Xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không 2023

Để trả lời cho câu hỏi xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không 2023
Xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không

Vấn đề đề cập là Xăm mình có được đi nghĩa vụ quân sự không? Điều này không được quy định trong các tiêu chuẩn trên nên có thể hiểu Xăm hình vẫn được phép đi nghĩa vụ quân sự. Bởi xăm mình là một môn nghệ thuật, do đó, để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân thì những công dân xăm mình vẫn được phép đi nghĩa vụ quân sự 2021. Tuy nhiên, trong quá trình khám sức khỏe thì những người có thẩm quyền sẽ xem xét hình xăm (như có nội dung chống phá nhà nước không? có nội dung gây tranh cãi, phản cảm…) tùy từng điều kiện cụ thể để quyết định.

2. Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xăm mình ? 

Liên quan đến vấn đề về xăm hình, việc quyết định xăm hình là quyền tự do của mỗi người. Trước đây, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm được áp dụng theo Thông tư số 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, Thông tư này quy định không gọi nhập ngũ vào quân đội với những người xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 dưới đùi trở xuống).

Tuy nhiên, hiện nay, Thông tư 167 nêu trên đã hết hiệu lực và liên tiếp được thay thế bằng Thông tư số 140/2015/TT-BQP và mới đây nhất là Thông tư số 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 20-11-2018).

Theo đó, văn bản hiện hành không còn đề cập đến việc không gọi nhập ngũ với những người có hình xăm trên cơ thể. Như vậy có thể hiểu, hiện nay, những người có hình xăm sẽ không còn được loại trừ nghĩa vụ quân sự; hoàn toàn vẫn phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự như những công dân khác.

Sự điều chỉnh nêu trên được cho là phù hợp, nhằm khắc phục tình trạng công dân cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể để trốn tránh nghĩa vụ quân sự vốn đã từng xảy ra ở một số địa phương.

Tuy nhiên, việc công dân có hình xăm phản cảm vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, lễ tiết quân đội. Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự, các cơ quan liên quan được yêu cầu cần thực hiện nhiều biện pháp để đánh giá kỹ lưỡng về tính chất, mức độ của hình xăm để phân loại.

Theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA thì công dân không được tuyển chọn nhập ngũ khi cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.

Tóm lại, tùy vào từng trường hợp và vị trí xăm mình thì khi khám sức khỏe các cán bộ cơ quan liên quan sẽ đánh giá xem có thuộc trường hợp đi nghĩa vụ quân sự hay không đi nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail:
Website: accgroup.vn

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Bộ Quốc phòng cho biết, thời gian qua một số công dân cố tình xăm hình, chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Bộ Quốc phòng mới đây đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh.

Cử tri cho biết, cần có biện pháp xử lý đối với công dân trong độ tuổi nhập ngũ nhưng cố tình “xăm hình” nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS).

Bộ Quốc phòng cho hay, đã tổ chức rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, trong đó có tiêu chí cụ thể về hình xăm, chữ xăm. Do đó, chất lượng công tác tuyển quân từng bước được nâng lên, hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện NVQS.

Bộ Quốc phòng đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chức năng và Hội đồng NVQS tăng cường các biện pháp, làm tốt công tác quản lý, đăng ký NVQS và tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm. 

Thực hiện đúng quy trình, quy định trong tuyển chọn và kết hợp vận động, giáo dục với bắt buộc tẩy xóa hình xăm, chữ xăm, nếu cố ý vi phạm thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật hoặc buộc phải cưỡng chế thực hiện NVQS.

Cơ quan quân sự địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an cùng cấp và hội đồng khám sức khỏe để xem xét, phân loại tính chất từng hình xăm, chữ xăm. Việc làm này có mục đích không để công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm hoặc các hành vi gian dối, làm sai lệch kết quả khám sức khỏe và các hành vi khác để trốn tránh thực hiện NVQS.

Bộ Quốc phòng lưu ý sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm để bảo đảm công bằng xã hội trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm tại địa phương.

Ngày 5/11, Bộ Quốc phòng đã ban hành hướng dẫn về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Quy định rõ "nếu hình xăm, chữ xăm dưới da ở vị trí lộ diện, nhưng diện tích nhỏ, không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa Quân đội thì vẫn được xem xét gọi nhập ngũ".

Xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không 2023
Công dân thủ đô chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Ảnh: Phạm Hải

Diện tạm hoãn nhập ngũ đã được thu hẹp

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng nhận được kiến nghị của cử tri TP Hải Phòng cho rằng, diện tạm hoãn gọi công dân nhập ngũ như theo quy định của Luật NVQS năm 2020 là quá rộng, gây khó bảo đảm đủ chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hàng năm của các quận, huyện. Cử tri đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi theo hướng đưa các cháu đang theo học CĐ ra khỏi diện tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Theo Bộ Quốc phòng, từ năm 2015 về trước, Luật NVQS đã quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân đang học tại các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường THCN, CĐ, ĐH. Diện tạm hoãn quy định như vậy quá rộng, gây thiếu nguồn nhân lực trong tuyển quân, không bảo đảm công bằng xã hội; làm ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng quân đội.

Khắc phục tình trạng trên, Luật NVQS năm 2015 đã quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ: “Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ ĐH hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục ĐH, trình độ CĐ hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Theo quy định hiện nay, diện tạm hoãn gọi nhập ngũ đã thu hẹp hơn so với quy định trước đây. 

Thành Nam

Xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không 2023

Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp đến 240.000/ngày

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.