Vai trò của nhóm trưởng trong học tập


Thế nào là một người nhóm trưởng?

Vai trò của một người nhóm trưởng là gì?

Làm thế nào để trở thành một nhóm trưởng thành công?

  1. Thế nào là một người nhóm trưởng?
    • Trước giờ ta vẫn hay quan niệm Team leader phải là người đi đầu dẫn dắt các thành viên còn lại nhưng đó không phải là kiểu teamwork hiệu quả, vì một khi người đi đầu dừng bước thì cả đoàn quân theo sau cũng dừng bước theo.
    • Một teamwork hiệu quả phải lấy người trưởng nhóm làm trung tâm, các thành viên đều ngang bằng về vai trò và trách nhiệm và có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
    • Team Leader là người có trách nhiệm lớn nhất. Họ là người lãnh đạo, nhưng quan trọng là họ tác động như thế nào đến thành viên, mệnh lệnh không phải là vũ khí của team leader.
    • Team leader không đơn thuần chỉ hò hét, quát nạt hay đuổi việc bất cứ ai trái ý mình, thứ làm họ trở nên khác biệt là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
  2. Vai trò của một người nhóm trưởng là gì?
    • Xây dựng cơ cấu tổ chức, phân định vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm;
    • Xây dựng nguyên tắc hoạt động của nhóm;
    • Xác định mục đích hoạt động của nhóm, đưa ra chỉ tiêu cần đạt và tập trung vào kết quả;
    • Giám sát quá trình làm việc nhóm;
    • Quản lí nguồn lực nhóm;
    • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm;
    • Gắn kết các thành viên với nhau.
  3. Làm thế nào để trở thành một nhóm trưởng thành công?
    1. Phát triển tầm nhìn
      • Hãy tập trung và toàn cảnh: Bạn cần hiểu rõ là quá trình làm việc nhóm của bạn phải phù hợp với hiệu suất, hình ảnh và thành công chung của tập thể. Là một người trưởng nhóm bạn phải cân nhắc những điều trên và đưa ra mục tiêu một cách thực tế cho nhóm và quan sát bối cảnh một cách tổng quát.
      • Bạn phải có tham vọng: nhưng hãy dùng nó một cách khôn ngoan, hãy biết rõ vị trí bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của bạn, nắm bắt cơ hội và chấp nhận thách thức.
    2. Tự tin
      • Hiểu rõ bản thân: hãy phát huy những điểm mạnh và cố gắng cải thiện những điểm yếu của bạn. Đừng bao giờ ngại đặt câu hỏi hoặc phải học hỏi thêm kiến thức mới.
      • Quyết đoán: hãy lên kế hoạch cho những trường hợp ngoài dự kiến để không bị bất ngờ khi xảy ra tình huống đó và bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định tự tin hoặc có hành động khắc phục khi cần thiết.
      • Chấp nhận những lời chỉ trích: Không nên tỏ ra phòng thủ hoặc trở nên kiêu ngạo hoặc thậm chí là có thái độ phục tùng, hãy tìm kiếm điểm có ích và xây dựng trong bất kỳ lời chỉ trích nào và cảm ơn người đó. Học cách lắng nghe là một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất bạn cần phải đạt được để trở thành một người lãnh đạo tốt.
    3. Kỹ năng liên hệ con người
      • Biết lắng nghe: Hãy luôn quan tâm lắng nghe ý kiến của những người khác, tìm hiểu những chính sách hay vấn đề gì gây ra cản trở cho đội ngũ của bạn để khắc phục chúng và đạt được hiệu quả tốt hơn.
      • Hỗ trợ người khác: Hãy thể hiện sự cảm thông và kiên nhẫn và bỏ qua sự thất vọng khi phải làm việc với những người ít chuyên tâm và ít định hướng hơn bạn. Luôn đối xử lịch sự và tôn trọng đối với từng đồng nghiệp và nhân viên của bạn.
      • Linh động: Một nhà lãnh đạo giỏi không cho rằng lúc nào mình cũng luôn đúng. Hãy cởi mở với những ý kiến bất đồng, những ý tưởng và sáng kiến mới.

Sáng kiến kinh nghiệmMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÓMTRƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO MÔ HÌNH VNEN .I.Đặt vấn đềTrong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, bên cạnh sự phát triển củakinh tế - chính trị thì nền giáo dục của nước ta cũng ngày càng vững mạnhvà gặt hái được nhiều thành công. Với mục tiêu cải tiến không chỉ về mặtchất lượng mà còn về mặt hình thức thì nền giáo dục nước ta đã khôngngừng trau dồi, lĩnh hội các phương pháp và hình thức nhằm phát huy tối đatính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Và việc áp dụng học tậptheo nhóm của mô hình trường học mới [ VNEN ] đang là một hình thức họctập khá mới nhưng lại được sử dụng phổ biến trong hầu hết ở các trường tiểuhọc hiện nay.Từ các năm trước đây, việc vận dụng các phương pháp dạy học tíchcực nhằm khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức đã trở thànhviệc không còn gì xa lạ với người giáo viên. Khi ấy, nhiệm vụ của học sinhmặc dù được đẩy cao hơn nhưng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò củangười giáo viên – được xem là chủ đạo. Từ khi, mô hình VNEN được triểnkhai và vận dụng tại trường, song song với vai trò của giáo viên thì vai tròcủa học sinh cũng đã nâng cao và quan trọng không kém người giáo viên,đặc biệt là các học sinh giữ vai trò nhóm trưởng, và điều này đã thể hiện rõnhất trong quá trình học tập theo nhóm. Vậy làm thế nào để các em nhómtrưởng ý thức được nhiệm vụ của mình trong nhóm, làm thế nào để việc hoạtđộng của nhóm là tốt nhất và có hiệu quả nhất thì tôi đã suy nghĩ và chọn đềtài sáng kiến kinh nghiệm có tên “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT HUYVAI TRÒ CỦA NHÓM TRƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO MÔGVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương1Sáng kiến kinh nghiệmHÌNH VNEN” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trìnhvận dụng mô hình VNEN vào dạy học nhóm.Giải quyết vấn đề1. Thuận lợi Đối với giáo viên- Ban giám hiệu luôn có sự quan tâm, sâu sát vơi thực trạng giảng dạy củaII.giáo viên đứng lớp.- Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, luôn chủ động trong việc tìmkiếm và lĩnh hội các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là dạy họctheo nhóm nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo viên giảng dạy nhiều môn tạitrường.- Cơ sở vật chất khang trang. Lớp học thoáng.- Đối với học sinh:Luôn tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tại lớp.Có những khả năng tiếp thu và phân tích vấn đề một cách nhanh chóng.Mạnh dạn, có khả năng điều hành các hoạt động của nhóm.Học sinh nhận được sự quan tâm tích cực từ phía phụ huynh.2. Khó khăn: Đối với giáo viên:- Chưa có nhiều thời gian để hướng dẫn các nhóm trưởng cách thức hoạtđộng theo nhóm.- Còn hạn chế trong việc thay đổi nhóm trưởng. Đối với học sinh:- Học sinh trung bình – yếu còn dựa dẫm nhiều vào các bạn học tốt.- Một vài nhóm trưởng chưa linh hoạt trong quá trình phân công nhiệm vụcủa các thành viên trong hoạt động nhóm.III. Biện pháp thực hiện:GVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương2Sáng kiến kinh nghiệmTrong nhóm, dưới sự lãnh đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợpgiữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, thảo luận trong nhóm, chia sẻ kinhnghiệm cùng hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao trong tàiliệu. Vấn đề quan trọng nhất của học tập nhóm là học sinh được làm việctích cực với nhau, trao đổi thảo luận sôi nổi, tôn trọng ý kiến của nhau, cáccá nhân biết lằng nghe, tạo cơ hội cho các cá nhân trong nhóm trình bày ýkiến của mình, biết tóm tắt ý kiến thống nhất và chưa thống nhất của nhóm,biết làm theo sự phân công trong nhóm, trong mọi công việc liên quan đếnhoạt động học tập. Biện pháp 1: Phân chia thành viên nhóm hợp lý.