Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Ngày đăng: 07/12/2021

In bài Gửi
Xem với cở chữ : A- A A+
quan-diem-chu-truong-moi-ve-phat-trien-van-hoa-con-nguoi-viet-nam-trong-van-kien-dai-hoi
[Cổng TTĐT tỉnh AG]- Đại hội XIII của Đảng đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong 5 năm [2021 - 2025]; xác định phương hướng, mục tiêu của đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
  • Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Long Xuyên về công tác xây dựng Đảng
  • Tân Châu thực hiện tốt an sinh xã hội
  • An Giang công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo Ba Thê và công nhận Bảo vật quốc gia

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Đại hội XIII của Đảng là xác định các quan điểm, chủ trương mới, toàn diện và sâu sắc về phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng được thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước.

Để thực hiện mục tiêu và khát vọng đó của dân tộc, Đại hội XIII của Đảng xác định: Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đại hội XIII của Đảng yêu cầu nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Đại hội XIII của Đảng xác định: Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Điều đó, đòi hỏi phải kế thừa và phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam, truyền thống lịch sử của dân tộc đã được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Các giá trị và sức mạnh đó của văn hóa và con người Việt Nam đã làm nên nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc ta; trở thành nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là động lực cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Đại hội XIII của Đảng xác định, phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa chủ yếu vào việc phát huy tối đa nhân tố con người; lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Vì vậy, Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển.

Phát triển mạnh mẽ nền văn hóa và con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng; đấu tranh chống các khuynh hướng đồng hóa, nô dịch về văn hóa.

Đồng thời, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học, giáo dục của nhân loại để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiến kịp, tiến cùng thời đại. Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà cốt lõi là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đột phá cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới.

Để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam hiện nay, trước hết, cần đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, bởi đây là cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa quốc gia. Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống [bác học và dân gian], văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại. Để gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, phải gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển kinh tế, nhất là ngành du lịch: Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, giữ gìn tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Thứ tư, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và tập trung xây dựng Đảng về đạo đức với nhiều nhiệm vụ, giải pháp mới. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày.

Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển và soi đường cho quốc dân đi, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng diễn ra ngày 24/11 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp chủ yếu tầm nhìn từ nay đến năm 2045. Trong đó, có nhiệm vụ Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa.

Đồng thời, yêu cầu các cấp ủy Đảng và chính quyền phải nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa xứng tầm, xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa. Muốn làm được vậy, danh mục chương trình, kế hoạch hoạt động văn hóa được lập phải gắn với nhu cầu cuộc sống, phải lấy ý kiến và được sự đồng thuận của nhân dân.

Để nhận thức đúng những điểm nhấn quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam, cần thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân những quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam được đề cập trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Tuyên truyền những quan điểm, chủ trương mới, toàn diện và sâu sắc về phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Qua đó khơi dậy, củng cố niềm tự hào, tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh./.

Quốc Hùng

Video liên quan

Chủ Đề