Viết đoạn văn nghị luận trình bây suy nghĩ của em về vấn de nghiện game của học sinh hiện nay

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online


I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng nghiện game online ở giới trẻ

2. Thân bài

- Giải thích:+ "Game online" là những trò chơi điện tử trên Internet được xây dựng nhằm giúp con người giải trí, giải tỏa những căng thẳng.

+ "Nghiện game" lại là hiện tượng tâm lí rối loạn khi người chơi dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho những trò chơi tiêu khiển.

- Thực trạng:+ Nghiện game đã và đang diễn ra ở một bộ phận không nhỏ con người, đặc biệt là học sinh, thanh thiếu niên.

+ Số lượng tài khoản game được lập ra ngày càng nhiều.

- Nguyên nhân:+ Chủ quan: Do tính ham vui, tò mò của bản thân người chơi; tâm lí dễ dao động trước những lời dụ dỗ của bạn bè.

+ Khách quan: Do sự quản lí lỏng lẻo, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh. Đầu tư máy tính, điện thoại có kết nối Internet để phục vụ việc học cho con nhưng thiếu đi sự giám sát.

- Hậu quả:+ Về sức khỏe: Ảnh hưởng đến thị giác, cột sống, gây ra tình trạng ảo giác,..+ Tâm sinh lí: Gây ra những nhận thức, hành động lệch lạc: nói dối, bạo lực, trộm cắp tiền,...

+ Làm sa sút việc học, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc.

- Đề xuất giải pháp:+ Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình; ý thức được hành động của bản thân; biết quản lí quỹ thời gian hợp lí.+ Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có ích, tích cực giao lưu, kết bạn để tránh xa các trò chơi tiêu khiển.

+ Phụ huynh dành nhiều thời gian để quan tâm hơn đến con trẻ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề


II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online


1. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online, mẫu 1 [Chuẩn]

Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mang đến cho con người, đặc biệt là giới trẻ nhiều cơ hội để học tập, phát triển và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực vẫn nảy sinh những hạn chế tiêu cực, một trong số đó có thể kể đến là hiện tượng nghiện game online. Nghiện game là tình trạng đam mê quá mức các trò chơi điện tử, người chơi sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà không kiểm soát được hành vi của bản thân. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên nghiện game online, họ coi việc chơi game là thú vui tiêu khiển mà dành hết thời gian, tiền bạc, tâm trí vào việc chơi game, từ đó lơ là việc học tập, bỏ lỡ những cơ hội việc làm, cơ hội để phát triển. Bản chất của game online không xấu, nó được ra đời nhằm giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng. Thế nhưng chính việc sử dụng không đúng cách của con người đã biến game online thành một "thứ tệ nạn" có thể gây tác động xấu đến nhận thức, nhân cách và ảnh hưởng đến tương lai của con người. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra, trong đó số lượng lớn là học sinh. Điều đáng nói là có rất nhiều bạn lựa chọn dòng game bạo lực có thể gây tác động xấu đến nhận thức, làm lệch lạc trong suy nghĩ, hành động. Nghiện game không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc. Nguy hiểm hơn, nghiện game có thể gây ra những ảo giác khiến cho người chơi có những nhận thức, hành vi lệch lạc: trộm cắp, bạo lực...Để hạn chế những tác động nguy hiểm của nghiện game online, mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn tác hại của game, kiểm soát được hành vi của của bản thân, không sa đà quá mức vào các trò tiêu khiển. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng cần dành nhiều thời gian để quản lí các hoạt động học tập, vui chơi của con, hạn chế cho con sử dụng điện thoại, internet. Nghiện game có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, gây ra những suy nghĩ, hành động lệch lạc, thậm chí có thể hủy hoại cả tương lai. Vì vậy mỗi cá nhân cần ý thức được hành động của bản thân, cần nỗ lực học tập, phấn đấu cho những mục tiêu, ước mơ đẹp để trở thành những người có ích cho xã hội.


2. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online, mẫu 2 [Chuẩn]

Chúng ta đang sống trong xã hội thông tin, thời đại công nghệ 4.0 đã thay đổi mọi mặt của cuộc sống, thế nhưng bên cạnh những tiện ích không thể phủ nhận thì sự phát triển của công nghệ cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực, một trong số đó là nghiện game online. Game online là những trò chơi điện tử mà người chơi có thể dễ dàng tham gia khi có một chiếc điện thoại, máy tính có kết nối internet. Nghiện game lại là hiện tượng tâm lí rối loạn khi người chơi dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho những trò chơi tiêu khiển. Nghiện game xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên và học sinh. Không chỉ gây lãng phí thời gian, tiêu tốn nhiều tiền bạc mà nghiện game còn khiến cho con sa sút trong học tập, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Đã có không ít những trường hợp trốn học, nói dói, lấy trộm tiền của bố mẹ để chơi game ở những bạn học sinh. Đây là một thực trạng đáng buồn và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Tình trạng nghiện game xuất hiện nhiều ở học sinh bên cạnh do tâm lí ham vui của người chơi còn có một phần trách nhiệm của phụ huynh khi đã lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục con. Game online vốn là những trò chơi giải trí nhằm giúp con người giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống. Thế nhưng việc lạm dụng game, đặc biệt là các dòng game bạo lực lại là hành động đáng lên án. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được vai trò cũng như tác động tiêu cực nếu lạm dụng quá mức việc chơi game. Hãy chơi game như một hình thức thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, phải biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh và quản lí được quỹ thời gian của bản thân để game online trở thành công cụ giải trí hữu ích thay vì một thứ "thuốc độc" hủy hoại cuộc sống, tương lai của chúng ta.


3. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online, mẫu 3 [Chuẩn]

Để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của con người, ngày càng có nhiều những trò chơi điện tử được ra mắt. Về bản chất, game online không hề xấu, nó được ra đời nhằm giúp con người thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Thế nhưng, đáng buồn thay, một bộ phận giới trẻ ngày nay lại coi game online là một thứ tiêu khiển mà lãng phí quá nhiều thời gian, tâm trí, tiền bạc vào đó. Nghiện game có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cả về thể chất và tinh thần. Dễ dàng nhận thấy nhất, đó là việc sa sút trong học tập, công việc. Việc học sao có thể tiến bộ, chất lượng công việc sao có thể tốt nếu con người mãi sa đà vào những trò chơi vô bổ trên Internet. Nghiện game còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chơi game trong thời gian quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến thị giác, cột sống,...Nguy hiểm hơn cả là tình trạng đắm chìm trong game khiến cho con người lệch lạc trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt những trò chơi bạo lực trong game có thể gây ra những tác động vô cùng nguy hiểm đến người chơi. Dư luận đã từng xôn xao trước những vụ án đau lòng như thanh niên Nghiêm Viết Thành giết bố để có tiền chơi game, hay vụ án nam công nhân giết người yêu để trả nợ cho trò chơi điện tử. Game online có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Sử dụng đúng cách game online là mang đến những giây phút thư giãn, giải trí, thế nhưng nếu lạm dụng quá mức nó có thể trở thành con dao sắc bén phá hoại cả tiền đồ, tương lai, gây ra những đau khổ, mất mát không thể bù đắp. Nhận thức được những tác hại của game online, mỗi chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại hành vi của chính mình, tránh xa những trò chơi điện điện tử, đặc biệt là những trò chơi bạo lực nguy hiểm. Thay vì sa đà vào những trò chơi vô bổ, chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách, tham gia vào các hoạt động xã hội bổ ích; có ý thức xây dựng lối sống lành mạnh, giao lưu kết bạn với những người xung quanh để thoát vượt qua những cám dỗ của thế giới ảo.

----------------HẾT---------------------

Bên cạnh nghiện game online, còn rất nhiều những hiện tượng khác được cả xã hội quan tâm, các em có thể tham khảo thêm các bài nghị luận khác như: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng xả rác trong trường học, Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám, Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung, Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt để mở rộng vốn hiểu biết xã hội của mình.

Bài văn Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online sẽ cùng các em tìm hiểu, bàn luận về hiện trạng, nguyên nhân và những tác động nguy hiểm của việc nghiện game online với cuộc sống con người, qua đó đề xuất giải pháp để khắc phục vấn nạn trên.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay Nghị luận xã hội 200 chữ về hình xăm Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng xả rác trong trường học Nghị luận xã hội 200 chữ về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình bạn

  1. Trang chủ
  2. Lớp 9
  3. Văn mẫu lớp 9
  4. Nghị luận về hiện tượng nghiện game ở học sinh

Bài văn Nghị luận về hiện tượng nghiện game, game online ở học sinh giới trẻ hiện nay hay

Chia sẻ

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện game của học sinh trong nhà trường và xã hội hiện nay, nghiệm game online của giới trẻ và ảnh hưởng của nó. Hiện tượng nghiện game, hay trò chơi điện tử, đang là một vấn đề nóng thu hút sự chú ý của toàn xã hội trong nhiều năm nay.

Các bài viết về chủ đề nghiện game được quan tâm trên Wikihoc:

  • Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện game của học sinh
  • Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nghiện game ở học sinh lớp 9

Để làm rõ vấn đề, trước hết các em cần giải thích được các khái niệm “game” và thế nào là “nghiện game”, đồng thời nêu lên tình trạng nghiện game đáng báo động hiện nay của học sinh. Trong bài viết của mình, các em cũng cần trình bày mạch lạc, rõ ràng các tác hại của việc nghiện game đến sức khỏe và tinh thần của cá nhân người nghiện game, đến gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Sau đó, các em cần giải thích lí do vì sao học sinh ngày nay lại nghiện trò chơi điện tử đến vậy: do sự quản lí lỏng lẻo và giáo dục chưa toàn diện của gia đình và nhà trường, sự quan tâm chưa đúng mức của xã hội khi các quán net vẫn mọc lên tràn lan và hơn hết là do ý thức chưa tốt của bản thân học sinh. Cuối cùng, các em cần đưa ra một số giải pháp hợp lí để giải quyết tình trạng này. Dưới đây là hai bài văn mẫu nghị luận về hiện tượng nghiện game của học sinh.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME, GAME ONLINEỞ HỌC SINH

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,... được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.

Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu...

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.

Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

Nguyên nhân từ đâu mà ngày càng có nhiều học sinh nghiện các trò chơi điện tử? Có thể thấy, sự giáo dục của nhà trường vẫn chưa toàn diện, chưa cho học sinh thấy hết được các tác hại nguy hiểm của việc nghiện game, sự quản lí của gia đình vẫn còn lỏng lẻo, xã hội vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức khi vẫn đễ cho các quán internet mọc lên ồ ạt mà không có sự kiểm soát sát sao, hơn hết là do ý thức chưa tốt của một số học sinh, chưa nhận thức được sự nguy hại của việc nghiện game.

Đã đến lúc tất cả chúng ta cùng chung tay hành động cho một môi trường phát triển tốt đẹp và toàn diện của học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước. Gia đình, nhà trường cần có sự kết hợp trong việc giáo dục và quản lí con em mình, các game đưa ra thị trường cần có sự quản lí, kiểm soát để đảm bảo đủ sự lành mạnh cho người dùng....Lứa tuổi học sinh là độ tuổi còn bồng bột, dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, nhưng hãy biết bảo vệ lấy chính bản thân mình để không sa vào các tệ nạn, trong đó có nghiện game điện tử, đừng biến mình thành “con sâu làm rầu nồi canh”, thay vì là người làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước lại biến mình trở thành nỗi lo của xã hội.

Chơi game là một hình thức giải trí tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát tốt bản thân ta có thể trở thành “nô lệ” của trò chơi điện tử lúc nào không hay. Hãy là một người chơi thông thái bạn nhé!

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME Ở HỌC SINH

Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính, điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với mỗi người. Cùng với những lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.

Game hiểu đơn giản là những trò chơi giải trí được lập trình sẵn trên máy tính, điện thoại để người chơi sử dụng những bảng điều khiển thông minh, xử lí những tình huống được đặt ra. Khi chơi game đến một mức độ nào đó không thể tự kiểm soát được bản thân mình có thể người đó đang nghiện game. Nghiện game cũng là một dạng rối loạn tâm lí, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt.

Ngày 5/01/2018, người phát ngôn của WHO, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố, họ sẽ công nhận chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Chứng nghiện game, hay còn được gọi là "gaming addiction sẽ có một số biểu hiện như: Không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như địa điểm, tần suất, thời gian chơi; người bệnh coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống; bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của người bệnh. Họ có thể dành hằng giờ, hằng ngày để chơi game hay thậm chí để nói vê game, dành tiền bạc và cảm xúc vào những trò chơi trong màn hình và cũng thường che giấu những cảm giác, tình huống khó chịu. Hiện tương này diễn ra nhiều ở giới trẻ, khi tâm lí luôn muốn tiếp xúc và thử cái mới cũng như chưa nhận thức được hậu quả của những việc mình làm.