- Muốn quá trình học tập theo nhóm có hiệu quả, việc đầu tiên giáo viêncần lưu ý đó là việc phân chia nhóm các nhóm sao cho phù hợp. Bởi lẻ,về mặt hình thức tổ chức lớp học thì học sinh sẽ được sắp xếp ngồi họctheo các nhóm nhỏ từ 2 đến 6 em, không được nhiều hơn số lượng trên[ số học sinh quá nhiều sẽ dễ gặp khó khan trong quá trình hoạt độngnhóm]. Trong nhóm, các em tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tậpmột cách cộng hưởng và bổ trợ cho nhau. Điều này cho thấy rằng giữacác em cần phải có cố gắng hết sức, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm hayquá phụ thuộc một bất kì một thành viên nào trong nhóm. Như vậy, điềuđặc biệt quan trọng trong hoạt động làm việc theo nhóm là học sinh đượclàm việc một cách tích cực, sôi nổi và tôn trọng ý kiến lẫn nhau.Hơn hếtcác cá cần biết trình bày ý kiến cá nhân của mình, để từ đó, người nhómtrưởng hướng cả nhóm đến một ý kiến mà cả nhóm thống nhất và đồngthời giải quyết nhửng ý kiến mà các thành viên còn vướng mắc, khókhan.- Như vậy, để các hoạt động của nhóm có hiệu quả nhất thì giáo viên cầncó sự tính toán linh hoạt trong quá trình phân chia nhóm. Và có 2 hìnhthức chia nhóm: chia nhóm ngẫu nhiên và chia nhóm có chủ định.GVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương3Sáng kiến kinh nghiệm+ Chia nhóm ngẫu nhiên là sắp xếp học sinh vào các nhóm theo một quyđịnh hoặc một hình thức ngẫu nhiên nào đó. Ví dụ như là có cùng số thứtự sau khi đánh số; có cùng tên một loài vật, cùng tên một con vật, tênmột địa danh,… Hoặc là giáo viên sẽ giành cho học sinh một quyền ưutiên đó là sẽ tự lựa chọn các thành viên mà mình yêu thích trong mộtnhóm sau khi giáo viên đã xác định số lượng.+ Chia nhóm có chủ đích là sắp xếp các thành viên trong một nhóm nhằmphục vụ cho một chủ đích, ý đồ nào đó của giáo viên. Ví dụ như là cácem cùng trình độ; đủa 3 loại trình độ, cùng giới tính;…- Đối với hình thức phân chia nhóm có chủ định, giáo viên có thể dễ dàngphân công một bạn có khả năng làm nhóm trưởng vào mỗi nhóm. Tuynhiên, ở hình thức phân chia ngẫu nhiên, giáo viên cần kết hợp với hìnhthức phân chia có chủ đích để lồng ghép các học sinh có năng lực vào đểđảm nhiệm vai trò của người nhóm trưởng trong một nhóm học tập.NHÓMNgẫu nhiênCùngCùngCùngsốtêntênthứconđịatựvậtdanhGVTH: Nguyễn Thị Thùy SươngCó chủ định…CùngĐủCùngtrìnhbagiớiđộtrìnhtính…độ4Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp 2: Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để tạo sự hứngthú với học sinh trong quá trình học tập.- Nhóm trưởng là một thành phần vô cùng quan trọng trong một nhóm,được xem là “hạt nhân” của nhóm học tập. Nhóm trưởng là người hỗ trợtích cực giáo viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáovới giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập củanhóm cần hỗ trợ. Một nhóm trưởng có năng lực là phải tạo cơ hội để mọithành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm.Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được nói nhiều, trao đổi nhiều,thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thànhviên khá làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm.- Trong giai đoạn đầu năm học, những bạn được giáo viên chọn làm nhómtrưởng thường là những học sinh khá, giỏi, có khả năng điều hành vàquản lí nhóm tốt. Tuy nhiên, nếu cố định học sinh này sẽ dễ dẫn đến hoạtđộng của nhóm là hoạt động của chính nhóm trưởng, không có cơ hội chocác em khác tham gia hoạt động. Bởi vậy, tùy theo giai đoạn của quátrình học tập mà giáo viên có thể chỉ định học sinh làm nhóm trưởnghoặc tổ chức cho học sinh bình bầu một cách khách quan và dân chủnhất. Và quá trình bình bầu, giáo viên cần nêu ra các tiêu chí cụ thể đểhọc sinh dựa vào đó tiến hành chính xác nhất. Đồng thời, học sinh cũngsẽ lấy những tiêu chí đó làm hướng phấn đấu trong quá trình học tập đểcó trở tân nhóm trưởng trong nhiệm kì sắp tới.