Vai trò của ngành công nghệ kỹ thuật hóa học

Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ kỹ thuật hóa học ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất, thu hút lượng lớn nguồn lao động.

Công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành nghiên cứu nhiều lĩnh vực sản xuất như: Công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng [khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy, ...]; công nghiệp cơ khí [khai khoáng, luyện kim, vật liệu vô cơ, hữu cơ, cao su, polymer,...]; công nghiệp hóa chất [hóa chất cơ bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,...]; công nghiệp vật liệu xây dựng [xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,...]; công nghiệp điện hóa [pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, ...] các ngành công nghiệp nhẹ như: Công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng [cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,...]; nông nghiệp [thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản]...

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học học những gì?

Sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Vẽ kỹ thuật; thí nghiệm hóa hữu cơ CAD; hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý; hóa phân tích; tin học trong hóa học, hóa hữu cơ; hóa học vật liệu; công nghệ điện hóa, hóa học các hợp chất cao phân tử; động học xúc tác; hóa học dầu mỏ; các phương pháp phân tích công cụ, công nghệ hóa dầu, vật liệu silicat,...

LHU chú trọng nguyên tắc giảng dạy lý thuyết đi đôi với thực hành

Ngoài khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc thí nghiệm vật lý, thí nghiệm hóa hữu cơ và hóa vô cơ, thí nghiệm hóa phân tích, thí nghiệm vi sinh, thí nghiệm hóa lý, thí nghiệm hóa mỹ phẩm, thí nghiệm sản xuất chất tẩy rửa, thí nghiệm tổng hợp nano,…

Học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học tại Trường Đại học Lạc Hồng có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như: Kỹ sư điều hành dây chuyền sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến hóa chất, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, dầu khí, môi trường, công nghệ vật liệu; cán bộ phân tích kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm; cán bộ tại các cơ quan quản lý Nhà nước; chuyên gia nghiên cứu tại các viện hóa học, viện vật liệu, mỹ phẩm; kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng; giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo…Bạn cũng có thể khởi nghiệp và thành công bằng cách lập công ty kinh doanh về ngành hóa, mỹ phẩm,...

Sinh viên LHU vững vàng kiến thức bước vào môi trường làm việc

Học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo trách nhiệm cao; đam mê công nghệ, thích nghiên cứu; có tư duy sáng tạo, có khả năng phân tích; nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của con người;...

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

          • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
          • Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm
          • Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của [HK1 + HK2 lớp 11] + HK1 lớp 12 ≥ 18.
          • Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm
          • Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
          • Phương thức 6: Xét tuyển thẳng Đại học

Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh luôn ấp ủ trong mình “Giấc mơ nguồn sống sạch” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY     

Xem thêm:

A.K - Bp. Tuyển sinh - ĐH Lạc Hồng [Ảnh Media LHU]

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Ngành công nghệ kỹ thuật hoá học ra làm gì

Trước thực trạng cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiều bạn trẻ không còn phải băn khoăn ngành công nghệ kỹ thuật hóa học ra làm gì . Trong bối cảnh dịch bệnh, ngành càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình. Đây có thể coi là “miền đất hứa” cho những ai đam mê hóa học. Vậy cụ thể nên theo học Kỹ thuật hoá học ở đâu tốt nhất? Ra trường làm gì lương cao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Blog TopCV nhé! 

Công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành gì?

Công nghệ kỹ thuật hoá học là ngành gì có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người. Đây là ngành học chuyên nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Mục đích để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. 

Hóa học trở thành bộ phận không thể thiếu ở nhiều ngành sản xuất. Rất nhiều lĩnh vực sản xuất liên quan đến hóa học. Cụ thể như: lọc – hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, sản xuất thực phẩm, hóa chất tiêu dùng, xi măng, sản xuất phân bón… Chính vì vai trò quan trọng và đa dạng lĩnh vực như trên đây được coi là ngành học dễ xin việc. 

Khái niệm ngành công nghệ hoá học

Sinh viên công nghệ kỹ thuật hóa học được học những gì?

