Xe mô tô được phép chở máy người

Điều 30, Chương V, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:

“ Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a] Chở người bệnh đi cấp cứu;

b] Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c] Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Đi xe dàn hàng ngang;

b] Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c] Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d] Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ] Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Mang, vác vật cồng kềnh;

b] Sử dụng ô;

c] Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d] Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”

2. Nội dung quy định

2.1. Quy định chở người khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

- Căn cứ Khoản 1, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định chở người khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.  Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được phép chở một người theo quy định của pháp luật. Các trường hợp khác được phép chở hơn 1 người đó là: chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 14 tuổi.

2.2. Quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

- Căn cứ Khoản 2,Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:

Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông thì cần phải đảm bảo an toàn bằng cách đội mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm đúng quy định theo pháp luật là mũ bảo hiểm phải có đủ 3 phần: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo; có kiểu dáng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.

Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.

Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.

Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.

2.3. Quy định hành vi không được phép của người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

- Căn cứ Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định các hành vi không được phép của người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được phép thực hiện hành vi: đi xe dàn hàng ngang; đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng dành cho người tham gia giao thông, gây ùn tắc giao thông.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác, lấn chiếm phần đường khiến người đi bộ và các phương tiện khác không di chuyển được.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông khiến người điều khiển giao thông sẽ bị xao lãng, không tập trung, không quan sát được tuyến đường đang lưu hành, khả năng kiểm soát tốc độ khi gặp tình huống bất ngờ bị giảm mạnh, trở nên lúng túng.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy mang vác và chở các vật cồng kềnh gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, gây hạn chế tầm nhìn cho các phương tiện khác.

2.4. Quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông

- Căn cứ Khoản 4, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông:

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng ô dù dễ gây vướng mắc vào các phương tiện tham gia giao thông khác, sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông.

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; chỉ được phép kéo một xe khác và phương tiện đó phải còn đủ hệ thống hãm còn hiệu lực; việc kéo xe phải đảm bảo chắc chắn an toàn; phải có biển báo hiệu khi kéo xe.

2.5. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trên

- Căn cứ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể là các hành vi:

Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.

Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người ngồi trên xe sử dụng ô [dù].

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe; người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Người đang điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng.

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000-8.000.000 đồng.

Ở bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã trình bày những quy định được pháp luật hiện hành đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy. Làm rõ các biện pháp xử phạt áp dụng cho các hành vi thực hiện trái quy định của pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Theo tôi biết, người điều khiển xe máy được phép chở một người nhưng có một số trường hợp được phép chở tối đa 02 người. Vậy, Công ty luật sư có thể cho tôi biết cụ thể hơn về các trường hợp xe máy được phép chở hai người không? Trường hợp không được phép chở nhưng vẫn chở theo hai người ngồi sau thì bị xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ phương tiện không? 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Các trường hợp xe máy được phép chở hai người ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về các trường hợp được phép chở theo 02 người ngồi sau

Căn cứ Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 để tìm hiểu cụ thể về số người được phép chở trên xe máy:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a] Chở người bệnh đi cấp cứu;

b] Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c] Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách“.

Như vậy, theo quy định trên có 03 trường hợp người điều khiển xe máy có thể chở tối đa 02 người, bao gồm:

+] Chở người bệnh đi cấp cứu;

+] Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

+] Trẻ em dưới 14 tuổi.

Thứ hai, quy định về vấn đề xử phạt lỗi chở theo 02 người

Căn cứ theo quy định tại Điểm l Khoản 2 Điều 6  Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l] Chở theo 02 [hai] người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Theo đó, nếu chở hai người trong trường hợp không cho phép thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

-->Mức phạt đối với trường hợp xe máy chở quá số người quy định

Thứ ba, quy định về việc tạm giữ phương tiện khi chở quá 02 người trên xe

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 6 Điều 125 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.“

Theo quy định trên, hành vi điều khiển xe máy chở quá 02 người trên xe thì chỉ bị áp dụng hình phạt tiền, với mức từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, để đảm bảo việc chấp hành quy định xử phạt thì CSGT có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì CSGT có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

-->Xe máy chở quá số người quy định có bị tạm giữ xe không?

Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, quy định về vấn đề ủy quyền cho người khác nộp phạt thay

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.

Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông. 

Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, người được bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây: 

+ Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;

+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;

+ Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn

+ Bản chính CMND của người đó

Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt xe máy được phép chở hai người; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Xe máy chở 3 người khi đưa đi cấp cứu mà không đội mũ bảo hiểm

Video liên quan

Chủ Đề