Uống thuốc giảm cân có được uống thuốc tránh thai không

Cụ thể, người phụ nữ trong câu chuyện là Crystal George, 27 tuổi đến từ Anh. Cô đã sử dụng một loại trà giảm cân rất nổi tiếng vì muốn có một thân hình đẹp. Sau khi hưởng tuần trăng mật cùng với chồng Mike Gray, Crystal cảm thấy không khỏe nhưng cô chỉ nghĩ rằng do mình ốm. Ba tháng sau, Crystal quyết định đi khám và kết quả chẩn đoán cho biết cô đã có thai được 13 tuần.

Điều này khiến Crystal vô cùng bất ngờ bởi cô đã uống thuốc tránh thai suốt 10 năm. “Tôi đã uống thuốc tránh thai từ năm 17 tuổi và chưa bao giờ có vấn đề gì với nó", cô nói. “Tôi sử dụng nó mỗi ngày nên tôi vô cùng sốc khi bác sĩ nói rằng tôi có thai.”

Sau đó, Crystal cũng kể với bác sĩ rằng trước đó cô có sử dụng trà giảm cân. Bác sĩ cho biết rất có thể loại trà đó đã ảnh hưởng tới những viên thuốc tránh thai khiến nó trở nên vô dụng. Bác sĩ giải thích rằng trà có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, khiến thuốc tránh thai bị đào thải nhanh, làm giảm hiệu quả của thuốc với cơ thể, ngăn thuốc hấp thụ vào máu.

Cơ chế của thuốc tránh thai là gì?

Theo BS CK II Hà Quốc Đạt [Cố vấn khoa Sản, BV Quận 2], Thuốc tránh thai được sử dụng có hai dạng: thuốc tránh thai kết hợp và thuốc tránh thai đơn thuần. Mỗi dạng thuốc sẽ có cơ chế tránh thai khác nhau.

Thuốc tránh thai kết hợp có tác dụng lên cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, còn thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có tác dụng ngoại biên. Trong đó, thuốc tránh thai kết hợp cơ bản vẫn được sử dụng nhiều hơn. Viên uống tránh thai kết hợp là tên gọi của loại thuốc tránh thai sử dụng kết hợp 2 loại hormon là progestogen và estrogen.

“Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới. Các nội tiết tố trong thuốc viên tránh thai kết hợp có ba công dụng khác nhau giúp ngừa thai gồm: ngăn cản sự rụng trứng; làm mỏng niêm mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh; làm cô đặc chất nhầy ở cổ tử cung để cản trở sự di chuyển của tinh trùng vào buồng tử cung”, bác sĩ Đạt phân tích.

Viên uống tránh thai kết hợp là tên gọi của loại thuốc tránh thai sử dụng kết hợp 2 loại hormon là progestogen và estrogen.

Thuốc viên tránh thai kết hợp theo bác sĩ Đạt là loại thuốc được nhiều phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng nhằm phòng tránh mang thai ngoài ý muốn do hiệu quả ngừa thai rất cao nếu được sử dụng đúng.

Nếu bắt đầu dùng thuốc từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, có thể không cần thêm bất cứ biện pháp tránh thai nào khác. Nếu bắt đầu từ ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, cần sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày đầu tiên dùng thuốc.

Nếu lỡ quên một viên thuốc, uống ngay vào lúc vừa nhớ ra và uống viên kế tiếp vào thời điểm như bình thường. Nếu thời gian quên thuốc dưới 12 giờ, xem như không có ảnh hưởng gì. Nếu thời gian quên thuốc đã kéo dài hơn 12 giờ, cần phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày sau đó.

Ngoại trừ việc hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách thông thường, bác sĩ Đạt cho biết đối với bệnh nhân của mình, ông vẫn lưu ý thêm về cách bảo quản thuốc, những lối sống sinh hoạt cũng như việc ăn uống, dùng thêm các loại thuốc khác kết hợp trong lúc dùng thuốc tránh thai vì những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Uống trà giảm cân, nhuận tràng có làm giảm tác dụng thuốc?