Bất cứ ngành đào tạo nào cũng đều hướng đến mục tiêu học đi đôi với hành. Khi theo học các trường có ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, bạn sẽ được trang bị kiến thức nền tảng chuyên sâu về các mảng như: 

  • Thí nghiệm hoá hữu cơ – hoá kỹ thuật
  • Hoá phân tích
  • Tin học trong hoá học hữu cơ
  • Hoá học vật liệu
  • Công nghệ điện hoá, hoá học các hợp chất cao phân tử
  • Động học xúc tác
  • Các phương pháp phân tích công cụ
  • Công nghệ hoá dầu, vật liệu silicat…

Ngoài khối kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành thường xuyên thực nghiệm tại lab. Tại các phòng thí nghiệm, bạn sẽ phải làm quen với các thiết bị, công cụ chuyên môn. Đồng thời làm quen với các thí nghiệm hóa học. Ví dụ như thí nghiệm hóa lý, thí nghiệm hóa mỹ phẩm, thí nghiệm sản xuất chất tẩy rửa, thí nghiệm tổng hợp nano,…

Nhiều trường đại học xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chương trình nước ngoài. Vì thế sinh viên còn được tham gia vào các dự án nghiên cứu và trao đổi với các trường đại học đối tác. Như vậy vừa có cơ hội học hỏi về chuyên môn, vừa nâng cao năng lực ngoại ngữ và khả năng thích ứng trong môi trường lao động quốc tế. 

Không chỉ học về kiến thức, ngành học còn mở ra cơ hội phát triển nhiều kỹ năng

Ngành công nghệ kỹ thuật học ra làm gì? 

Tổng quan về cơ hội việc làm ngành công nghệ kỹ thuật hóa học

Việt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp đang phát triển sôi động. Không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện. Triển vọng nghề nghiệp cho những người học Kỹ thuật Hóa học do đó mở rộng hơn. Từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn. Vì vậy bạn không cần lo lắng về ngành công nghệ kỹ thuật hóa học ra làm gì!

Bên cạnh đó, lực lượng nhân sự từ các trường đại học sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về ngành hiện nay. Đó chính là các bạn trẻ, tài năng, được trang bị kiến thức hiện đại, giỏi ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ mới. Điều này cũng sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển. 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ hoá học cho bạn có thể kể đến như: 

  • Kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp
  • Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm
  • Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm
  • Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu
  • Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
  • Kinh doanh hóa chất, thiết bị, chuyển giao công nghệ

Một số công việc ngành kỹ thuật hoá học phổ biến

Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Kỹ sư công nghệ thực phẩm là người nghiên cứu tất cả các hoạt động liên quan đến thực phẩm. Cụ thể như bảo quản, chế biến, đánh giá chất lượng, phát triển sản phẩm mới… Họ sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng học để biết được phản ứng của các chất dinh dưỡng ra sao khi vào trong cơ thể. Ngoài ra còn tối ưu việc bảo quản, chế biến thực phẩm thông qua hoạt động của các vi sinh. Nhìn chung, họ sẽ đảm bảo phát triển chất lượng thực phẩm ở mức tối ưu và an toàn nhất cho người dùng. 

Kiểm thử chất lượng thực phẩm

>>> Xem thêm: Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì? Học ở trường nào tốt nhất?

Nhân viên kiểm tra chất lượng [QC]

Nhân viên kiểm tra chất lượng chịu trách nhiệm việc thử nghiệm, phân tích sản phẩm mẫu. Hoạt đồng này bao gồm kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo đúng quy định; Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với kết quả kiểm nghiệm; Cung cấp tài liệu biểu mẫu cho các bộ phận để tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất sản phẩm…

Khác với công việc trên, nhân viên kiểm tra chất lượng phải nắm chắc về các tiêu chuẩn hoá – sinh để kiểm định sản phẩm. Gọi chung là các tiêu chuẩn chất lượng. 

Kiểm tra chất lượng máy móc

Chuyên viên R&D

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm gọi tắt là  R&D – Research and Development. Họ thường làm việc cho các doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa ra thị trường. Đây là vị trí quan trọng, phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, vị trí này còn phải nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ cho các dự án mới.

Học công nghệ kỹ thuật hóa học ở trường nào tốt?

Hiện nay các trường có ngành công nghệ kỹ thuật hoá học rất nhiều. Bạn có thể tham khảo ngành học này tại các trường đại học sau đây [điểm chuẩn được thống kê năm 2020]

Khu vực Hà Nội 

  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: 25.26
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: 18.5 
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: 18

Khu vực Hồ Chí Minh

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh: 22.75
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh: 25.5
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng: 28
  • Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh: 20.5

Ngành công nghệ kỹ thuật hoá học hiện nay thuộc top những ngành nghề có mức lương cao. Tùy vào năng lực bản thân, vị trí ứng tuyển cũng như nơi làm việc, mức lương có thể dao động từ 9 – 15 triệu/ tháng. Không những vậy, cơ hội việc làm cho các công ty nước ngoài với thu nhập hàng chục nghìn đô cũng rất rộng mở với những ai có năng lực. 

TopCV hiện đang đăng tuyển rất nhiều việc làm công nghệ kỹ thuật hoá học. Cùng với sự hỗ trợ tạo CV online và hồ sơ việc làm chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm như ý muốn. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi “Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học ra làm gì”! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề