Vật liệu phụ: là gì

3 CÁCH PHÂN BIỆT NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ MỚI N HẤT NĂM 2021

  • Tháng Năm 18, 2021
  • , 5:28 chiều
  • , CHIA SẺ KIẾN THỨC
Vật liệu phụ: là gì

Bạn không biết thế nào là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ? Bạn không phân biệt được sự khác nhau giữa nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ? Bạn muốn biết cách phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất là đối tượng của lao động, thuộc tài sản dự trữ và là 1 trong 3 yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh- là cơ sở vật chất để tạo nên thực thể vật chất của sản phẩm.

1.Thế nào là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ?

Có thể hiểu một cách đơn giản nguyên vật liệu là đối tượng mà người công nhân dùng công cụ máy móc để tác động vào và tạo nên sản phẩm. Ví dụ trong ngành công nghiệp may mặc thì nguyên vật liệu chính là vải, chỉ, cúc,. Người công nhân dùng máy móc thiết bị may tác động vào vải, chỉ, cúc, để may thành cái quần cái áo. Sau quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu là vải, chỉ, cúc, đã hình thành nên sản phẩm là cái quần, cái áo.

Công cụ dụng cụ: là tư liệu lao động không thỏa mãn tiêu chuẩn về ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Một tài sản được coi là tài sản cố định khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện: thứ nhất là có giá trị được xác định một cách đáng tin cậy theo quy định hiện nay là từ 30tr đồng trở lên, thứ 2 là có thời gian sử dụng trên 1 năm và thứ 3 là chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Như vậy nếu một máy móc, dụng cụ, thiết bị, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh không đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện trên thì nó được coi là công cụ dụng cụ.Ví dụ như một cái máy may có giá trị nhỏ hơn 30tr thì là công cụ dụng cụ. Nhưng một cái máy may có giá trị lớn hơn 30 tr thì là tài sản cố định.

2. So sánh nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

  • Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất và chế tạo sản phẩm. Ví dụ: vải chỉ dùng 1 lần để may nên sản phẩm là cái quần cái áo. Còn công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ví dụ: cái máy may hay cái kéo của người thợ may có thể may nên rất nhiều sản phẩm
  • Nguyên vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu Ví dụ: vải sau khi dùng để may nên sản phẩm nó sẽ mang hình dáng của sản phẩm là cái quần hoặc áo. Còn công cụ dụng cụ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Ví dụ: cái máy may hay cái kéo của người thợ may sau khi may rất nhiểu sản phẩm thì hình thái vật chất nó vẫn không thay đổi.
  • Giá trị nguyên vật liệu dịch chuyển toàn bộ 1 lần vào quá trình sản xuất kinh doanh Ví dụ: giá trị của vải sẽ chuyển toàn bộ vào sản phẩm là cái quần hoặc cái áo. Còn giá trị công cụ dụng cụ được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Ví dụ: cái máy may hay cái kéo cắt may qua nhiều lần may sẽ bị giảm dần giá trị theo thời gian chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh

3. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

3.1 Phân loại nguyên vật liệu:

a. Tùy thuộc vào vai trò và nội dung mà NVL được chia làm 6 loại:

NVL chính: là những sản phẩm mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm

Vật liệu phụ là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất

Căn cứ vào công dụng, vật liệu phụ, vật liệu phụ chia thành:

+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm: ví dụ gia vị, phẩm màu trong công nghiệp chế biến thực phẩm hoặc ví dụ sơn, véc ni, dầu bóng,trong sản xuất đồ gỗ

+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng vật liệu chính:xăng pha với sơn khi quét tường để tăng độ bám và độ bóng của sơn , mật trộn với xi măng làm xi măng gắn kết cực tốt,

+ Nhóm vật liệu phụ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất: chỉ dùng may áo,

Nhiên liệu: là những thứ được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt,

-Phụ tùng thay thế: gồm các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị,

-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ , khí cụ ) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản

Vật liệu khác: gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng,..

b. Tùy thuộc vào nguồn gốc:

Nguyên liệu vật liệu mua ngoài

Nguyên liệu vật liệu tự chế, tự gia công

Nguyên liệu vật liệu từ nguồn khác như nhận góp vốn, biếu tặng,

c. Tùy thuộc vào mục đích và nơi sử dụng:

Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh

Nguyên liệu, vật liệu dùng cho quản lý

Nguyên liệu, vật liệu dùng cho mục đích khác

4.2 Phân loại công cụ dụng cụ:

a. Căn cứ vào nội dung kinh tế được phân thành các loại chủ yếu sau:

Dụng cụ giá lắp, đồ nghề chuyên dùng cho sản xuất;

Công cụ, dụng cụ dùng cho công tác quản lý;

Quần, áo bảo hộ lao động;

Khuôn mẫu đúc sẵn;

Lán, trại tạm thời;

Các loại bao bì dùng để chứa đựng hàng hoá, vật liệu;

Các loại công cụ, dụng cụ khác.

b.Trong công tác quản lý và hạch toán công cụ, dụng cụ được chia ra làm 3 loại:

Công cụ, dụng cụ;

Bao bì luân chuyển;

Đồ dùng cho thuê.

CHIA SẺ BÀI VIẾT:

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
  • KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THUÊ TÀI CHÍNH
  • CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
  • SO SÁNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI HƯỜNG XUYÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
  • 7 TRƯỜNG HỢP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ HÀNG HÓA NĂM 2021
  • 3 CÁCH PHÂN BIỆT NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ MỚI N HẤT NĂM 2021
  • KHÓA HỌC EXCEL CƠ BẢN DÀNH CHO KẾ TOÁN
  • KẾ TOÁN THỰC TẾ TRÊN MISA
  • KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ TRÊN EXCEL