Đi sâu vào phân tích những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai, bác sĩ Đạt liệt kê cụ thể:

- Cách bảo quản: Việc chị em mua thuốc với số lượng lớn, sợ quên nên hay bỏ sẵn vào túi hoặc bảo quản trong cốp xe máy có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Để thuốc ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc quá nóng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

- Thói quen dùng bia, rượu, chất kích thích cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc ngừa thai. Phụ nữ uống bia, rượu xong dùng ngay thuốc tránh thai sẽ làm giảm tác dụng. Không chỉ riêng thuốc tránh thai mà bất kì loại thuốc nào nếu dùng ngay sau khi uống bia, rượu cũng làm mất ít nhiều tác dụng, thậm chí còn làm tăng độc tính của thuốc.

- Bệnh nhân mắc các bệnh về đường ruột hay trong hệ thống nội tiết hormone khiến giảm hấp thu các loại thuốc.

Khi uống thuốc ngừa thai kèm trà giảm cân, tốc độ viên thuốc đi trong đường ruột nhanh, ko đủ thời gian hấp thu, lượng thuốc hấp thu đến máu có tác dụng ngừa thai ko đủ

- Bệnh nhân bị tiêu chảy hay uống trà giảm cân: Sau khi uống thuốc ngừa thai, thuốc từ họng đi xuống bao tử, đi trong đường ruột non xuống ruột già và bài tiết thành phân. “Quá trình hấp thu thuốc diễn ra ở dạ dày chủ yếu và một phần ở ruột non. Khi uống thuốc ngừa thai kèm trà giảm cân, tốc độ viên thuốc đi trong đường ruột nhanh, ko đủ thời gian hấp thu, lượng thuốc hấp thu đến máu có tác dụng ngừa thai ko đủ”, bác sĩ Đạt phân tích.

- Uống kèm những loại thuốc đối kháng, làm giảm tác dụng thuốc

Phân tích về khái niệm nhuận tràng mà nhiều người vẫn cho rằng uống thuốc nhuận tràng làm mất tác dụng của thuốc tránh thai, bác sĩ Đạt cho biết các bác sĩ thường dùng thuốc nhuận tràng cho những bệnh nhân đường ruột co bóp kém hay mắc táo bón làm nhu động ruột tăng đến mức gần như bình thường.

Nhuận tràng không có nghĩa là khiến bệnh nhân tiêu chảy ào ạt và kéo dài không kiểm soát. “Bên cạnh đó, việc chỉ điểm bệnh nhân mang thai do trà có tác dụng nhuận tràng là không đúng. Trong trường hợp này cần phải xét nghiệm cụ thể hay khai thác kĩ cả thói quen sinh hoạt và thuốc mà người này uống. Nếu bệnh nhân bảo quản không đúng hay uống thuốc ngay khi vừa uống rượu bia, thuốc vẫn có nguy cơ giảm tác dụng. Bên cạnh đó, không phải thuốc tránh thai sẽ có hiệu quả ngừa thai 100% mà chỉ từ 95-99,5% trong trường hợp thuốc đạt chuẩn và bệnh nhân tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng, lối sống. Do đó chỉ quy chụp vào một nguyên nhân trà giảm cân là không chính xác”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Thuốc tránh thai không có hiệu quả ngừa thai 100% mà chỉ 95-99,5% trong trường hợp thuốc đạt chuẩn và bệnh nhân tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng, lối sống. [Ảnh minh họa]

Để dùng thuốc tránh thai có hiệu quả cao nhất, bác sĩ Đạt khuyến cáo người dùng cần:

- Mua thuốc an toàn, có nguồn gốc, đúng liều lượng;

- Bảo quản thuốc đúng cách;

- Nếu uống thuốc kết hợp thì nên khai báo với bác sĩ để cân nhắc xem loại thuốc đó có tác dụng đối kháng không;

- Không nên uống thuốc ngay sau khi dùng bia rượu;

- Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc dùng thuốc xổ thì nên sử dụng kèm những biện pháp tránh thai khác như bao cao su.

Nguồn: //khampha.vn/suc-khoe/uong-thuoc-tranh-thai-10-nam-nhung-van-co-bau-vi-tra-giam-ca...Nguồn: //khampha.vn/suc-khoe/uong-thuoc-tranh-thai-10-nam-nhung-van-co-bau-vi-tra-giam-can-chuyen-gia-ly-giai-su-that-c11a743591.html

Một vài phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai. Vậy thực tế uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Lý giải hiện tượng này như thế nào?

