Văn hóa việt nam qua các thời kỳ lịch sử

5. Khái niệm tiến trình lịch sử văn hoá Nghiên cứu lịch sử văn hóa là nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá theo trục thời gian tuyến tính. Ứng với mỗi giai đoạn khác nhau, văn hoá loài người nói chung, văn hoá dân tộc nói riêng có những đặc trưng khác nhau. Tiến trình lịch sử văn hoá tìm hiểu những đặc trưng riêng trong từng thời kỳ phát triển của văn hoá. Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam là một cuộc hành trình dài trong mấy nghìn năm, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử. Mỗi thời kỳ, văn hoá có những nét đặc trưng riêng, thống nhất trong nền chung. 5. Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam Theo đa số các nhà nghiên cứu, nền văn hoá Việt Nam phát triển qua 6 mốc lớn sau: 5.2. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể trên dải đất Việt Nam ngày nay, người cổ đại xuất hiện từ bao giờ. Có rất nhiều công trình khảo cổ học, mỗi công trình cho một kết quả khác nhau. Vì thế, chỉ có thể nói một cách chung chung, mốc văn hoá được bắt đầu khi trên dải đất của Tổ quốc ta có người cổ đại sinh sống và phát triển. Thời tiền sử, sơ sử cách đây quá xa, nên căn cứ để xác định văn hoá là các di chỉ, hiện vật của khảo cổ học. 5.2.1. Thời tiền sử Căn cứ vào những di chỉ là công cụ bằng đá thô sơ, giới nghiên cứu xác định thời tiền sử là thời kỳ đồ đá của văn hoá Việt Nam. Thời kì đồ đá cũ: mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ [tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kì thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Triệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá]. Trên bề mặt Núi Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè [hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi], có bàn tay gia công của người nguyên thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ “tay nghề” ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của người vượn. Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã

phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hoá Sơn Vi [xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ]. Thời kì hậu đồ đá cũ: thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người đã cư trú trên một địa bàn rất rộng và là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở Phía Đông. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi. Các bộ lạc săn bắt [bắn], hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Vết tích cư trú của loài người thời nàychỉ hạn chế ở một số vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động. Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, GS Hà Văn Tấn cho rằng, họ đã có tư duy phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ. Người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn người chết ở nơi cư trú cùng với các công cụ lao động. Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, cây, quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ. Thời kì đồ đá mới: thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sản xuất và kĩ thuật sản xuất. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ... Kĩ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ nhiều. Đặc biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Văn hoá Hoà Bình kéo dài trong khoảng từ 12 đến 7000 năm cách ngày nay. Người Hoà Bình sống chủ yếu bằng săn bắt [bắn], hái lượm và bắt đầu trồng trọt [các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu bí, được coi là đã thuần dưỡng trong một số di chỉ văn hoá Hoà Bình]. Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới, con người đã mở rộng vùng đất sống đến trước núi và ven biển. Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hoá

và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới - đồng, đã gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội và văn hoá của các cộng đồng người. Đặc điểm văn hoá địa phương khá rõ ràng trong thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam. Dựa vào đặc điểm, tính chất của di vật, di tích, ta thấy có sự phát triển riêng của từng khu vực ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Điều này phản ánh một thời kì tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc giữa các vùng. Ở các khu vực nói trên có sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ thông qua việc tiếp xúc kinh tế - xã hội [hoạt động trao đổi kinh tế, trao đổi phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo], hoặc quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, xung đột và hoà giải. Cư dân tiền Đông Sơn trồng lúa nước, chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn gà... Làng mạc giai đoạn này có diện tích rộng. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu cư trú là các di chỉ mộ táng. Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Đặc biệt, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kĩ thuật chế tác đá, đúc đồng. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới chỗ hoà chung vào một nền văn hoá thống nhất - văn hoá Đông Sơn. Đó là lúc các nhóm bộ lạc tập hợp lại trong một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn hoá được hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt- Trung cho đến bờ sông Gianh Quảng Bình, mặc dù theo các nhà khảo cổ học nhà nước này vẫn có những dáng hình địa phương. Tuy nhiên, chưa có một nền văn hoá tiền Đông Sơn nào trước đó lại có phạm vi phân bố rộng như vậy. Việc trồng lúa nước của người Việt cổ giai đoạn này đã được ghi chép trong một số sách của Trung Quốc như Thuỷ kinh chú , Giao châu ngoại vực kí ... Cư dân văn hoá Đông Sơn là cư dân nông nghiệp trồng lúa, canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Sản xuất của họ phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Song, thời kì này họ có thể đã có những kĩ thuật trị thuỷ như đắp đê chống lụt. Các loại hình nông cụ của cư dân Đông Sơn gồm: cuốc, xẻng, mai, thuổng và có lưỡi cày bằng kim loại. Cùng với việc

