Ví dụ về miêu tả nội tâm trực tiếp

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?”cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 9

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?

–Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sựlà tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

Kiến thức tham khảo về miêu tả nội tâm trong nhân vật

1. Khái niệmmiêu tả nội tâm trong nhân vật

- Nội tâm nhân vậtnhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

- Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:

+ Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.

+ Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.

2. Tìm hiểuví dụ miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

+ Ví dụ 1:Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm nhận vật:

* Bài học đường đời đầu tiên

- “Chao ôi, tôi có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôị Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi…”

- “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình..”

* (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

+ Ví dụ 2:.Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Trả lời:

- Những câu thơ miêu tả bên ngoài:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

... cồn nọ bụi hồng dặm kia"

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

.... kêu quanh ghế ngồi"

- Những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong:

"Bên trời góc bể bơ vơ,

.... đã vừa người ôm"

- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật.

- Nhận xét: Miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hoạt động, ngôn ngữ, màu sắc... có thể quan sát trực tiếp.

- Miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật... những gì quan sát được một cách trực tiếp.

+ Ví dụ 3:Trong đoạn văn trích trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả một cách đầy đủ tâm trạng của lão Hạc thông qua việc miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão: mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Điều này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm của lão.

–Đặc tả nội tâm nhân vậtlà bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

– Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

– Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rở. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

– Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi:“Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”.Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Ví dụ: Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.

b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?

c. Miêu tả nội tâm có tác đụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?

Trả lời:

Những câu miêu tả cảnh : 4 câu đầu và 8 câu cuối

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

….

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Và 

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Âm thầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

=>Cảnh được hiện lên qua sự quan sát bằng mắt thường kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ -> gợi lên một không gian mênh mông, rơn ngợp, hoang vắng, trơ trọi của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.

Những câu miêu tả tâm trạng: Phần còn lại

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

….

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

=> Đó là những suy nghĩ của Kiều về thân phận cô đơn bơ vơ nơi đất khách, nỗi nhớ Kim Trọng, cha mẹ nơi quê nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già.

b. Những câu thơ tả cảnh có liên quan đến việc thể hiện nội tâm nhân vật, vì nhiều khi từ việc miêu tả ngoại cảnh, ngoại hình mà người viết cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật, ví dụ:

  • Cảnh vật thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu càng bao la, hoang vắng thì càng làm nổi bật nỗi cô đơn của Kiều.
  • Cảnh vật thiên nhiên 8 câu thơ cuối buồn vắng mênh mông thì đó cũng chính là tâm trạng của Kiều khi ngồi ở lầu Ngưng Bích.

c. Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật -> giúp xây dựng nhân vật.

Ví dụ 2: Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả  nội tâm nhân vật của tác giả?

Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

Trả lời:

  • Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đang miêu tả hình dáng bên ngoài của Lão Hạc. 
  • Thông qua miêu tả bên ngoài cho thấy được tâm trạng của Lão Hạc: Đau đớn tột cùng, dằn vặt, hối hận (kh bán đi “cậu vàng” thương yêu). -> Miêu tả gián tiếp.

Ghi nhớ:

  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
  • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật.
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Trả lời:

Nghe tin Kiều bán mình chuộc cha,nhờ bà mối dẫn dắt, Mã Giám Sinh tìm đến nhà Kiều với danh nghĩa hỏi cưới nàng làm vợ.Họ Mã xuất hiện với bộ dạng quá tỉa tót ,nói năng thì cộc lốc, cử chỉ thô lỗ, xấc xược. Theo sau y là một đám tuỳ tùng ồn ào, bát nháo.Thuý Kiều cảm nhận mình bị lừa dối nhưng trước tình cảnh gia đình, nàng buộc phải chấp nhận.Nghe lời bà mối giục giã, Kiều từ trong phòng bước ra mà lòng đau đớn , tủi nhục ê chề. Nàng cảm thấy hổ thẹn cả với những vật vô tri. Trước mặt khách, Kiều bị coi như một món hàng thực sự. Kiều phải ngồi yên cho khách ngắm nghía, xem xét kĩ lưỡng, bắt buộc thử tài,cân sắc.Tên họ Mã bỉ ổi sau một hồi cò kè, mặc cả, đã chấp nhận mua Kiều với giá bốn trăm lạng vàng. Tình cảnh của Kiều lúc ấy thật đáng thương biết bao. Tấm lòng hiếu thảo của Kiều cũng thật đáng trân trọng biết bao.

Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Trả lời:

Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.

Trên ghế công đường, tôi cho gọi những người có ơn cứu mình đến để trả ơn. Nghe gọi tên, Thúc Sinh không biết nguồn cơn nên vô cùng hoảng hốt. Tôi đã nhắc lại với Thúc Sinh quãng thời gian ân nghĩa, ân tình mà lòng đầy xúc cảm: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng”. Tôi còn ban tặng cho Thúc Sinh hàng trăm cuốn lụa là gấm vóc, hàng nghìn cân bạc để “ đền ơn gọi là”.Trả ơn xong, tôi gọi Hoạn Thư lên để quyết tâm báo oán. tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước sự khôn ngoan đến quỉ quyệt ấy của Hoạn Thư, tôi quyết định tha cho mụ ta một con đường sống. Vì vậy, tôi đã hạ lệnh tha bổng cho Hoạn Thư.

Trả lời:

Tôi là một học sinh xếp vào top đầu những học sinh nghịch ngợm nhất lớp. Vì vậy, như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp tôi luôn là cái tên được nêu tên trước lớp. Mặc dù, có lần tôi đã năn nỉ bạn ấy bỏ qua nhưng những lỗi to như không làm bài tập, đến lỗi bé xíu viết bậy lên bàn cũng đều bị bạn lớp trưởng khó ưa ấy liệt kê tất. Do đó, tôi chả ưa bạn ấy chút nào, vì vậy, tôi phải trả thù bạn ấy lần cho hả hê cái cơn tức từ bấy lâu nay. Và rồi như tôi mong ước trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét(lớp trưởng) đi ngang qua. Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Tưởng chừng như thấy bạn ấy ngã mình vui, nhưng hóa ra, người tôi lúc đó bị đứng hình, nói không ra tiếng và lòng cảm thấy có lỗi và bản thân mình ích kỉ. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như là chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho mình, lúc ấy tôi vui không xao tả xiết trong lòng nhẹ đi nhiều.