Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 17, 18 19

347

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 17, 18, 19 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 17, 18, 19 Tập làm văn - Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

I. Nhận xét

1. Tìm trong truyện Người ăn xin, viết lại :

a) Những câu kể lại ý nghĩ của cậu bé

b) Câu kể lại lời nói của cậu bé

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?

3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

a) - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Phương pháp giải:

1) Em đọc lại chuyện để trả lời.

2) Em suy nghĩ rồi trả lời.

3) Em chú ý tới cách xưng hô trong hai câu.

Trả lời:

1) 

a) Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé

- Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

- Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

b) Câu ghi lại lời nói của cậu bé

-   Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

2) Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu bé là một người nhân hậu, giàu tình thương người.

3) Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

a) - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Trong cách kể này lời nói và ý nghĩ của ông lão được dẫn trực tiếp và nguyên văn.

b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Trong cách kể này lời nói và ý nghĩ của ông lão được thuật lại gián tiếp qua nhân vật xưng “tôi”

II. Luyện tập

1. Hãy tô đậm dưới lời dẫn trực tiếp, gạch 1 gạch dưới lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau :

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo :

-  Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

-  Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp :

Lời dẫn gián tiếp

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.

Bà lão bảo chính tay bà têm.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Lời dẫn trực tiếp

M : Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước :

-  Trầu này ai têm, bà lão ?

....................................

....................................

3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp: 

Lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Bác thợ hỏi Hòe :

- Cháu có thích làm Thợ xây không

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm !

Phương pháp giải:

1) 

- Lời dẫn trực tiếp là lời kể nguyên văn.

- Lời dẫn gián tiếp là kể bằng lời kể của người kể chuyện.

2) Em xác định các từ xưng hô trong lời dẫn gián tiếp rồi chuyển các từ xưng hô cho phù hợp với lời dẫn trực tiếp.

3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

- Xác định từ xưng hô.

- Chuyển đổi các từ xưng hô cho phù hợp.

- Bỏ đi các dấu hai chấm, gạch ngang trong lời dẫn trực tiếp rồi chuyển thành các từ dẫn như: rằng,.. sao cho phù hợp.

Trả lời:

1) Hãy tô đậm lời dẫn trực tiếp, gạch một gạch dưới lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau :

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Câu bé thứ nhất đinh nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo :

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại:

- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.

2) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp :

Lời dẫn gián tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.

Bà lão bảo chính tay bà têm.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật con gái bà têm.

==> Lời dẫn trực tiếp: 

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo hỏi bà hàng nước:

-    Xin cụ cho ta biết ai đã têm những miếng trầu này?

Bà lão trả lời:

-    Tâu bệ hạ, trầu do chính tay già têm đấy ạ.

Nhà vua gặng hỏi mãi cuối cùng bà lão bèn thật thà nói:

-   Thưa, trầu do con gái già têm.

3) Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp :

Lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm Thợ xây không?

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm !

Bác thợ hỏi Hòe rằng cậu có thích làm thợ xây hay không?

Hòe bèn trả lời rằng mình rất thích.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Tuần 21 trang 17, 18 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 17, 18: Tập làm văn

I. Nhận xét

Câu 1: Đọc bài văn Bãi ngô (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 30 - 31), xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đoạn Nội dung
M : Đoạn 1 (3 dòng đầu) M : Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).
............................. ..........................

Trả lời:

Đoạn Nội dung
M : Đoạn 1 (3 dòng đầu) M : Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).
Đoạn 2 (4 dòng tiếp theo) Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
Đoạn 3 (Còn lại)

Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

Câu 2: Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23), xác định trình tự miêu tả của bài

Đoạn Nội dung
................. ........................

Trình tự miêu tả trong hai bài trên khác nhau như nào?

Trả lời:

Đoạn Nội dung
Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh).
Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả chi tiết cánh hoa và trái cây.
Đoạn 3: còn lại Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.

- Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

- Bài Bài ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

II. Luyện tập

Câu 1: Đọc bài văn Cây gạo (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32) và ghi lại trình tự miêu tả (Gợi ý : tả từng bộ phận của cây, hay tả từng thời kì phát triển của cây. Nêu cụ thể).

Trả lời:

   Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Câu 2: Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học :

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

Trả lời:

Dàn ý miêu tả cây ổi ( tả lần lượt từng bộ phận của cây)

Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

Thân bài :

- Giới thiệu dáng cây.

- Thân cây : Tròn, nhẵn bóng, vỏ cây màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có những miếng vỏ khô tróc ra khỏi cây, cho thân một lớp da mới.

- Lá cây : Xanh sẫm, hình thuôn tròn hoặc hình ô van.

Những đường gân trắng xếp đều đặn dọc theo xương cuống lá.

- Hoa : Trắng, nhụy vàng.

- Trái : Da trái màu xanh, với lớp thịt trắng dày, giòn, ruột trắng, hạt ổi màu vàng cứng.

Trái xanh mang vị chát, trái chín vị ngọt.

Kết bài : Nêu tình cảm của bản thân đối với cây ổi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Tuần 21 trang 17, 18 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết