Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Văn hóa là gì? Văn hóa đại diện cho ý nghĩa gì? Di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể có lẽ hai khái niệm này bạn cũng đã từng học và nghe nhưng liệu rằng bạn đã hiểu bản chất cũng như tính chất đặc trưng của hai khái niệm này, những loại sản phẩm nào mới gọi là di sản văn hóa? Có lẽ nói đến văn hóa là chúng ta sẽ nghĩ đến những điều tốt đẹp và có ý nghĩa giá trị nhất mà ông bà ta đã để lại cho đến bây giờ, nhưng cụ thể ra sao? 

Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm văn hóa, hay muốn biết nhiều hơn đến nền văn hóa nước ta một phần cơ bản nào đó thì hãy cùng sentory.vn chúng tôi chúng tôi tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây để hiểu thêm.

Đang xem: Văn hóa là gì cho ví dụ

Nội dung bài viết

Tìm hiểu các khái niệm về văn hóa. Văn hóa là gì? Các định nghĩa văn hóa khác nhau Khái quát định nghĩa văn hóa là gì? Các khái niệm khác về các dạng văn hóa Văn hóa vật chất Văn hóa tinh thần Tiểu văn hóa Văn hóa nhóm Phản văn hóa Văn minh Những khái niệm khác liên quan tới văn hóa Di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa phi vật thể Danh lam thắng cảnh Di tích lịch sử – văn hóa Cổ vật Di vật Bảo vật quốc gia Đặc trưng và chức năng của văn hóa Đặc trưng của văn hóa Chức năng của văn hóa Vai trò của văn hóa Cơ cấu của văn hóa Sự thay đổi văn hóa và nguyên nhân Định nghĩa về văn hóa xã hội là gì? Định nghĩa về văn hóa xã hội là gì? Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa  Kết cấu của bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các hoạt động trong văn hóa doanh nghiệp  Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Các quy ước trong văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Tìm hiểu các khái niệm về văn hóa.

Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Văn hóa là gì? Định nghĩa khác nhau về văn hóa?

Văn hóa là gì?

Các định nghĩa văn hóa khác nhau

+ Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. 

+ Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

+Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

+ Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

+ Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.

Ở một số cách nhìn nhận khác, người ta xem văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn, cụ thể là qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người gìn giữ, sử dụng phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên thực tế là rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra nhưng đến hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào là thống nhất và thỏa mãn được hàm ý sâu rộng của văn hóa.

Khái quát định nghĩa văn hóa là gì?

Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Văn hóa là tất cả những gì con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

Văn hóa là gì? Bạn có thể hiểu sơ lược văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… 

Thông thường hằng ngày văn hóa được hiểu là văn học, nghệ thuật là thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh….

Một cái hiểu khác lại cho rằng văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận…, chúng ta hay nói người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong lĩnh vực nhân loại học và xã hội học, văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất là bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người, không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Các khái niệm khác về các dạng văn hóa

Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộngVăn hóa vật chất

Văn hóa vật chất là các sản phẩm vật thể, đồ dùng, dụng cụ do con người làm ra dùng để chỉ năng lực sáng tạo của con người.

Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần là bao gồm các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống. 

Văn hóa tinh thần được tạo ra để phục vụ cho các hoạt động tinh thần như ứng xử, kỹ năng, tri thức, giá trị khoa học nghệ thuật với những nguyên tắc, tiêu chí có tác động chi phối các hoạt động của con người. 

Văn hóa tinh thần cũng là thị hiếu, nhu cầu về tinh thần và cách thỏa mãn nhu cầu đó.

Tiểu văn hóa

Tiểu văn hóa dùng để nói đến văn hóa của các cộng đồng nhỏ hơn có những sắc thái khác, riêng nhưng không hề đối lập mà hòa vào với nền văn hóa chung của xã hội đó. Có thể nói nó là một bộ phận của nền văn hóa chung nhưng có những nét khác biệt của mình.