Thực tế, tác hại của việc nghiện game không phải ai không biết. Đầu tiên, nó có hại cho sức khỏe. Những hiệu ứng ánh sáng rất mạnh của màn hình gây mệt mỏi cho đôi mắt. dần dần ảnh hưởng tới thị lực. Đó cũng chính là lí do những người chơi game rất nhiều người đeo kính. Hơn nữa, khi chơi game, đầu óc ta luôn phải căng ra đề suy nghĩ, làm cho dây thần kinh luôn căng thẳng, là nguồn gốc của những bệnh rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ. Sức khỏe cũng bị suy nhược vì không chịu ăn uống thường xuyên. Ngoài ra, việc ngồi trước máy tính hằng giờ, hằng ngày mà không đổi tư thế sẽ khiến cho cột sống bị tổn thương; các động tác lặp đi lặp lại trên bàn phím sẽ gây mỏi các cổ tay, bàn tay. Nghiện game cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn vi thần kinh, gây ra các bệnh trầm cảm, tâm lí, mất tập trung hay vô sinh. Đó cũng chính là những bệnh viện nhi hay những bệnh viện khác luôn rất đông những thanh thiếu niên mắc bệnh trầm trọng rồi, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội. Cũng không phải không có trường hợp như học sinh ở Nghệ An: tử vong vì ở quán net cày game thâu đêm suốt sáng mà không chịu ăn uống.

Không chỉ với sức khỏe, nghiện game còn ảnh hưởng đến đời sống và học hành của bản thân con bệnh. Khi đã coi game là thứ tồn tại duy nhất thì việc học sẽ không được chú tâm, những thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng bị đảo lộn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng: 10 học sinh nghiện game thì có 1/10 em đạt trung bình, còn lại đều dưới mức trung bình. Học sinh- lứa tuổi đang ở thời đẹp nhất nhưng lại dành cả thời gian vào cuộc sống ảo, những con người ảo mà bỏ quên gia đình bạn bè và tương lai của mình. Những người nghiện game thường không phân biệt được thật và ảo, khả năng giao tiếp cũng kém đi. Một máy tính vô hồn sao có thể thú vị bằng những ngươi bạn, người thân cùng ta chia sẻ niềm vui. Rốt cuộc, sống trên đời cũng chỉ là để người khác thấy sự tồn tại của mình thôi mà!

Ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của cá nhân, nghiện game còn hủy hoại cả gia đình và xã hội. Những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ với con cái ít dần, thay vào đó là những lời mắng mỏ, những lần chính cha mẹ phải ra quán game tìm con về. Cư dân mạng những ngày 19/06/2017 đã xôn xao vì clip con đánh lại bố khi bố đến quán game gọi con về. Những trò chơi dân gian: kéo co, đấu vật, thả diều, nhảy dây, … - những nét đẹp một thời giờ trở nên xa lạ với thế hệ trẻ. Thay vào đó là những trò chơi bạo lực kích động tâm lí của người chơi khiến họ có những hành động không thể kiểm soát, làm theo những hành động trong game. Những game thủ nói dối, trộm cắp hay thậm chí trở thành kẻ sát nhân với chính gia đình, xã hội đã không còn là chuyện xa lạ. Những giá trị cuộc sống đang bị đảo lộn và thay thế ngày một đáng buồn.

Những khi ấy, nguyên nhân lại được truy tìm ráo riết. Trước hết, đó là do bản thân học sinh không nhận thức được tác hại, sự nguy hiểm của bản thân, không làm chủ được những hành động của mình. Đó còn do sự phát triển tràn lan, không được quản lí của những trò chơi tiêu cực. Các game luôn được quảng bá rộng rãi trên điện thoại, máy tính và cả báo chí lịch thích sự tò mò của tuổi thanh thiếu niên. Một phần đó là do sự quản lí lỏng lẻo, chưa sát xao của cha mẹ và nhà trường với học sinh. Cha mẹ vẫn chưa phải là một người bạn, là chỗ dựa cho con cái, không dành thời gian cho con cho đến khi mọi chuyện đã quá muộn rồi.

Những tác hại của game như thế là quá đủ đau xót rồi, Đã đến lúc chúng ta hành động. Những bậc phụ huynh, cha mẹ phải là một người bạn, là điểm tựa cho con, có những biện pháp giáo dục phù hợp với con mình. Khi con được lắng nghe, chia sẻ và định hướng sẽ tạo tâm lí vững vàng cho con. Và thay vì nỗ lực đầu tư và xây dựng những bệnh viện, nơi chữa trị tâm lí cho học sinh, sao nhà nước không thử xây dựng những khu vui chơi lành mạnh, những hoạt động văn hóa cho trẻ nhỏ, ít nhất cũng là những trại huấn luyện, cai nghiện cho trẻ trước khi quá muộn. Bản thân học sinh cũng cần xác định mục tiêu cho mình, rèn cho mình suy nghĩ và lối sống lành mạnh, tham gia vào các hoạt động ngoài trời, các chương trình bổ ích. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, tại sao lại lãng phí tuổi trẻ và tình yêu của mình vào thế giới không có thật và không đáng?

Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào bạn đó.

Video liên quan

Chủ Đề