Xe BTTL la gì

Tại Mục 3.39 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ có quy định về khái niệm xe máy như sau:

Xe môtô [hay còn gọi là xe máy] làxe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy.

Cụ thể, khái niệm xe gắn máy được nêu tại quy chuẩn này như sau:

Xe gắn máy làchỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

Trên đây là nội dung giải đáp về khái niệm xe máy. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

  • #1

TOẠ ĐÀM CHỦ ĐỀ BỔ TÚC TAY LÁI
Nhân đọc đc "thớt" Dành cho người mới lái - Thớt này khá lâu rồi, e thấy từ năm 2008.
rách việc nên e xin thảo luận cùng các cụ/mợ chủ đề này.
Mong các cụ/mợ bớt chút thời gian vàng ngọc ngự lãm & chém.
1. Đầu tiên chúng ta cần xác định rõ mục tiêu của bổ túc tay lái [BTTL] là cái chi đã.
- Mục tiêu học thi sát hạch lấy GPLX: Thi phần Luật GT đạt trên 26 câu & thi sa hình điểm đạt trên 80 điểm & thi chạy thực tế trên đường GT [Phần thi này ok luôn, vì do người chấm nên.................].
- Mục tiêu học chạy xe ô-tô tham gia GT: Vận hành phương tiện [PT] tự tin - thành thạo trong mọi tình huống & địa hình.
Chính vì 2 mục tiêu như vậy nên e dự: 95% số người học & thi & có GPLX đều phải qua 1 khoá BTTL.
[Còn lại 2% là có năng khiếu thật sự - 3% là đã có xe & liều lĩnh chạy xe khi chưa GPLX].
2. Nói rõ hơn một chút.
- Vận hành PT là một chuỗi tổng hợp gồm các cơ quan & các thao tác từ: Tay - chân - mắt - mũi - tai mồm [Để làu bàu & "chưởi"], sao cho chúng kết hợp nhuần nhuyễn & hợp lý.
- Trong chiếc xe ô-tô, cần sử dụng các bộ phận: Tay lái - Chân "côn" [Xe AT ko có] - ga - phanh [thắng] - cần số - đèn, còi, xi-nhan, gạt nước............ một cách hợp lý & đúng thời điểm.
Người mới lái xe cũng sử dụng các bộ phận trên, nhưng ko đúng thời điểm & ko hợp lý.
[Giống như câu chuyện về dự báo thời tiết.
Khi đc phỏng vấn về vđề dự báo thời tiết: Dư luận đang cho là dự báo TT đang có vđề ko đc chính xác nên dẫn đến.......... Ông giám đốc nói luôn: Tôi khẳng định lúc nào chúng tôi cũng dự báo chính xác, nhưng............chỉ có hơi sai lệch một chút về thời điểm thôi!!!!!!!!!!!!!!].
Chính vì vậy, người mới lái xe lúc cần nhanh thì ì ra đường - lúc cần chậm thì lại đi nhanh vèo vèo!
3. Cụ thể
Như vậy đã rõ: Bổ túc tay lái chính là để sử dụng các bộ phận trên 1 PT một cách hợp lý & đúng thời điểm.
Thôi e nghỉ tí - nếu các cụ/mợ thấy hay hay thì "véo" e một phát - E sẽ "phọt" tiếp - Nếu cảm thấy no hay thì e "nín".
xin phép các cụ cho e làm khảo sát chút, để khỏi làm mất time các cụ, chỉ cần gõ 1 or 2 or 3 or 4.
1. kO HAY
2. KO HIỂU
3. KO QUAN TÂM
4. QUÁ CHÁN
THANK!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  • #2

cụ phọt tiếp xem sao đã ợ - chứ dư này cụt ngủn thì chém vào đâu ????
cái này e thấy được và cần : Bổ túc tay lái chính là để sử dụng các bộ phận trên 1 PT một cách hợp lý & đúng thời điểm.
Dành cho tùy từng loại xe hoặc có người bằng rồi nhưng lâu không lái hoặc xe lạ.
Đã có cụ lái trên 20 năm xe MT roài, leo lên AT phang một phát ở đường Xuân Thủy năm 2008 làm 1 cháu SV teo, 4 đ/c đi cạnh què ...
Nên lâu không lái hoặc xe lạ là rất cần bổ túc là đúng ạ

Chỉnh sửa cuối: 6/10/12

  • #3

Hì hì cố lên kụ, sắp hay roài. Nhưng nên nhẹ phần lý thuyết đê...

  • #4

Các cụ động viên. E lại "phọt" tiếp.
Sách dạy về kiến thức và kỹ năng lái xe, có hàng "núi", đọc nửa đời người ko hết.
Thực ra lý thuyết chỉ là ný thuyết thôi. Bàn nhiều ko giải quyết vđề gì - Chỉ duy nhất có 1 bí quyết là: Thực hành, thực hành......................& thực hành.....................
E mạnh dạn đúc kết từ bản thân & nghe hóng hớt rồi "nhai lại" kèm chế biến 1 chút.
3.1 Người học BTTL cần trang bị 1 số hiểu biết sau:
- nghề LX là 1 nghề ko thể nói trước bất cứ điều gì. Nên suốt đời phải học hỏi & cần nhất là khả năng tự rút kinh nghiệm.
- Người LX 30 năm trong nghề, chưa hẳn về kỹ năng LX đã hợp lý & khéo léo bằng người thậm chí chưa có GPLX.
- Khi vận hành PT tham gia GT, ko phải cứ chạy "lồng" lên, hoặc chạy như "rùa" - Mà phải làm cho người ngồi trong xe cảm thấy yên tâm, an toàn, tin tưởng & ng cùng tham gia GT ko khó chịu.
- Nên học "10" - sử dụng "5" thì mới thật sự tự tin & yên tâm.
- người LX phải biết "SỢ" [Do vốn từ của e có hạn nên e ko biết giải thích thế nào, nhưng e cảm nhận đc điều này]
Thôi e đành nhại lại khi e đọc đc trên OF "Sự dũng cảm đưa bạn vượt trước ng khác - nhưng chính sự sợ hãi mới giúp bạn về đích".
- Người LX thành thạo xe số sàn [MT] "đẳng cấp" hơn người LX số tự động [AT].
- Luôn tập trung nhằm ko để rơi vào trạng thái bị giật mình.
- Khi học BTTL, có 3 ngưỡng cần phải vượt qua:
Ngưỡng 1: Ko hiểu gì & cũng ko làm đc.
Ngưỡng 2: Đã hiểu đc - Nhưng chưa thực hiện đc.
Ngưỡng 3: Hiểu đc & thực hiện đc.
3.2 Lộ trình và phương pháp dạy & học
- Lộ trình: LX là 1 nghệ thuật nên mang nặng tính cảm giác - Muốn có cảm giác tốt phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cơ bản & chuẩn.
Nên phải kết hợp và xen kẽ giữa tập cơ bản & tập chạy trên đường GT.
Tập cơ bản bao gồm: Đánh lái - trả lái giúp ng LX có thao tác chuẩn và đẹp & đặt đầu xe hoặc vị trí đặt xe trên mặt đường theo ý muốn. Thao tác khi phanh, tăng ga, sang số sao cho êm ái, ko giật cục........ . Kiểm tra cái gì & các thao tác kiểm tra - Nhận biết cơ bản về các hiện tượng hỏng hoặc sắp dẫn đến hỏng - Cách ra vào lốp.......................
Tập chạy trên đường GT bao gồm: Đường cao tốc - một chiều - hai chiều hỗn hợp - đèo dốc - nội thành - Chạy đêm......................
- Phương pháp: Tập thao tác lân lượt tay - chân. Ghép và kết hợp tay chân. Nhằm giúp ng LX có khả năng thực hiện các thao tác mà ko phải quá tập trung vào đối tượng......................
Còn nữa nhưng e ko "phọt", vì e hôm qua ăn nhiều ổi quá.
Thôi e dừng đây - Ko lại có cụ "chưởi" chỉ lý thuyết xuông.
Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc muốn hiểu thêm & thực tế BTTL - Hãy liên lạc với e NGÀY GIỮA ĐÊM để biết thêm chi tiết.
Chúc các cụ/mợ ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ!

  • #5

Các cụ bảo trăm hay ko bằng tay quen, cứ lái nhiều thì sẽ có cảm giác tốt... Và điều quan trọng như ở chữ kí 1 cụ nào trên OF nhà ta "phía trước là mạng sống, hãy lái xe bằng cả trái tim"

  • #6

Em thấy bổ túc tay lái là cần thiết. Tương tự như tự học cả đời. Lái xe cũng cần tự học nhiều. Nhất là dân văn phòng. Học lái đến khi có bằng chỉ vài buổi và quá dễ để có 1 cái bằng thực sự [do công sức của mình]. Nhưng trong khi đào tạo, học viên chỉ biết lái xe cho qua các bài sa hình và tối thiểu qua thi đường trường. Bổ túc tay lái theo em cần tập trung vào:

+ Cấu tạo và nguyên lý một số bộ phận. Cái này nhà trường có hướng dẫn trong vòng 15 phút nên 99% là quên, có khi chả biết gạt nước hay đèn pha, đèn cos ở đâu. Nhất là các kiểm tra cảm quan, que thăm dầu, bơm lốp, các cảnh báo...
+ Các sự cố thường gặp và xử lý
+ Kỹ năng và phương án xử lý khi đổ đèo, tắc đường, nhất là lội nước, ngập nước, chết Ắc qui. Cái này rất cần để giảm thiệt hại.
+ Kỹ năng lùi trên mọi địa hình : lùi cua, đỗ xe song song, lùi xuống dốc, lùi lên dốc,..
+ Căn phải xe : cái này rất khó với người mới lái. Ở trường thì có ai hướng dẫn đâu vì bài sa hình lại đi căn cây cau, hòn đá, cái chai mà thầy đặt sẵn.
+ Kỹ năng vượt, chạy đường trơn, đường có sỏi đá,...
+ Lái xe bằng tai: Nghe các tiếng kêu của xe, động cơ,..cái này khi phát hiện phải cho xe vào Viện ngay, nhưng thú thật khi mới lái, xe kêu, tay lái lệch,.. em cũng chả quan tâm, đến khi đọc trên of mới vỡ ra nhiều điều
+ Kỹ năng vào OF, học kinh nghiệm nữa cụ ạ.

Đấy là mấy kinh nghiệm rút ra từ bản thân

  • #7

Em nghĩ lãi xe bằng đầu ạ!

  • #8

Làm thế nào qua được lý thuyết hả bác

  • #9

Làm thế nào qua được lý thuyết hả bác

Bác hãy theo lời của Lê Nin: Học, học nữa, học mãi...

  • #10

Em nghĩ là bây giờ cụ nào đứng ra mở một lớp sơ đẳng về cấu tạo, vận hành, những lỗi đơn giản của xe hơi. Tuần học 1 buổi T7 hoặc CN. Kết hợp giao lưu anh em, phổ biến kinh nghiệm đường trường. Các cung đường ăn chơi. Ai đi học phải đóng tiền. Em đảm bảo sẽ có nhiều cụ tham gia. Em xung phong đầu tiên. Cứ online thế này khó hiểu lắm cụ ạ. Ai đi mang xe của người đó đến. Nói đến bugi thì ra chỉ từng xe, mer, bmw, kia... thế là trực quan sinh động nhất.

  • #11

Chỉ có 1 cách là lái thật nhiều

Chủ Đề