Vì sao ngọn nến thứ tư nói bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng

PHẦN ĐỌC HIỂU [6,0 điểm]

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN VỀ BỐN CÂY NẾN

Trong một căn phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến.

Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Hòa Bình. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông chênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn. 

 Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: ”Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ, tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc. 

 ”Ta là Tình Yêu – ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: ”Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ”. 

Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng, đáp lời cô gái: ”Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”. Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.

Câu 1:  Vì sao ba ngọn nến Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu  tự vụt tắt? [1,0 đ]

Câu 2:  Văn bản chủ yếu sử dụng pháp tu từ nào ?Hiệu quả biểu đạt của phép tu từ này là gì? [1,5 đ]

Câu 3:  Vì sao cây nến thứ tư được đặt tên là Hy Vọng? [1,5 đ]

Câu 4:   Thông điệp sâu sắc của em từ câu chuyện trên?  Lí giải? [2,0 đ]

Đáp án

Câu 1: [1,0 đ]

Ba ngọn nến Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu  tự vụt tắt vì cả ba sống không có niềm tin, không có hy vọng, tình yêu, luôn sống trong sự bi quan, chán nản. Cả ba vụt tắt là điểm tất yếu

Câu 2: [ 1,5 đ]

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Hiệu quả: Câu chuyện về  bốn cây nến cũng là câu chuyện về con người và thế giới xung quanh, về cách con người lựa chọn cuộc sống, đó là một cuộc sống  luôn cần có hoà bình, tình yêu, niềm tin và hy vọng. Phép tu từ nhân hóa khiến câu chuyện về cuộc sống của con người thêm  sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm nhận hơn.

Câu 3:  [1,5 đ]

Cây nến được đặt tên là Hy Vọng vì nó luôn luôn tin tưởng vào cuộc sống và luôn mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến, vẫn lặng lẽ cháy “dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”

Câu 4:  [2,0 đ]

Thông điệp: HS lựa chọn một thông điệp sâu sắc nhất  và lý giải sự lựa chọn sao cho phù hợp, thuyết phục

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

[Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005]

Câu 1[0,5 điểm]: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên.

Câu 2[0,75 điểm]: Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Câu 3[0,75 điểm]: Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi ?

Câu 4[1,0 điểm]: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên. Vì sao?

Đáp án

Câu 1[0,5 điểm]: 

– HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp cấu trúc, hoặc nhân hóa…

Câu 2[0,75 điểm]:

Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của hòa bình.

– Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc, nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại.

– Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại.

– Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc…

Câu 3[0,75 điểm]: 

Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của lòng trung thành.

– Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó là lối sống trước sau như một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kì hoàn cảnh nào trong quan hệ giữa người với người.

– Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn

Câu 4[1,0 điểm]: 

[HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau nhưng phải có căn cứ và thuyết phục]

Yêu cầu :

–  Gọi tên thông điệp

–  Lý giải thuyết phục

Sau đây là 1 số gợi ý: Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống.

Trong phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy là một câu trong câu chuyện về bốn ngọn nến mà wikisecret sẽ cùng các bạn nghị luận dưới đây hy vọng bài làm sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.

Hướng dẫn

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu thiếu tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt?” Cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn đang cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hi vọng.

Lau những giọt nước mặt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hi vọng.

[Trích”những bài học về cuộc sống, NXB Thanh Niên, 2005]

Có người từng nói, đại ý, cuộc đời đều dành tặng ta thứ gọi là cơ hội, vì đó là ngày mai. Có những người gần như trong cuộc sống đều gặp nhiều khó khăn, kém may mắn, những thử thách luôn luôn rình rập. Và nhiều người ngay từ khi sinh ra đã gặp nhiều bất trắc, nếu lúc đó ta tuyệt vọng, hãy nhớ vẫn còn “ngày mai” nghĩa là đừng bao giờ ngừng hi vọng. Đọc xong câu truyện “câu truyện về bốn ngọn nến” ta càng thêm tin tưởng về cuộc sống và không ngừng cố gắng nỗ lực từng ngày.

Câu chuyện kể về bốn ngọn nến trong phòng tối, chúng đang cháy và thắp sáng cả căn phòng. Trong đó có ba cây nên đều mang một sứ mệnh riêng và là hiện thân của nhiều điều khác nhau. Ngọn nến thứ nhất tự xưng, mình là hiện thân của hòa bình, nếu có ngọn nến thứ nhất thì thế giới và lòng người sẽ luôn tĩnh tại, an nhiên và không xảy ra những xung đột. Còn ngọn nến thứ hai là hiện thân của lòng trung thành, nhờ có ngọn nến thứ hai, con người sẽ sống với nhau bằng tình cảm chân thành, không có lật lọng và lừa dối. Còn ngọn nến thứ ba là hiện thân của tình yêu. Nhờ có ngọn nến thứ ba cuộc sống sẽ luôn được duy trì bằng tình cảm gắn bó giữa con người với con người, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Ngọn nến nào cũng chứng minh và thể hiện tầm quan trọng của mình, khi nói rằng “hơn tất cả mọi người đều cần đến tôi”. Nhưng ngay đó khi có một cơn gió thổi đến, làn lượt ba cây nến đều bị tắt đi. Khiến cậu bé òa lên khóc và không hiểu vì sao, ba cây nến có thể tắt khi nó quan trọng như vậy? Cơn gió là minh chứng cho những phong ba bão táp, những khó khăn, bất trắc hiểm nguy, những điều đó thổi đến khiến cho tình yêu, lòng trung thành và hòa bình đều không duy trì được sự sống và dễ dàng bị thổi tắt. Hòa bình rồi cũng có thể có chiến tranh, tình yêu rồi sẽ đến lúc tan vỡ khi ta gặp những thử thách, lòng trung thành cũng sẽ không thể trụ vững với thời gian hoặc vì ta không đủ niềm tin đối mặt với thử thách. Nhưng lúc ấy chú bé không hề biết rằng, trong căn phòng ấy có một cây nến đến bây giờ mới lặng lẽ lên tiếng, cây nến an ủi cậu bé bằng chính sứ mạng của mình, bằng tấm lòng và với những gì cây nến có thể mang lại cho cậu bé. Câu nói của cây nến thứ tư mới thật thấm thía làm sao và gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ: “Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì tôi chính là niềm hy vọng” Dù những cây nến có bị thổi tắt thì chỉ cần có niềm hi vọng ta sẽ tìm cách vượt qua và thắp sáng lại dù trong khó khăn. Vậy ta mới thấu niềm hi vọng quan trọng như thế nào, và mới biết được giá trị thiết thực của nó. Hình ảnh cuối của câu truyện khi cậu bé “lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hi vọng” thì cũng có nghĩa ba cây nến hiện thân cho ba điều quan trọng sẽ được thắp lên một lần nữa. Vì thế ta có thể hiểu rằng, du trong một hoàn cảnh khó khăn, bị vùi lấp bởi bóng tối và bất trắc thì chỉ cần người ta nuôi dưỡng niềm hi vọng cho bản thân và không bao giờ từ bỏ một cơ hội nào đến với mình, luôn cố gắng tìm kiếm lối thoát thì tất cả những thứ như hòa bình, tình yêu, lòng trung thành sẽ được duy trì mãi và khó có thể bị khuất phục kể cả khi người ta nghĩ tất cả đã đến bước đường tuyệt vọng. Bài học nhận thức này ta không khó tìm kiếm những tấm gương nổi bật trong chính cuộc sống này ta từ trước đến nay. Ta không quên một lục vân tiên cứu Thúy Kiều Nguyệt Nga? Một tác phẩm kinh điển của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng đằng sau sự tài hoa ấy, ta có biết Nguyễn Đình Chiểu đã từng có một cuộc sống cực kì gian truân mà có lẽ nếu rơi vào hoàn cảnh ấy ta khó có thể đứng vững trước bão tố như ông. Vậy mà vượt lên trên bệnh mù của mình, ông cống hiến hết mình cho tổ quốc, từ việc là một nhà thơ mù yêu nước, đến nhiều nghề khác như thầy giáo, thầy thuốc, ông đều cố gắng bằng niềm hi vọng và một niềm tin mãnh liệt kiên cường. Hay như And
ecxen, sinh ra vốn trong một gia đình nghèo khó, không đủ bánh mì để ăn, lại luôn bị cười chê khinh bỉ bởi ngoại hình xấu xí. Nhưng Andecxen cuối cùng đã vượt lên trên tất cả, ông sống và cống hiến như một nhà nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông không có một cuộc sống trong mơ, nhưng chính Andecxen nhờ hi vọng và niềm tin của mình, ông đã thắp lên những ước mơ của hàng triệu em nhỏ. Và cảm ơn Andecxen vì ông đã không từ bỏ cuộc sống, từ bỏ chính mình.

Câu chuyện bốn ngọn nến thật sự ý nghĩa, cho ta biết cuộc sống này không có gì là không thể nếu ta có niềm hi vọng và không từ bỏ chính mình. Cuộc sống là một chuỗi những thử thách nếu ta không cố gắng vươn lên mỗi ngày thì sẽ chìm trong tuyệt vọng và cùng nỗi chán chường. Hãy biết quan tâm đến bản thân chính mình, và nếu ta không tự cứu lấy mình khỏi tuyệt vọng thì sẽ chẳng ai khác có thể giúp được ta.

Từ đó ta hãy học cách nuôi dưỡng niềm hi vọng mỗi ngày, dù trong hoàn cảnh nào hãy bình tĩnh và can đảm đối mặt. Hãy dũng cảm lên vì mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Qua đó phê phán những người hèn nhát, và nhu nhược với bản thân mình.

Câu chuyện là một tuyên ngôn vô cùng đúng đắn và thiết thực. Giúp ta tự nhận ra giá trị của niềm hi vọng. Hãy luôn hi vọng về một điều tươi sáng cho dù cuộc sống này của bạn khó khăn thì chỉ cần bạn luôn hi vọng, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Hãy luôn tin tưởng và hi vọng, vì cuộc đời luôn dành tặng cho bạn những bất ngờ.

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

[Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản?

Câu 3. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ trong văn bản?

Câu 4. Nêu thông điệp của văn bản?

Câu 5. Từ ngữ liệu đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] về ý nghĩa của niềm hi vọng?

Lời giải:

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

– Nội dung chính: niềm hi vọng của con người trong cuộc sống

Câu 3:

– Điệp từ “Tôi”

– Liệt kê “tôi là hiện thân của…”

Câu 4:

– Thông điệp của văn bản: dù chỉ còn một chút ánh sáng lẻ loi, hãy hi vọng, hãy đặt niềm tin vào nó.

Câu 5:

Đoạn văn trên đã đề cập đến niềm tin của con người trong sự sống. Vậy niềm tin là gì? Niềm tin là sự tin tưởng lẫn nhau của con người với con người hay đó là sự tin tưởng của con người vào một thứ gì đó. Người có niềm tin luôn là người lạc quan trong cuộc sống và họ luôn biết cách giữ cho lòng mình thật thanh thản, bình tĩnh giải quyết vấn đề. Như anh Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, dẫu biết rằng nạn đói còn hoành hành ở nước ta một thời gian dài và phát xít Nhật còn chà đạp lên chúng ta nhưng anh vẫn hi vọng một niềm tin rằng cách mạng sẽ thành công. Nhân dân ta sẽ thoát khỏi nạn đói. Thật vậy, niềm tin giúp bạn sống tích cực hơn. Giúp cho lòng bạn được thư thái hơn. Bên cạnh đó, niềm tin còn giúp bạn có động lực tiến lên phía trước. Nếu không có niềm tin, bạn sẽ chẳng thể làm được việc gì. Bạn sẽ chỉ biết lo sợ mình không làm được. Cần phải có lòng tin ở trong cuộc sống dẫu cuộc sống có thật bất công và ruồng rẫy nhưng không phải đâu đâu cũng toàn điều xấu. Hãy có trong mình một niềm tin – sự lạc quan, tin tưởng lẫn nhau, đừng hoài nghi!

– Thông điệp của văn bản: dù chỉ còn một chút ánh sáng lẻ loi, hãy hi vọng, hãy đặt niềm tin vào nó.

Theo wikisecret.com

Video liên quan

Chủ Đề