Nếu bạn là một trong số ít những người tăng cân sau khi uống thuốc tránh trai, hãy đến gặp bác sĩ được chuyển sang một loại thuốc tránh thai khác. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết rõ tại sao uống thuốc tránh thai lại bị tăng cân, mời bạn tiếp tục tìm hiểu trong bài viết sau.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có tăng cân không?

Uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai có tác dụng giữ muối và nước trong cơ thể. Điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai. Bên cạnh đó là cảm giác sưng phù ở tay, chân, mí mắt sau khi uống thuốc. Ngoài ra, thành phần progestin [là một dạng tổng hợp của progesterone] có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.

Để khắc phục nhược điểm này cũng như các tác dụng phụ khác do estrogen và progestin, viên thuốc ngừa thai hiện nay có hàm lượng nội tiết rất thấp, chỉ đủ để có tác dụng ngừa thai. Tuy vậy, một số phụ nữ nhạy cảm với estrogen vẫn bị tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai.

Có thể tăng bao nhiêu cân sau khi uống thuốc tránh thai?

Thuốc tránh thai với nồng độ estrogen cao gây tăng cân nhiều hơn so với tiêm ngừa thai. Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc liều cao có xu hướng tăng 2,4 kg trong một năm, so với những phụ nữ tiêm ngừa thai chỉ tăng 2,2 kg trong một năm.

Thuốc tránh thai chứa liều cao estrogen có thể gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể. Estrogen sẽ kích thích các hợp chất trong thận như renin-angiotensin, chịu trách nhiệm giữ nước, từ đó natri [muối] cũng được lưu lại và cuối cùng gây tăng cân.

Các nghiên cứu về liều lượng estrogen trong thuốc tránh thai cho thấy rằng thuốc có ít hơn 20 microgram estrogen sẽ gây giảm cân; 30 microgram estrogen không gây giảm cân, trong khi 50 microgram sẽ gây giữ nước và tăng cân trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân là một tác dụng phụ nhỏ trong thuốc tránh thai. Thay vào đó, cơ thể có thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn, làm cho bạn cảm thấy nặng nề hơn lúc trước, đặc biệt là ở ngực, hông và đùi. Các estrogen trong thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến các tế bào chất béo [mỡ], làm cho chúng lớn hơn nhưng không nhiều hơn.

Trong trường hợp hiếm gặp, phụ nữ có thể tăng thêm cơ bắp và cân nặng khi dùng thuốc. Điều này là do ảnh hưởng của hormone nam trong một vài loại thuốc tránh thai lên cơ thể người phụ nữ. Dùng thuốc với liều lượng estrogen thấp có thể làm giảm bớt tác dụng phụ, nhưng bạn cũng có thể gặp nguy cơ đốm da mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt.

Cách tránh tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai

Về cân nặng, bạn nên kiểm chứng lại việc tăng cân có đúng là do thuốc tránh thai hay do chế độ sinh hoạt hoặc ăn uống tác động. Bạn nên tiếp tục dùng thuốc và theo dõi thêm. Nếu bạn nằm trong trường hợp chỉ tăng cân trong 1 – 2 tháng đầu dùng thuốc rồi đứng cân thì không đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu cân nặng vẫn gia tăng trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hoặc chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.

Bạn cũng không nên tự ý dùng thêm loại thuốc để giảm cân cấp tốc khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác và chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên theo dõi thêm các phản ứng phụ khác của thuốc tránh thai để kịp thời khắc phục.

Bạn nên tập thể dục nhiều để đốt cháy calo, kiểm soát sự thèm ăn và giảm trọng lượng nước. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tăng lượng nước uống có thể giúp bạn ngăn chặn giữ nước gây ra bởi những thay đổi nội tiết tố. Bạn cũng nên giảm lượng natri nạp vào cơ thể khoảng 1500 mg hoặc ít hơn mỗi ngày để giúp giảm và ngăn ngừa tăng cân do giữ nước.

Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ về các phương pháp tránh thai khác nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm soát tăng cân ngay cả với một chế độ ăn uống lành mạnh và kế hoạch tập thể dục.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề