Ví dụ phương pháp đặt và thay đổi vấn de tư duy

Ví dụ phương pháp đặt và thay đổi vấn de tư duy

Dùng 12 cây để trồng thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây

Ví dụ phương pháp đặt và thay đổi vấn de tư duy

Dùng 10 cây để trồng thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây

Ví dụ phương pháp đặt và thay đổi vấn de tư duy

A và B mỗi người có 1 ổ khóa và 1 chìa khóa khác nhau làm sao để 2 người họ lúc nào cũng có thể khóa và mở khóa được?

– Vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: như đã trình bày ở trên, tư duy không thể hình thành nếu thiếu hoàn cảnh có vấn đề. Tình huống có vấn đề mà những biện pháp, công cụ trước đây không thể giải quyết một cách có hiệu quả sẽ làm khởi nguồn cho các hoạt động tư duy của con người.

– Vấn đề có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi thúc con người tư duy để tìm cách khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những tình huống có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả năng tư duy giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Giáo viên thường xuyên cho bài tập phù hợp và động viên, khuyến khích học sinh để năng cao khả năng học tập.

– Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy: Nói cho cùng, tất cả các hoạt động nhận thức của con người đều xuất phát sau đó quay về hiện thực khách quan. Đối với một tình huống có vấn đề, con người luôn có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó, nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất, ứng dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn sẽ được chọn lựa và thực hiện. Nếu tư duy chỉ dừng lại là những suy nghĩ thì sẽ không có giá trị.

Ví dụ: đối với toán học, việc tìm ra con số Pi là vô cùng quan trọng, ngay từ thời cổ đại, đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra con số Pi gần đúng (từ 3,13 – 3,16). Ngày nay, các nhà toán học đã chứng minh được con số Pi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Đã có sự tiến xa trong lĩnh vực này, ngày nay tuy biết con số Pi là vô tận nhưng việc tìm ra con số này đã lên tới hàng chục tỷ chữ số sau dấu phẩy (,).

– Tư duy nảy sinh và phát triển góp phần thay đổi thực tế, vấn đề. Cách giải quyết mới sẽ giúp đặt nên những vấn đề mới hơn trong cuộc sống và lao động: Như đã nêu trong ví dụ trên, những kết quả của tư duy mang lại hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời cũng đưa con người đối diện với những vấn đề mới nảy sinh dựa trên nền tảng của những vấn đề cũ. 

   Có thể lấy ví dụ về chương trình học của học sinh cấp II và cấp III, các nội dung khá giống nhau nhưng cấp II chỉ mang tính tổng quan, định tính còn cấp III thì đi sâu chi tiết và định lượng. Chương trình học như vậy mới phù hợp và giúp nâng cao năng lực của học sinh.

   Không phải bất cứ hoàn cảnh có vấn đề nào cũng làm nảy sinh tư duy. Quá trình tư duy chỉ xảy ra khi có những tình huống có vấn đề thỏa
mãn các điều kiện sau:

• Vấn đề phải xuất phát và có liên hệ trực tiếp đối với người giải quyết vấn đề.

• Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết vấn đề.

• Vấn đề phải phù hợp với khả năng của người giải quyết.

• Cá nhân phải nhận thức được đầy đủ vấn đề.

• Cá nhân có những tri thức cần thiết để giải quyết vấn đề đó.

Ví dụ: Nếu đưa bài toán giải phương trình bậc 2 cho học sinh lớp 3 giải, đây cũng là tình huống có vấn đề nhưng không phù hợp bất kỳ yếu tố nào đã được nêu ở trên trong trường hợp này.

   Như vậy tư duy không thể nảy sinh nếu thiếu vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

   Mức độ của vấn đề có tác động quyết định đến khả năng hình thành tư duy.

   Nhưng việc tư duy và tìm ra được phương pháp giải quyết vấn đề lại còn tùy thuộc vào năng lực và điều kiện thực tế của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và tư duy.

   Việc nhận ra được bản chất tính có vấn đề của tư duy giúp ta có cái nhìn khoa học và chính xác về khả năng hình thành tư duy, giải quyết vấn đề của chúng ta.

   Là yếu tố quan trọng để chỉ ra rằng việc nâng cao khả năng tư duy của con người là hoàn toàn có thể và chủ động, giúp con người ta có động lực để học tập, tích lũy và hoàn thiện bản thân, hoạt động của chính mình.

   Đối với sinh viên, việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhưng  đó cũng là động lực giúp chúng ta có thể trưởng thành hơn.

   Qua đó nêu ra nhiệm vụ đối với mỗi sinh viên là phải không ngừng học tập, trau dồi bản thân để có thể giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp do cuộc sống đem lại.

Như vậy, vấn đề vừa là mục tiêu, động lực và sự đánh giá đối với mỗi chúng ta.

Ví dụ phương pháp đặt và thay đổi vấn de tư duy

Quá trình tư duy

Khái niệm tư duy 

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Tư duy thuộc về giai đoạn nhận thức lý tính, là một bộ phận quan trọng của quá trình tâm lý.

  • Khái niệm Tư duy
  • Đặc điểm của tư duy
  • Tính có vấn đề của tư duy 

Tư duy là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn:

– Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống. Tình huống là điều kiện quan trọng của tư duy. Song, không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư duy. Chỉ có những tình huống mà con người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó đễ thỏa mãn nhu cầu thì trong tình huống đó tư duy mới nảy sinh.

Ví dụ: một bài toán nhân sẽ là vấn đề đối với một học sinh lớp hai nhưng không phải là vấn đề đối với một sinh viên đại học.

– Mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu cá nhân. Một người càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó càng dễ dàng nhìn ra một cách đầy đủ các mâu thuẫn.

– Và nhu cầu của mỗi người cũng rất quan trọng. Nếu người nào có nhu cầu cao trong vấn đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn những người có nhu cầu cơ bản.

Ví dụ: Nhà quản lý có kiến thức cao, từng làm việc nhiều năm có nhiều kinh nghiệm và có nhu cầu giải quyết vấn đề cao thì sẽ nhìn nhận vấn
đề sâu sắc và toàn diện hơn nhà quản lý có kiến thức thấp mới đi làm và không có mong muốn giải quyết vấn đề.

– Trong giai đoạn này cần chú ý tránh xác định chệch hướng vấn đề. Nếu xác định sai sẽ ảnh hưởng đến những bước sau và có thể không tìm ra phương pháp giải quyết.

– Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình tư duy.

Chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết từ đó xuất hiện các liên tưởng. Sau khi xác định vấn đề chủ thể tư duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm học hỏi từ người đi trước có liên quan đến vấn đề, từ đó liên tưởng trong đầu những nội dung có liên quan đến vấn đề.

– Các tri thức kinh nghiệm thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ. Chủ thể tư duy tìm kiếm thông tin từ nhiều phía nên lượng thông tin thu được rất lớn nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác, cần phải lựa chọn những thông tin phù hợp và đáng tin cậy đễ đưa vào giải quyết vấn đề.

Ví du: sau khi thu thập thông tin về một vấn đề tâm lý nào đó thông qua những tờ trắc nghiệm người ta không dùng thông tin của tất cả các phiếu mà chỉ dùng những phiếu có nội dung chân thực đễ sử dụng.

– Từ cơ sở dữ liệu vừa thu được hình thành một số phương án có thể có đễ giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

– Nên trải qua một quá trình kiểm tra trước khi thực hiện các phương án. Cần kiểm tra xem phương án nào tương ứng với điều kiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Nếu:

• Phương án được khẳng định thì sẽ đi đến giải quyết vấn đề bằng phương án đó.

• Phương án bị phủ dịnh thì hình thành một quá trình tư duy mới tìm ra phương án mới phù hợp hơn đễ giải quyết vấn đề.

– Trong giai đoạn này sau khi kểm tra các phương án đôi khi chủ thể tư duy sẽ phát hiện ra một số nhiệm vụ mới cần giải quyết.

– Là khâu cuối cùng của quá trình tư duy.

– Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.

– Sau khi giải quyết vấn đề đôi khi một số vấn đề mới lại nảy sinh. Lúc đó, một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.

– Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân thường gặp:

• Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ).

• Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa.

• Tính chất cứng nhắc, khuôn sáo của tư duy.

 Sơ đồ: các giai đoạn của một quá trình tư duy

Ví dụ phương pháp đặt và thay đổi vấn de tư duy

   Đây là sơ đồ logic của tư duy do nhà tâm lí học K.K. Platonop đã tóm tắt. Số lượng các giai đoạn có thể không cần đầy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân thủ theo sơ đồ.

Ví dụ: Sinh viên A cuối tháng hết tiền không có tiền ăn, tiền tiêu nhưng còn đến một tuần nữa mới đến hạn nhận tiền nhà gửi. Vấn đề đặt ra cho sinh viên này là làm sao sống qua một tuần nữa chờ đến ngày ở nhà gửi tiền vào. Và sinh viên A  bắt tay vào vệc tìm cách giải quyết vấn đề.

– Sau khi tham khảo ý kiến của các bạn và cộng thêm kinh nghiệm của bản thân qua những lần hết tiền trước đây sinh viên A đã tìm ra một số phương án giải quyết như sau:

• Vay tiền bạn bè sống tạm một tuần, sau khi nhận tiền sẽ gữi lại.

• Bảo gia đình gửi tiền sớm hơn

– Sinh viên A bắt tay vào việc kiểm tra xem phương án nào có thể thực hiện được.

• Đầu tiên là đi hỏi thăm các bạn vay tiền nhưng cuối tháng ai cũng hết tiền không thể vay được.

• Tiếp theo là hỏi cô chủ ăn chịu nhưng cô chủ quán không bán.

• Cuối cùng là điện về nhà nói với gia đình và gia đình đồng ý gửi sớm hơn, nhưng gửi ít hơn thường lệ.

– Và vấn đề của sinh viên này đã được giải quyết nhưng một vấn đề mới lại nảy sinh là với số tiền ít hơn sinh viên A phải chi tiêu thế nào đễ đủ cho tháng tiếp theo. Và một quá trính tư duy mới lại nảy sinh.

Trong quá trình tư duy cần chú ý:

– Cần kiên nhẫn,có thời gian nhìn nhận vấn đề để hiểu được bản chất của nó tránh bỏ qua một số dữ liệu quan trọng làm cho việc tư duy
trở nên bế tắc.

Ví dụ: khi làm bài thi phải có thời gian đọc đề thật kĩ.

– Cần quyết đoán, xác định rỏ nhiệm vụ tránh tư duy chệch hướng vấn đề.

Ví Dụ: khi làm việc nhóm cần thống nhất ý kiến tránh phân vân nhiều ý kiến

– Tránh làm phức tạp hóa vấn đề dẫn đến khó khăn trong tư duy.

Ví dụ: chỉ tìm đọc những tài liệu cần thiết cho bài làm tránh đọc nhiều sách đâm ra lan man.

– Tránh lối tư duy khuôn sáo, cứng nhắc.

Ví Dụ: nhà quản lý không nên áp dụng phương pháp quản lý của môi trường này cho môi trường khác.

– Khi gặp một vấn đề trong cuộc sống không nên bi quan, bế tắc, cần bình tĩnh tìm cách tư duy giải quyết vấn đề.

– Khi tư duy giải quyết vấn đề cần tư duy tích cực tránh lối tư duy lệch lạc tiêu cực.

– Trong hoạt động giáo dục và quản lý cần khuyến khích lối tư duy đột phá đễ tìm ra thành công mới.

– Học sinh, sinh viên cần tập lối tư duy logic, phát triển khả năng tư duy đễ học tập hiệu quả và nhanh chóng.

– Học sinh sinh viên cần năng nổ hoạt động để có nhiều trải nghiệm giúp cho tư duy trong học tập và trong cuộc sống tốt hơn.

– Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh của Adam Khoo: bạn có thể làm được những gì bạn muốn nếu bạn biết cách tư duy và làm chủ tư duy.

Tư duy tích cực của Trish Summerfield: người lạc quan và có tư duy tích cực luôn nhìn thấy cơ hội trong từng mối hiểm nguy, người không lạc quan và có tư duy tiêu cực luôn nhìn thấy hiểm nguy trong từng cơ hội.

– Tư duy đột phá của Shogio Hibino: sách giúp trí não bạn nhìn nhận vấn đề một cách nhanh nhất và sâu sắc nhất, đưa ra những ý kiến sáng tạo độc đáo. Với tư duy đột phá bạn sẽ thông minh hơn mà không phải mất nhiều công sức.

– Phương pháp tư duy siêu tốc của Bobi Diporter nói về các phương pháp tư duy hổ rợ khả năng trí nhớ, giúp bộ não tư duy hiệu quả và đột
phá.

– Lập bản đồ tư duy của Tony Buzan: sách hướng dẫn cách lập bản đồ tư duy ghi chú lại và sắp xếp những tư duy giúp bạn ngăn nắp và sáng tạo hơn.

– Sáu chiếc nón tư duy của Edward de Bono: sách nói về từng loại tư duy, chỉ cho chúng ta biết trong hoàn cảnh nào cần áp dụng những loại tư duy nào cho hiệu quả cao nhất.

– Tôi tài giỏi bạn cũng thế của Adam Khoo. Đọc sách này cho ta biết nhiều kĩ năng bổ ích bổ trợ cho quá trình tư duy. Đến với tôi tài giỏi bạn cũng thế bạn sẽ khám phá và phát huy hết tiềm năng của bản thân.