- Đối với từng môn học, từng thời điểm và năng lực của học sinh màgiáo viên cần lựa chọn các thành viên làm nhóm trưởng cho phù hợp.Giáo viên nên hạn chế việc chỉ để một học sinh đảm nhận vai trò nhómtrưởng xuyên suốt một năm học, hoặc để một học sinh học tốt nhất làmnhóm trưởng tất cả các môn học trong chương trình. Có thể một học sinhGVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương5Sáng kiến kinh nghiệmhọc chưa tốt môn Toán, nhưng em lại vẽ rất đẹp thì giáo viên có thể cânnhắc việc bầu chọn học sinh đó làm nhóm trưởng môn Mỹ thuật, từ đócó cơ sở khuyến khích các em phấn đấu ngày càng nhiều hơn để hoànthiện bản thân mình. Và điểu cần lưu ý đặc biệt hơn cả, ở mỗi học sinh,nhất là học sinh tiểu học, việc khuyến khích, động viên các em luôn làmột phương pháp hữu hiệu nhất để các em cố gắng và phấn đấu khôngngừng, bởi lẽ đó, nếu sự cố gắng của các em được giáo viên công nhậndủ chỉ là nhỏ nhất thì điều đó sẽ là động lực để các em cố gắng nhiềuhơn. Biện pháp 3: Tổ chức những tiết ngoài giờ lên lớp nhằm tập huấncác kĩ năng cần có của một người nhóm trưởng vào đầu năm học.- Các bạn học sinh tuy giữ vai trò nhóm trưởng, nhưng những học sinh ấycũng phải hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân một cách xuất sắcnhất. Do đó, để công việc của nhóm trưởng không gây nhiều áp lực vàkhó khăn thì giáo viên cần hướng dẫn, tập dợt và hỗ trợ cho nhóm trưởngcác hoạt động hết sức cụ thể. Có như vậy, nhóm trưởng mới “điều hành”,triển khai các hoạt động của nhóm thuận lợi và đạt hiệu quả nhất, đồngthời nhiệm vụ học tập cá nhân cũng gặt hái được nhiều thành công.- Các kĩ năng cần có của một người nhóm trưởng:+ Trong các hoạt động học tập nhóm, nhóm trưởng luôn cố gắng hoànthành nhiệm vụ và làm gương cho các bạn.+ Thông minh, nhanh nhẹn, biết phối hợp nhịp nhàng với các bạntrong nhóm và với giáo viên chủ nhiệm trong việc điều hành và quản línhóm.+ Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác; biết tiếp thu vàtổng hợp các nội dung thảo luận trong nhóm một cách cụ thể và chínhxác nhất.GVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương6Sáng kiến kinh nghiệm- Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, thì có lẽ ở một ngườihọc sinh rất khó để tồn tại được tất cả các yêu cầu trên, bởi vậy, giáo viênkhông nên quá khắc khe trong quá trình lựa chọn nhóm trưởng, có thểnhững ưu điểm của hoc sinh này chưa đủ đảm nhiệm vai trò nhóm trưởngcủa môn học này, nhưng đôi lúc em lại rất thích hợp để làm nhóm trưởngcủa môn những môn học khác. Hoặc ở từng thời điểm thích hợp mà giáoviên sẽ có sự lựa chọn phù hợp và mang tính chất động viên, khích lệ họcsinh nhất.GVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương7Sáng kiến kinh nghiệmIV. Kết luậnGiáo dục học sinh là một nhiệm vụ cao cả của mỗi người giáo viên.Nhưng làm sao để việc giáo dục trở nên có hiệu quả mà không tạo cảm giácnhàm chán cho cả giáo viên và học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Vớinhững kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ trên đây, tôi tin là bất kì ngườigiáo viên nào cũng có thể làm được, chỉ cần giáo viên không ngại khó,không ngại đổi mới, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng có nhữngsáng tạo trong dạy học thì sẽ có thể phát huy hết tính tích cực của học sinh,giúp các em giảm bớt những căng thẳng về mặt tâm lí trong những tiết học,tạo ra động cơ thúc đẩy quá trình học của học sinh. Hãy giúp các em họcsinh có thể cảm nhận được rằng “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.Tân Phú, ngày 31 tháng 12 năm 2015Người viếtNguyễn Thị Thùy SươngGVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương8Sáng kiến kinh nghiệmTài liệu tham khảo: Hỏi đáp Mô hình trường học mới tại Việt Namcủa tác giả Đặng Tự ÂnGVTH: Nguyễn Thị Thùy Sương9

Video liên quan

Chủ Đề