Như tiểu văn hóa của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu đời ở một nước, ví như tiểu văn hóa của dân tộc H’Mông, tiểu văn hóa của khu vực nông thôn, tiểu văn hóa thanh niên, tiểu văn hóa của những người cao tuổi. 

Hay có thể hiểu mỗi xã hội đều có những dân tộc và cộng đồng khác nhau và mỗi cộng đồng nhỏ ấy đều có những mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy. Những biểu hiện ấy được gọi là “tiểu văn hóa” hay “văn hóa phụ”. Các cộng đồng này bao gồm những cá nhân có cùng một nền tảng dân tộc hoặc chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo, đôi khi đó còn là những nhóm người trong các lĩnh vực nghề nghiệp, lứa tuổi,… Trong các nhóm tiểu văn hóa có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng tình. Mặc dù không đối lập với nền văn hóa chung nhưng các tiểu văn hóa trong xã hội thường có những sự đối lập, thường xảy ra bất đồng.

Văn hóa nhóm

Văn hóa nhóm là hệ thống, tập hợp các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong một nhóm người. Văn hóa nhóm hình thành với sự ra đời của nhóm nhằm duy trì, thiết lập sự hoạt động của nhóm. Các nhóm nhỏ đều có văn hóa riêng của mình đồng thời là một phần nằm trong văn hóa chung của xã hội. 

Như vậy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau gọi là văn hóa nhóm và văn hóa nhóm chỉ nền văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu văn hóa.

Xem thêm: Chia Sẻ Các Cách Nấu Lẩu Hải Sản Ngon Nhất, Cách Nấu Lẩu Hải Sản Chua Cay Ngon Như Ngoài Hàng

Xem thêm: Cách Trồng Cây Hoa Giấy Nở Quanh Năm, Kỹ Thuật Trồng Hoa Giấy Nở Quanh Năm

Phản văn hóa

Phản văn hóa là sự công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung. Phản văn hóa được xem là tập hợp các chuẩn mực, giá trị của một nhóm người nào đó trong xã hội mà có sự đối lập với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. 

Vì vậy mà sự khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều so với sự khác nhau giữa tiểu văn hóa và văn hóa chung.

Văn minh

Nếu văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần sâu xa của cộng đồng thì văn minh bắt nguồn từ khoa học và thể hiện đầu tiên ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. 

Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Nền văn minh nông nghiệp từ thời cổ đại

Hay có vài quan điểm khác cho rằng, thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm văn hóa Pháp, Anh, Đức,…

Một số khác lại có cách nhìn nhận khác, coi văn hóa là những khía cạnh trừu tượng hóa của một xã hội riêng biệt. Còn văn minh thì lại được chia thành những bậc cao thấp khác nhau. Đặc biệt trong quan điểm này cho rằng văn minh bậc cao được coi là một tổng thể văn hóa bao gồm những nét đặc trưng văn hóa quan trọng nhất thấy được trong nhiều xã hội riêng biệt; văn minh phương Tây trong đó có nhiều xã hội có chung một hình thức đặc thù về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,… Văn minh bậc thấp được cấu thành bởi một dân tộc thuần nhất đặc trưng cho những xã hội giai cấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử (văn minh Ai Cập, Trung Hoa,…).

Những khái niệm khác liên quan tới văn hóa

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa vật thể là các sản phẩm vật chất lâu đời, mang trong mình các giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử ví như: danh lam thắng cảnh, cổ vật, di vật, di tích lịch sử – văn hóa và bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, lưu truyền bằng cách truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Trang phục truyền thống cũng là nét đẹp văn hóa riêng

Danh lam thắng cảnh

Danh lam thắng cảnh bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc lâu đời có giá trị về thẩm mỹ, khoa học và lịch sử.

Di tích lịch sử – văn hóa

Các di tích hay công trình này do con người xây dựng nên hay các di vật, bảo vật quốc gia, cổ vật hay địa điểm nào đó mà có giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học.

Cổ vật

Cổ vật là những hiện vật có niên đại lâu đời mang trong mình giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử được lưu truyền qua các thế hệ. Một hiện vật được coi là cổ vật khi có từ 100 năm tuổi trở lên.

Di vật

Di vật là những hiện vật có giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử được người đời lưu truyền lại

Bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia hiện vật do người đời lưu giữ và truyền lại qua các đời kế tiếp. Nhưng bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, thể hiện được những nét văn hóa, khoa học và lịch sử tiêu biểu của đất nước.

Đặc trưng và chức năng của văn hóa

Ví dụ tính hệ thống của văn hóa

Đặc trưng và chức năng của văn hóa là gì?

Đặc trưng của văn hóa

– Tính hệ thống

Tính hệ thống của văn hóa giúp tập hợp, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự kiện văn hóa, các hiện tượng, quy luật hình thành, phát triển cùng đặc trưng của nó. Với tính hệ thống, văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động của xã hội, giúp tổ chức xã hội tốt hơn.

– Tính giá trị 

Giá trị của văn hóa dựa theo mục đích phân thành giá trị vật chất phục vụ nhu cầu vật chất của con người hay giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người. Còn nếu dựa theo ý nghĩa, văn hóa chia thành giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng. Dựa theo thời gian, văn hóa chia thành giá trị nhất thời, giá trị vĩnh cửu.

Giá trị theo thời gian giúp con người có thể đánh giá khách quan, biện chứng hơn về giá trị của văn hóa, tránh được sự phủ nhận sạch trơn hay tán dương hết lời một cách cực đoan.

Một hiện tượng, sự vật có thể tồn tại nhiều giá trị khác nhau nhiều hay ít tùy vào việc chúng ta xem xét ở những góc độ nào, dựa trên bình diện gì. Chính vì vậy, một hiện tượng được đánh giá có thuộc phạm trù văn hóa hay không sẽ được xem xét các giá trị và phi giá trị trong mối tương quan của nó.

Một hiện tượng có giá trị hay không còn phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử với các chuẩn mực văn hóa được lấy làm hệ quy chiếu. 

– Tính nhân sinh

Văn hóa là tất cả các sản phẩm do con người tạo ra và phục vụ lợi ích của con người nên văn hóa có tính nhân sinh. Từ lâu con người biết điêu khắc đã, chạm khảm gỗ là những hoạt động mang tính vật chất và thực hiện các hoạt động mang tính tinh thần như đặt tên cho các danh lam thắng cảnh, xây dựng truyền thuyết về cuộc sống xung quanh. 

– Tính lịch sử

Thời gian giúp phân biệt văn hóa là sản phẩm của một quá trình mà con người tạo ra. Vì vậy mà tính lịch sử của văn hóa cho thấy văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ, có những giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử của văn hóa tạo nên chiều sâu, bề dày cũng như giúp văn hóa phải điều chỉnh, phân loại lại các giá trị một cách thường xuyên. Truyền thống văn hóa sẽ là cốt lõi trong lịch sử phát triển của lĩnh vực này. Truyền thống văn hóa gồm các giá trị khá ổn định được tích lũy và phát triển theo thời gian của một cộng đồng người, sau đó được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội, lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, nghi lễ, tập quán, phong tục và dư luận, luật pháp…

Chức năng của văn hóa

– Chức năng nhận thức của văn hóa

Khả năng nhận thức, tư duy và học tập của con người một cách có ý thức, có chủ đích là sự tiến hóa so với các loài động vật khác trên Trái Đất. Nếu loài vật chỉ sống đơn thuần theo bản năng tồn tại từ khi mới sinh ra thì con người luôn có nhận thức cao, từ khi sinh ra luôn vươn tới cuộc sống cao hơn. 

Văn hóa với sự kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người thực hiện được điều này tức là họ học hỏi hay rút kinh nghiệm từ những giá trị trước để hướng đến điều mới mẻ tốt hơn, hình thành nên một xã hội nhân bản hơn.

– Chức năng thẩm mĩ của văn hóa