trồng trọt, họ còn biết chăn nuôi. Trên trống đồng người ta tìm thấy khắc hoa văn hình bò, trong một số di chỉ khảo cổ học còn tìm thấy tượng đầu gà. Kĩ thuật đúc đồng thau rất đáng chú ý. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã để lại những biểu tượng của văn hoá dân tộc. Đó là những trống đồng, thạp đồng Đông Sơn. Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn. Ngoài ra, người Đông Sơn còn biết chế tạo thuỷ tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế tác đá. Việc phòng thủ chiến tranh cũng đã được cư dân Đông Sơn chú ý. Tiêu biểu là thành ốc Cổ Loa. Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú. Trống đồng cho thấy họ đóng khổ, mặc vỏ sui và biết để một số kiểu tóc [trên trống đồng]. Riêng với nữ phổ biến mặc váy thay khố, một số có áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm. Ngoài ra còn có một số trang phục lễ hội như váy lông chim hay lá kết, khố dài thêu... Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức. Đồ trang sức thường được làm bằng đồng, thuỷ tinh, song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý. Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó là tục thờ mặt trời, mưa giông, các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều... Phong tục tập quán của người Đông Sơn cũng rất đa dạng, ví như tục nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non, uống nước bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục ma chay, cưới xin... Các lễ hội có hội mùa với lễ hiến sinh trâu bò, hội cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng. Nghệ thuật âm nhạc đã khá phát triển thể hiện đời sống tinh thần của cả cư dân Đông Sơn. Nhạc cụ đáng lưu ý là trống đồng, sau đó là sênh, phách, khèn. Giao lưu văn hoá thời kì này rất rộng rãi. Ngoài giao lưu với Sa Huỳnh và Đồng Nai, ở phía Bắc có mối quan hệ và tiếp xúc với các cư dân Nam Trung Hoa, phía Đông với các hải đảo, phía Tây với lục địa. Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông đều nhất trí cho rằng đã hình thành một quốc gia Văn Lang và một nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hoá Đông Sơn. Thời kì này có sự hình thành những huyền thoại, thần thoại. Hệ thống thần thoại này dù đã bị vỡ ra từng mảnh trong thời kì Bắc thuộc, trước sự tiếp biến với văn hoá Hán cũng như với các tôn giáo lớn từ bên ngoài, song vẫn còn lại ít nhiều qua các

sức. Trong các di tích tìm thấy nhiều dọi xe chỉ các loại và những dấu vải còn in trên công cụ vũ khí bằng sắt trong các mộ chum. Nghề gốm rất phát triển với nhiều loại chum, vò, bát bồng, đèn, hình bình lẵng hoa, bình con tiện, cốc cao chân... và vô số những đồ gia dụng. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh cũng là những người có năng khiếu thẩm mĩ, khéo tay và có mĩ cảm. Họ dùng đồ trang sức [vòng, nhẫn, khuyên tai...] bằng thuỷ tinh, mã não, đá, gốm, nephrit, nhiều nhất là mã não [mã não được nhập từ nơi khác đến, vì vùng miền Trung không có nguyên liệu này]. Khuyên tai [hay bùa đeo] hai đầu thú và ba mẩu là một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn biết nấu cát làm thuỷ tinh và dùng thuỷ tinh để chế tạo đồ trang sức [hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tai, khuyên tai ba mấu, hai đầu thú...]. Từ đây đồ trang sức thuỷ tinh lan ra cả phía Bắc và vào phương Nam. Thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng ven biển. Họ cũng sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển, của rừng, biết phát triển các nghề phổ thông, từng bước họ đã mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải đảo và rộng hơn với Ấn Độ, với Trung Hoa. Đặc biệt ở giai đoạn cuối, phát triển nghề buôn bán bằng đường biển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỉ trước, sau công nguyên đã hình thành một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai. Mật độ phân bố di tích cũng như quy mô lớn của các di chỉ văn hoá Sa Huỳnh là chứng cớ của sự quần tụ đông đúc dân cư; sự phong phú về kiểu loại, số lượng của các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu là dấu hiệu về sức sản xuất của cư dân văn hoá này, đều chứng tỏ ở giai đoạn cuối đã hình thành một nhà nước sơ khai. Sự trùng hợp về địa bàn phân bố, của niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh và niên đại mở đầu của văn minh Chămpa cũng như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt là đồ gốm và đồ trang sức, của táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy Nhà nước Chămpa là sự tiếp nối của nhà nước Sa Huỳnh. *Văn hoá Đồng Nai Sau thời đại đá cũ, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỉ II- I TCN đã trở thành một trong ba trung tâm văn hoá lớn của thời đại kim khí. Văn hoá Đồng Nai được coi như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Các di tích phân bố suốt từ vùng

đồi gò cao cho tới trung, hạ lưu các con sông và ven biển. Di vật tìm thấy gồm nhiều chất liệu gốm, đá, gỗ, đồng, sắt, xương... Đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn. Đây cũng là đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi mà công cụ, dụng cụ bằng đá lấn át mạnh mẽ và dài lâu- kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và hợp kim bản địa trong toàn miền. Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng, tiết kiệm tối đa công sức và nguyên liệu. Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn hoá cao. Chiếm số lượng nhiều nhất là công cụ sản xuất, vũ khí [rìu, bôn, cuốc, mai, dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên]. Loại hình trang sức thường gặp là các loại vòng, vật đeo. Tại di tích Đồi Phòng Quân đã tìm được nhiều dấu tích của di chỉ xưởng. Công xưởng này được chuyên môn hóa để chế tạo một loại sản phẩm duy nhất là vòng đá. Đàn đá là sản phẩm đặc thù của văn hoá Đồng Nai. Đàn đá có mặt ở nhiều di tích, có niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đặc biệt là ở Bình Đa, lần đầu tiên đàn đá được tìm thấy trong một tầng văn hoá cổ, cùng với tổ hợp di vật gốm đá khác. Phát hiện này đã giúp xác định được niên đại đàn đá, khẳng định sự tồn tại của một nhạc cụ cổ truyền ở Đồng Nai nói riêng và ở nước ta nói chung. Nghề đúc đồng và luyện kim đồng đã xuất hiện vào khoảng 4000 năm cách ngày nay. Tuy vậy, dựa trên những tư liệu mới, có thể thấy rằng đồ đồng đã khá phổ biến vào khoảng 3000 năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồ đồng đã được phát hiện ở Suối Chồn, Cái Vạn, Dốc Chùa, Bưng Bạc... với hàng loạt khuôn đúc loại hai mang liên hoàn nhiều vật đúc. Văn hoá Đồng Nai còn nổi tiếng bởi sưu tập công cụ gỗ phong phú về loại hình, nhiều về số lượng. Đặc biệt những tổ hợp hiện vật gỗ tìm thấy ở các di tích vùng ngập mặn ven biển như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn... Bên cạnh đó là bộ sưu tập công cụ- đồ dùng chế tác từ xương sừng hết sức độc đáo chưa từng có ở Đông Nam Á, với những lưỡi câu lớn gia công từ sừng hươu, dao và kim dùi từ xương trụ của chó nhà, rìu có vai từ mai rùa biển và nhóm trang sức đủ loại. Về đời sống kinh tế của cư dân văn hoá Đồng Nai, các nhà nghiên cứu cho rằng, những hình thức quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống kinh tế truyền thống Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn không dùng sức kéo. Ngoài ra còn có trồng rau đậu, cây có quả- củ cho bột bằng phương pháp phát- đốt đặc thù của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, tôm và nhuyễn thể của sông biển.

Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề các chính sách cai trị và chính sách văn hoá mà thế lực phương Bắc đã duy trì và áp đặt. Nhìn chung, văn hoá đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ba đặc điểm lớn: Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán; Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ; Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc. Thứ nhất, văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán: Nhà Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, thực hiện hàng loạt chính sách cai trị, áp đặt thể chế chính trị, văn hoá:

  • Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: xoá tên nước, biến nước ta thành các quận [đứng đầu là các thái thú], châu, phủ...; người Việt mất quyền hành, đứng đầu các cơ cơ quan chủ chốt là người Hán.
  • Ra sức tuyên truyền, quảng bá những học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo.
  • Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang ma, cưới xin... dần dần bị Hán hoá.
  • Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết, nhiều phong tục... Sự cưỡng bức giao lưu văn hoá ít nhiều làm cho văn hoá nước nhà bị biến dạng. Nhiều yếu tố văn hoá phương Bắc thâm nhập vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam. Thứ hai, giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ: Sự giao lưu văn hoá này mang tính đối trọng với sự giao lưu văn hoá Hán mang tính cưỡng bức. Cho nên, kết quả của sự giao lưu văn hoá tự nhiên Việt- Ấn để lại dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhậpvà phát triển của văn hoá Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn này đã có vị trí vững chắc trong đời sống tinh thần, xã hội. Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc. 5.2.2. Văn hoá Chămpa Theo các nhà nghiên cứu, dải đất miền Trung ngày nay thuộc vương quốc Chămpa [trước đó gồm nhiều tiểu vương quốc, trong đó có vương quốc Chămpa; nhà

nước Chămpa ra đời muộn hơn Âu Lạc khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến thế kỷ IX có tên là Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn tại đến thế kỷ XV]. Tên gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng hợp không gian và có sự tiếp nối về thời gian. - Đặc điểm: người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng lúa nước, nghề rừng thủ công, buôn bán bằng đường biển; Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá và tôn giáo Ấn Độ. Người Chăm lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình. - Chính trị: nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó là quan văn, quan võ và ngoại quan. Nghi lễ được quy định nghiêm ngặt. Chỉ vua mới được ở nhà cao và được mặc áo gấm. Kiệu của vua che lọng trắng và ngự trên mình voi, đi theo có lính và các phi tần. Các phi tần đi theo luôn phải mang những khay cau trầu. Trong cung vua nuôi nhiều vũ nữ. - Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi. Người Chămpa cũng có tín ngưỡng phồn thực. Họ thờ thần Linga và Yoni [thờ sinh thực khí]. - Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng- chữ Chăm cổ [được ghi lại trên các tấm bia cổ thế kỷ IV, tiếc rằng thành tựu này không được sử dụng vào sáng tác văn chương [do không có nghề làm giấy]. - Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng đồi núi cao, gạch gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp có nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... và nổi tiếng nhất là khu thánh địa Mĩ Sơn- Quảng Nam [cách Trà Kiệu- kinh đô cổ khoảng 20 km]. Khu thánh địa Mỹ Sơn xây dựng khoảng thế kỷ VII- VIII, gồm 68 công trình. Địa chỉ này đã được UNSECO công nhận là di sản văn hoá thế giới [ở Trà Kiệu có độ 10 công trình, ở Đồng Dương có khoảng 30 công trình, xây dựng khoảng thế kỷ IX]. - Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Ápsara. Tượng các vũ nữ rất phong phú, có pho toàn thân, có pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng. Nhưng pho nào cũng có điệu bộ, cử chỉ mềm mại, dáng vẻ tươi tắn trong nghi thức diễn xướng để dâng các vị thần. Người Chămpa gọi họ là Vũ nữ thiên thần Ápsara.

giao lưu văn hoá [hoặc cưỡng bức hoặc tự nguyện], nhưng nhìn một cách tổng quát, quá trình phát triển văn hoá dân tộc vẫn giữ gìn được truyền thống, bản sắc của mình. Dù có nét khác biệt giữa mỗi vùng văn hoá, nhưng diễn trình lịch sử của cả ba nền văn hoá đều có những nét chung của cơ tầng văn hoá Việt Nam và nó phát triển tiếp nối, liền mạch, không đứt đoạn với giai đoạn sau. 5.2. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ [938 - 1858] Đây là giai đoạn văn hoá dân tộc trải qua 3 cuộc phục hưng văn hoá lớn: - Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ X-XIV - Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XV - Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XVIII 5.2.3. Văn hoá Việt Nam thế kỷ X- XIV [văn hoá Lý -Trần] Văn hoá thời Lí -Trần có những đặc trưng: là giai đoạn phục hưng văn hoá lần thứ nhất của dân tộc - thời kỳ khôi phục, khẳng định nền văn hoá dân tộc; ảnh hưởng văn hoá Phật giáo bao trùm trong đời sống xã hội; thời kỳ bắt đầu xây dựng nền văn hoá bác học. Thời Lí- Trần, văn hoá nước nhà đã đạt được những thành tựu to lớn. Về văn hóa vật chất: sản xuất nông nghiệp đặc biệt được chú trọng, gắn liền với nền kinh tế điền trang thái ấp. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Trong lễ tịch điền, vua đích thân cày những đường cày đầu tiên. Nhà nước đặt hẳn chức quan “Hà đê” để trông coi đê điều. Đê điều được tu bổ xây đắp [đê Cơ Xá- Hà Nội đắp dưới triều nhà Lý- 1118]. Nhà nước nhập thêm giống lúa mới từ Chiêm Thành [nay gọi lúa chiêm]. Kể từ đây, mỗi năm có hai vụ lúa. Trâu bò được chăm sóc, bảo vệ... Chính vì vậy, nền sản xuất dưới triều đại Lý- Trần dần dần đi vào ổn định, tạo cho quần chúng nhân dân có nguồn sống no đủ. Kiến trúc: trước hết phải kể đến hoàng thành Thăng Long [với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành] là công trình kiến trúc lớn thời Lý - Trần. Hoàng thành trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. Kinh thành ngày càng được xây dựng kiên cố, mở rộng. Tiếp theo là các công trình gắn liền với Nho giáo và sự nghiệp giáo dục Văn Miếu được xây dựng năm 1070, là nơi thờ Khổng Tử và các học trò xuất sắc của ông. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Việc xây dựng Văn Miếu,

Quốc Tử Giám đã chứng tỏ nhà nước bắt đầu sử dụng Nho giáo trong việc xây dựng, phát triển triều chính và đất nước. Thứ nữa là các công trình gắn liền với Phật giáo. Chùa chiền thời này được xây dựng rất nhiều. Riêng năm 1031 nhà nước cho xây tới 950 ngôi chùa. Có năm riêng nguyên phi Ỷ Lan đã cho xây tới 71 ngôi chùa. Rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trong thời kỳ này: Chùa Một Cột [Hà Nội], Chùa Keo [Thái Bình], Chùa Thầy [Hà Nội], Chùa Bút Tháp [Bắc Ninh]... Trong các công trình Phật giáo, có bốn công trình được mệnh danh là Tứ Đại Khí [khí: vật dụng], bao gồm: Tháp Báo Thiên ở Hà Nội, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều- Quảng Ninh, Chuông Quy Điền [chùa Diên Hựu], Vạc Phổ Minh trong chùa Phổ Minh [xã Tức Mạc- ngoại thành Nam Định]. Về điêu khắc: hình tượng con rồng là một thành tựu lớn, thể hiện tài năng, quan niệm thẩm mĩ của thời Lý Trần. Rồng thời Lý đạt đến độ thanh thoát, mềm mại, tinh xảo có nhiều biểu tượng về nước, mưa, gió. Rồng thời Lý cũng mang nhiều đặc điểm của văn hoá Phật giáo thời kì này. Rồng thời Trần dữ dội hơn, mang dáng dấp con rồng ở Tử Cấm Thành. Con rồng thời Trần đã mang theo ý nghĩa tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý như dệt, gốm, mĩ nghệ... Nghề dệt đã có nhiều thành tựu, từ vải, lụa đến những loại gấm đoạn với đủ các màu sắc và hoạ tiết trang trí đặc sắc đã được những người thợ dệt khéo tay và thông minh nhà Lý làm ra. Nghề gốm là nghề có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao. Những lò gốm thời kì này làm ra khá nhiều gạch, ngói đặc biệt là loại ngói bằng sứ trắng, ngói tráng men và những loại gạch khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu đời Lý. Thời Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, như làng Ma Lôi [Hưng Yên]. Thương nghiệp thời nhà Lý bắt đầu khởi sắc. Dưới triều Trần có nhiều phố buôn bán như Vân Đồn, An Bang [Quảng Ninh], Nghi Hoà Đình [Cao Bằng]... Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61 phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn có phường thủ công và phố xá buôn bán.

Nôm từ thời Lý thì chưa có bằng cứ. Sử sách có nhắc đến các tác giả có tác phẩm bằng chữ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Mạc Đĩnh Chi với Giáo tử phú , Huyền Quang với Vịnh hoa Yên Tử phú ... Ngoài ra, thời kì này các tác giả văn Nôm khác như Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An... Đặt trong tiến trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện một nền văn học viết [cả hai hình thức: chữ Nôm và chữ Hán] đều là bước phát triển và về số lượng và chất lượng của nền văn hoá. Tóm lại, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề. Hệ quả của chính sách đồng hoá về mặt văn hoá đã làm cho dấu ấn về thành quả văn hoá của một nghìn năm hết sức nghèo nàn, dù cha ông ta có tinh thần đề kháng mãnh liệt. Đến giai đoạn này, tất cả các thành quả đạt được có thể coi là những bước đột phá. Do đó, văn hoá Lý- Trần xứng đáng được coi là cuộc phục hưng lần thứ nhất của văn hoá dân tộc. 5.2.3 Văn hoá Việt Nam thế kỷ XV-XVII [thời kỳ Minh thuộc- Hậu Lê] Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vi. Năm 1400, nhà Hồ lên nắm quyền, đổi tên nước là Đại Ngu. Nhà Hồ đưa ra nhiều chính sách tiến bộ nhưng lại bị quý tộc và nông nô chống lại. Năm1407, nhà Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ xâm lược nước ta. Năm 1413, nước ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Minh. Nhà Minh thực hiện chính sách khủng bố, bóc lột, đồng hoá hết sức tàn bạo và thâm độc. Năm1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê ra đời. Nhà Lê lấy mô hình Nho giáo để xây dựng đất nước. Từ đây xã hội Việt Nam chuyển nhanh trên con đường phong kiến hoá. Nhà Lê cực thịnh vào triều Lê Thánh Tông. Trong thời Minh thuộc, do bị chính sách cai trị và đồng hoá của nhà Minh, văn hoá Việt Nam thời kỳ này bị tàn phá nặng nề; văn hoá phương Bắc xâm nhập và chi phối diện mạo văn hoá Việt Nam. Thời Hậu Lê, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, vương triều Hậu Lê được thiết lập đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử và trong văn hoá dân tộc. Đất nước ta vào cuộc phục hưng văn hoá lần thứ 2. Các thành tựu văn hoá đạt được dưới thời Hậu Lê đều gắn liền với các chủ trương, chính sách tiến bộ của triều đại nhà Lê. Văn hoá vật chất: nhà Lê đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. Các triều đại nhà Lê có nhiều chiếu dụ, chỉ dụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Việc

chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng. Triều đình đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê. Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh". Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, bò để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân... Với những chính sách đó, sản xuất nông nghiệp thời Hậu Lê thu được thắng lợi lớn. Nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất thủ công nghiệp. Các nghề thủ công truyền thống được khôi phục. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp đã xuất hiện, đặc biệt là Thăng Long. Ngay dưới thời Hậu Lê, Thăng Long đã hình thành 36 phố phường, nhiều phường trở thành phường nghề. Dư địa chí ghi lại một số phường chuyên nghề nổi tiếng như Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa, Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo diệp y. Ở nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng [gốm sứ]... Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đã tạo ra một nền sản xuất mang tính tự cấp tự túc, duy trì và đảm bảo cuộc sống no đủ cho dân chúng, khiến xã hội thái bình, thịnh trị. Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, [Quảng Ninh], Hội Thống [Nghệ An], cấm dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi hành chính sách “bế quan toả cảng". Về văn hóa tôn giáo, tư tưởng: các nhà vua thời Lê sơ từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho giáo. Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như Phật và Đạo. Lê Thái Tổ quy định sư tăng trên 50 tuổi phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ [Điều 301 Luật Hồng Đức], cấm quan liêu trong triều kết giao với tăng, đạo. Tuy nhiên, dù không được Nhà nước khuyến khích

Về văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Lê Thánh Tông... Đặc biệt, sự xuất hiện của Hội Tao đàn [do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh] có ý nghĩa hết sức quan trọng: lần đầu tiên nước ta có “Hội nhà văn” mang tính chất nhà nước, chính thống có tổ chức, có quan điểm sáng tác, có hoạt động sáng tác, có in ấn tác phẩm, có hoạt động phê bình... Bên cạnh các sáng tác chữ Hán, sáng tác văn học chữ Nôm cũng để lại những thành tựu lớn, trong đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thơ ca viết bằng tiếng mẹ đẻ: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập. Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển [đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển]. Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê [Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh], phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc. Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, thường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau. Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn Bản thảo thực vật toản yếu , Lương Thế Vinh soạn Đại thành toán pháp; Vũ Hữu [cha Vũ Quỳnh] soạn Lập thành toán pháp, tính toán rất chính xác trong việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng thành Thăng Long: Đại Hưng [Cửa Nam] và Đông Hoa [Cửa Đông]. Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần. Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ thấp, thậm chí bị miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian lý liên [rí ren] bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm. Các loại hình nghệ thuật khác ở thời Hậu Lê cũng có nhiều bước phát triển. Tuồng chèo cũng phát triển. Thời kì này, xuất hiện những công trình mang tính lý luận về tư duy nghệ thuật: Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh.

Kiến trúc điêu khắc cũng có những thành tựu lớn: hệ thống đình làng thời Lê trở thành biểu tượng của văn hoá làng xã. Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga. Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng [ngày nay chỉ còn lại đôi lan can rồng đá]. Ở quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng. Các thành tựu trên làm cho thời Hậu Lê thực sự trở thành một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử văn hoá dân tộc. Mọi thành quả văn hoá thời này đều gắn bó với các chính sách tiến bộ của thời đại. Điều đó có ý nghĩa ngay cả trong thời đại ngày nay trong xây dựng văn hoá mới. Văn hoá thời Hậu Lê xứng đáng được coi là cuộc đại phục hưng văn hoá lần thứ hai của lịch sử văn hoá dân tộc. Thành tựu về văn hóa khiến cho ở thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á. 5.2.3. Văn hoá Việt Nam từ thế kỷ XVI- 1858 Thế kỉ XVI- XVII, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến dẫn đến sự sụp đổ liên tiếp của các triều đại. Các tập đoàn phong kiến Trịnh, Mạc, Lê, Nguyễn tranh chấp quyền lực, đẩy đất nước vào cảnh nội chiến. Sang thế kỷ XVIII, nội chiến chấm dứt nhưng đất nước vẫn bị phân làm hai: Đàng Trong, Đàng Ngoài. Chính quyền suy loạn. Năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ dẹp tan 20 vạn quân Thanh và các tập đoàn phong kiến, lập nên triều Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được thiết lập. Triều Nguyễn lấy Nho giáo làm quốc giáo. Tình hình lịch sử ảnh hưởng lớn đến đặc điểm văn hoá giai đoạn này. Về văn hoá tư tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi. Cùng với sự xuống dốc của chế độ phong kiến, ý thức hệ phong kiến- Nho giáo bước vào thời kỳ khủng hoảng, kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XIX. Các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư tưởng văn hoá. Tuy nhiên, các thế lực vương triều cũng không làm cho Nho giáo có được vị thế của nó như ở thế kỉ XV. Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả Đàng ngoài và Đàng trong đua nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các

Chủ Đề