
  • Sinh viên theo học tại trường sẽ đạt năng lực đầu ra về thái độ, kiến thức, kỹ năng đặc thù nghề nghiệp. 
  • Sinh viên của trường sẽ đạt năng lực chuyên môn nghề nghiệp được tích hợp giữa Truyền thông, Công nghệ thông tin, Báo chí, Quản trị kinh doanh và Marketing.
  • Các bạn sẽ được thực hành cùng những phần mềm chuyên dụng mới nhất như:  Adobe Flash & Actionscript, Adobe Dreamweaver, Adobe Premiere, Adobe After Effects, Adobe Audition, Javascript, Zbrush, 3D Maya, 3DsMax…
  • Sau khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận tốt những vị trí, yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra. 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ thông tin phân biệt ngành công nghệ đa phương tiện và truyền thông đa phương tiện. Mong rằng qua đây các bạn sẽ có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cũng như năng lực của mình.

Video liên quan

Chủ Đề