Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 6 tập 2

Câu 1, 2, 3, 4 trang 6 Vở bài tập [SBT] Toán 5 tập 2. 1. Viết số đo thích hợp vào ô trống

1. Viết số đo thích hợp vào ô trống :

 Hình thang 

Đáy lớn

Đáy bé

Chiều cao

Diện tích

15cm

10cm

12cm

\[{4 \over 5}m\] 

\[{1 \over 2}m\] 

\[{2 \over 3}m\] 

1,8dm

1,3dm

0,6dm

2.

a. Một hình thang có diện tích 20m2, đáy lớn 55dm và đáy bé 45dm. Tính chiều cao của hình thang.

b. Tính trung bình cộng hai đáy của một hình thang, biết rằng diện tích hình thang bằng 7m2 và chiều cao bằng 2m.

3. Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70,5kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó ?

4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Cho hình chữ nhật ABCD có các kích thước như hình vẽ bên :

Diện tích phần đã tô đậm của hình chữ nhật là………… cm2

1.

Diện tích hình thang ô trống thứ nhất :

 \[S = {{\left[ {15 + 10} \right] \times 12} \over 2} = 150c{m^2}\]

Diện tích hình thang ô trống thứ hai :

 \[S = {{\left[ {{4 \over 5} + {1 \over 2}} \right] \times {2 \over 3}} \over 2} = {{13} \over {30}}{m^2}\]

Diện tích hình thang ô trống thứ ba :

 \[S = {{\left[ {1,3 + 1,8} \right] \times 0,6} \over 2} = 0,93d{m^2}\]

Hình thang

Đáy lớn

Đáy bé

Chiều cao

Diện tích

15cm

Quảng cáo

10cm

12cm

150cm2

 \[{4 \over 5}m\]

\[{1 \over 2}m\] 

\[{2 \over 3}m\] 

\[{{13} \over {30}}{m^2}\] 

1,8dm

1,3dm

0,6dm

0,93dm3

2.

Bài giải

a. 20m2 = 2000dm2

Chiều cao hình thang :

 \[{{2 \times 2000} \over {55 + 45}} = 40\,\left[ {dm} \right]\]

b. Trung bình cộng hai đáy hình thang thì bằng diện tích hình thang chia cho chiều cao :

 \[{{day\,lon\, + \,day\,nho} \over 2} = {{dien\,tich} \over {chieu\,cao}} = 7:2 = 3,5\,\left[ m \right]\]

Đáp số : a. 40dm ; b. 3,5m

3.

Bài giải

Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là :

26 + 8 = 34 [m]

Chiều cao của thửa ruộng hình thang là :

26 – 6 = 20 [m]

Diện tích thửa ruộng hình thang là :

 \[{{\left[ {34 + 26} \right] \times 20} \over 2} = 600\,\left[ {{m^2}} \right]\]

600m2 gấp 6 lần 100m2

Số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó :

6 ⨯ 70,5 = 423 [kg]

Đáp số : 423kg

4.

Bài giải

Chiều cao của tam giác bằng chiều rộng hình chữ nhật là 4cm.

Cạnh đáy của tam giác :

8 – [2 + 2] = 4 [cm]

Diện tích phần tô đậm là :

4 ⨯ 4 : 2 = 8 [cm2]

Đáp số : 8cm2

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 7, 8 - Tập làm văn hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Bài 1:Đọc hai đoạn kết bài [bài tập 1, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 14] và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau. Viết câu trả lời vào bảng sau :

Trả lời:

Đoạn kết bài Cách kết bài
a Kết bài không mở rộng : Sau lời tả về bà là lời nhấn mạnh tình cảm đối với bà.
b Kết bài mở rộng : Tả xong bác Tư người viết còn nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò quan trọng của người nông dân đối với xã hội.

Bài 2: Viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn sau :

Trả lời:

a] Tả một người thân trong gia đình em.

b] Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c] Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d] Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

- Đoạn kết bài không mở rộng :

Đề a : Em rất yêu quý chị Hai, em muốn mình lớn lên cũng giỏi giang và dịu dàng như chị vậy.

Đề b : Vì gắn bó với nhau như vậy nên em và Lệ đều mong muốn sau này hai đứa mãi thân thiết với nhau, tình bạn càng ngày càng bền chặt.

Đề c : Em rất thích xem Hải Như biểu diễn nên em mong bạn ấy luôn có sức khỏe tốt, giữ được giọng hát của mình để tiếng hát ấy ngày càng vút cao hơn nữa.

Đề d : Tiết mục biểu diễn của cô Hồng Vân và nhóm hài của cô ấy kết thúc. Mọi người vừa cười vui vẻ vừa vỗ tay tán thưởng. Em cũng dành cho cô ấy một tràng pháo tay thật nồng nhiệt.

- Đoạn kết bài mở rộng :

Đề a : Chị Hai em giỏi giang, dịu dàng lại xinh đẹp như vậy nên trong xóm mọi người ai cũng yêu quý chị. Hôm trước, đi học về ngang nhà chú Tư hàng xóm, em nghe cô Tư nói với bé Na: “Na ăn mau, chóng lớn để xinh đẹp và giỏi như chị Hai nhà bác Tùng kìa!", bé Na nghe mẹ nói vậy cười toe toét.

Em nghe vậy thấy trong lòng mình vui lắm. Em yêu chị mình vô cùng.

Đề b : Lệ vẫn nói với em rằng bạn ấy mong muốn mai này khi lớn lên bạn ấy sẽ trở thành cô giáo. Em tin rằng bạn ấy sẽ thực hiện được ước mơ của mình, vì bây giờ không những bạn ẩy học giỏi, chăm chỉ mà còn tốt bụng với mọi người. Trong lớp, ai cũng yêu mến bạn ấy. Em rất vui khi có một người bạn thân như Lệ.

Đề c : Bài hát kết thúc trong sự cổ vũ của mọi người. Mỗi lần xem Hải Như biểu diễn em lại càng yêu mến cô ca sĩ nhí với giọng hát vui tươi, hồn nhiên ấy. Em thầm nghĩ mai này lớn lên Hải Như sẽ trở thành một cô ca sĩ thành danh. Em tin là như vậy.

Đề d : Khi tiết mục biểu diễn kết thúc, cô Hồng Vân và nhóm hài của cô cúi chào khán giả trong tiếng pháo tay giòn giã và tiếng cười sảng khoái của mọi người. Ba em luôn nói: Những nghệ sĩ hài thật sự rất quan trọng, họ đem tài năng và sự dí dỏm của mình ra để giúp mọi người trút bỏ phiền muộn. Hãy biết yêu quý và trân trọng họ.

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 5, 6 - Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

1. Nhận xét:

Bài 1: Đánh dấu gạch xiên [/] ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :

Trả lời:

a] [1]Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. [2]Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn /, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b] [3]Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn /: hôm nay tôi đi học.

c] [4]Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre /; đây là mái đình cong cong ; / kia nữa là sân phơi.

Bài 2: Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào ? Viết câu trả lời vào bảng sau :

Trả lời:

Câu ghép Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng
1 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng từ “ thì ”.
2 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu phẩy [,].
Câu ghép Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng
3 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu hai chấm [:]
4 Ba vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu chấm phẩy [;]

2. Luyện tập:

Bài 1: Gạch dưới các câu ghép :

Trả lời:

a] Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b] Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c] Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

- Trong mỗi câu ghép nói trên, các câu nối với nhau bằng cách nào ?

Câu ghép Cách nối các vế câu
Trong đoạn a Trong đoạn có một câu ghép, 4 vế trong câu ghép được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
Trong đoạn b Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, các vế câu được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế là dấu phẩy.
Trong đoạn c Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”.

Bài 2: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép. Gạch dưới câu ghép có trong đoạn văn. Cho biết các về trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

Trả lời:

[1] Bạn Thùy lớp em có làn da ram rám nắng. [2]Mái tóc bạn ấy dài và mượt / , thường được bạn ấy thắt thành hai bím xinh xinh. [3] Bạn ấy thường đi một đôi giầy màu hồng, khoác chiếc áo cũng màu hồng / nên mọi người thường gọi bạn ấy là “ Thùy hồng”

Trong đoạn có hai câu ghép :

+ Câu [2] có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

+ Câu [3] có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ "nên”.

Video liên quan

Chủ Đề