Vì sao phải tự giác tự nguyện

Nghị luận về tính tự giác trong học tập của học sinhMở bài:Học tập là một nhiệm vụ gian nan và dài lâu. Nếu không tự giác học tập, không cóý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong họctập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống.Thân bài:Tự giác trong học tập là gì?Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những côngviệc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiệnnhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mìnhxác dịnh mục đích học tập đựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ họctập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như:học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡbạn bè cùng tiến bộ,… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sángtạo, tích cực trong công việc của tập thể.Tại sao học sinh phải biết tự giác trong học tập?Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhânloại. Đó là những kiến thức căn bản, cần thiết cho sự tồn tại của con người, giúpcon người có thể hòa hợp với cuộc sống và tìm kiếm thành cong ở một mức độnhất định. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giaiđoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận vàchiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tănglên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp conngười thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thứckhông phải là dễ dàng. Học tập còn là một hoạt động tự nguyện. Quá trình học tậpcó mang lại thành quả gì hay không là chính do sự nỗ lực ở mỗi con người. Khôngphải tri thức nào cũng cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người. Hãy luôn sống cómục đích, có lý tưởng, hoài bão lớn lao. Bằng việc học, hãy bồi đắp và biến ướcmơ thành hiện thực. Bởi thế, không có lí do gì để ta phải dựa dẫm hay phụ thuộcvào những gì mà ta không cần. Điều quan trọng là phải luôn biết tự giác học tập, tựlựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. bạn sẽ thành cônghay thất bại ở tương lai là chính do cách bạn chuẩn bị ở ngày hôm nay. Hãy biếtrằng “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lenin). Tri thứcchỉ phát huy sức mạnh chỉ khi bạn kết nối chúng với nhau ở mức độ đủ lớn để thựchiện sức mạnh của nó. Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn vàkhông ngừng tiến bộ trên con đường học thức.Cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm với bạn ngoài việc giáo dục bạncòn phải lo bao nhiêu công việc khác. Không ai có thể ở bên cạnh để nhắc nhở bạnhọc tập mọi lúc mọi nơi. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tấtyếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bèn bỉ vànhững phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Có thể thấy rằng kiến thức sẽ làmđẹp con người. Từ sự tự giác của bản thân làm nảy nở và kiện toàn hầu hết cácphẩm chất cao quý khác có ở con người. Càng học tập bạn càng nhận rõ đúng sai,hpair trái, càng nhận rõ trách nhiệm của bản than đối với gia đình, xã hội và đấtnước. Từ đó, không ngại ngần đem sức mình xây dựng sự nghiệp, đóng góp pháttriển cuộc sống chung của con người.Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởichính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Ngườikhác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sởcủa thành công.Muốn rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, học sinh cần làm những gì?Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đốivới cuộc sống con người. Không được đi học là thiệt thòi lớn của con người.Nhưng có cơ hội để học tập mà không chịu học tập đến nơi đến chốn là phụ lòngbiết bao nhiêu người. Đi học mà than khó than khổ là chưa biết quý trọng tri thức,chưa có tinh thần tự giác. Phải biết rằng nỗi khổ nhọc trong việc học chỉ là tạmthời, nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi.Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Luôn đi học đúnggiờ, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tậpmà không cần ai nhắc nhở. Không những thế, phải năng động, sáng tạo, khám phákhông ngừng để làm tăng lên vốn hiểu biết của mình.Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp và tham khảo ý kiến ngườilớn về kế hoạch ấy. Bởi học tập mà không có một kế hoạch cụ thể giống như việcbạn đi vào khu rừng mà không có la bàn chỉ hướng. Bạn sẽ mau chóng lạc vào khurừng tri thức, không biết nên học cái gì và học như thế nào. Việc mất mục tiêu địnhhướng trong học tập còn nguy hại hơn là không học tập. Nó sẽ khiến ta mất nhiềusức lực mà chẳng thu về lợi ích nào.Luôn rèn luyện và bồi dưỡng ước mơ, khát vọng, sống có lý tưởng, hoài bảo lớnlao, gắn mình với gia đình, xã hội và đất nước. Bạn nên nhớ rằng việc học khôngchỉ cho tương lai của chính bạn mà còn học vì gia đình bạn, đất nước bạn. khátvọng như con tàu đưa bạn đến mọi nơi trên trái đất này.Biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo – những người đã chăm lo và đồng hành cùng tahọc tập biết bao ngày tháng. Lắng nghe những lời dạy bảo quý báu để trưởngthành, làm người tốt đẹp, hữu ích trong cuộc sống. Chỉ khi trở thành người hữu ích,trở thành người thành công, bạn mới thực sự cảm nhân được hạnh phúc trong cuộcđời này, cảm thấy những nỗ lực của bạn trong học tập là không hề uổng phí.Luôn thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. Hãygiúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ bởi bạn bè là người cùng bạn đi hết quãng đời học sinhvà tiếp tục gặp gỡ trong cuộc sống. Bạn cũng có thể học tập từ bạn bè những điềuhay mà bản thân bạn có thể chưa biết.Tuyên dương:Đã có rất nhiều người biết tự giác trong học tập và thành công trong cuộc sống. Họtrở thành tấm gương sáng ngời để mọi người tự hào, học tập và noi theo.Phê phán:Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự giác tronghọc tập. Họ đến lớp chỉ vì bị gia đình ép buộc. Họ học đối phó, chán nản, khôngchịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cầu luyện tập của thầy cô. Ởnhà, họ chỉ biết vui chơi, ít khi quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyênbả của người lớn. họ xem thường việc học, xem thường tri thức, sống ích kỉ, khôngcó ước mở, khát vọng. Bởi thế mà, kết quả học tập thường yếu kém. Những ngườinhư thế thật đáng chê trách.Kết bài:Người xưa từng khuyên: “Nhỏ mà không lo học tập, lớn lên chẳng làm được điềugì lớn lao”. Không những không làm được gì lớn lao mà cả bản thân cũng chẳng lođược. Bởi thế, ngay từ hôm nay, mỗi học sinh phải biết tự giác học tập, nỗ lựckhông ngừng để trưởng thành hơn.

14/01/2016 17:29

Tính tự giác là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen tích cực trong cách nghĩ, cách hành động nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công. Ðó là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng, tự khắc phục khó khăn, vượt lên mọi thử thách trong cuộc sống.

Tính tự giác cần phải được rèn luyện từ trong gia đình, ngay từ khi còn nhỏ. Môi trường sinh hoạt trong gia đình cùng với cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hình thành tính tự giác trong mỗi con người. Ðối tượng sinh viên xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ những gia đình khó khăn, thiếu thốn đến những gia đình có điều kiện vật chất dư dả. Mặc dù các em được thụ hưởng chung một nền giáo dục, song mức độ tự giác của các em cũng sẽ không giống nhau. Hơn nữa, với sự tác động của đời sống văn hoá hiện đại, lối sống ích kỷ, thích hưởng thụ vẫn còn tồn tại; tính ỷ lại vẫn còn nhiều thì tính tự giác vốn dĩ giống như một điều có vẻ xa lạ đối với một bộ phận sinh viên.

Vì sao phải tự giác tự nguyện
Sinh viên tự ôn bài trong giờ thực hành.

Có giáo viên phàn nàn: “Mỗi khi lên lớp giảng bài, một số lớp để bảng viết còn nguyên phấn, có khi tôi tự lau cho nhanh”, hay sinh viên phản ánh: “Các bạn không tự chuẩn bị bài đâu cô ơi, đợi vài bạn học khá trong lớp làm thì cả lớp mượn chép lại”. Bên cạnh những sọt rác vẫn còn vung vãi giấy vụn, chai nước bỏ đi mà đáng lẽ chúng phải nằm trong sọt rác. Những sinh viên vô tâm, ý thức kém cũng không hề nhận ra điều đó hay tỏ vẻ khó chịu vì những hình ảnh không đẹp mắt. Nhưng đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp một sinh viên âm thầm tắt công tắc đèn, quạt sau mỗi giờ học; có những em cặm cụi học bài, làm bài tận khuya. Và cũng có lúc còn một giọng nói vang lên bên cạnh cô giáo mang lỉnh kỉnh đồ: “Cô để em cầm giúp đồ ạ!”. Và còn rất nhiều trường hợp khiến chúng ta phải suy ngẫm về tính tự giác của sinh viên.

Tự giác không phải tự nhiên mà có, nó còn xuất phát từ trong ý nghĩ, trong nhận thức và thôi thúc con người tự nguyện thực hiện hành vi đúng đắn trong đời sống thường ngày; cần phải kiên trì, cố gắng duy trì vì mục tiêu, lý tưởng sống cao đẹp và trong sáng. Dần dần, tự giác trở thành thói quen chi phối hoạt động thường ngày. Tự giác trong học tập, lao động được hình thành từ những thói quen tốt trong học tập, lao động về sử dụng giờ giấc, sắp xếp thời gian biểu khoa học và ý chí muốn đạt kết quả cao, phấn đấu hết mình. Ðiều đó còn thể hiện thái độ, tinh thần trách nhiệm trong công việc và lòng tự trọng bản thân.

Ðể rèn luyện tính tự giác của sinh viên, trước hết bản thân sinh viên phải có ý thức tự giác, phải biết trách nhiệm công việc của chính mình và mục tiêu bản thân phải hướng đến trong cuộc sống. Từ đó, tự vạch ra kế hoạch cho từng khoảng thời gian, từng giai đoạn trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân. Ðặc biệt, sinh viên phải hoàn toàn tuân thủ theo kế hoạch mà mình tự đặt ra, cho dù có khó khăn cũng phải khắc phục triệt để.

Tính tự giác của sinh viên phải được hình thành dần dần trong quá trình học tập. Tự giác học tập bao gồm những hoạt động cơ bản về nhiệm vụ của sinh viên như tự nghiên cứu bài học trước và sau khi lên lớp; chủ động thực hiện tốt giờ đến lớp, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá, đến những hành vi mang tính tự giác như để rác vào nơi quy định, chào hỏi thầy cô, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, người gặp khó khăn, đúng hẹn trong các hoạt động...

Phải nhận thức rằng rèn luyện tính tự giác của sinh viên không những là trách nhiệm của gia đình hay bản thân mỗi sinh viên, mà còn có sự định hướng, giúp đỡ từ nhà trường và giảng viên.

Trong quá trình dạy học, ngay từ buổi đầu của môn học, giảng viên phải có kế hoạch đưa sinh viên vào quỹ đạo của mình - kế hoạch dạy học và có sự kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình dạy học. Cùng với hoạt động dạy học, giảng viên là tấm gương về tính tự giác đối với sinh viên, là người trực tiếp chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm bản thân về học tập, kinh nghiệm sống, khuyến khích sinh viên hình thành, duy trì và phát huy tinh thần tự giác không chỉ riêng trong học tập mà trong tất cả các hoạt động của đời sống thường ngày, phải xem tính tự giác như một phần gắn liền trong tất cả mọi hoạt động.

Hơn nữa, giảng viên là người trực tiếp làm việc với sinh viên, có quyền chi phối, điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Nếu bản thân giảng viên cũng không thể hiện được tính tự giác như soạn bài giảng, chấm trả bài kịp thời, vào lớp đúng giờ, động viên, giúp đỡ sinh viên học yếu... thì việc khơi dậy tính tự giác của sinh viên rất khó khăn. Có những giảng viên hay phàn nàn sinh viên bây giờ không chịu khó học tập, trong khi chính họ cũng không dành thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy, giảng bài qua loa, dựa vào phương pháp dạy mới là sinh viên tự nghiên cứu thì giảng viên hướng dẫn bài hời hợt, qua loa, không vào trọng tâm, nhận thức vấn đề sai lệch.

Tự giác là một trong những yếu tố quan trọng đi đến thành công và thể hiện lòng tự trọng của bản thân. Do vậy, bản thân sinh viên hãy tự tập cho mình sự tự giác và chăm chỉ cùng với sự hướng dẫn, làm gương của người lớn, trong đó có giảng viên. Ðiều đó không chỉ giúp ích cho các bạn trong học tập, mà còn rất ý nghĩa khi các bạn sống tự lập sau này./.

Bài và ảnh: Anh Thư