Xhdd là gì

[SKDS] - Khớp thái dương hàm [TDH] là một trong những khớp quan trọng và nhạy cảm nhất trong cơ thể con người. Ðối với trẻ em, lồi cầu xương hàm dưới [XHD] còn là một trung tâm phát triển của xương hàm, khi trung tâm này bị tổn thương không những gây rối loạn về cấu trúc cũng như chức năng của khớp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của XHD.

Tại sao lại dính khớp TDH?

Dính khớp TDH là mất vận động của khớp do sự hợp nhất của xương trong ổ khớp hay vôi hóa của dây chằng ngoài bao khớp.

Nguyên nhân hàng đầu là do chấn thương [80%]. Ở trẻ em chủ yếu do ngã, ngoài ra do tai nạn giao thông và các nguyên nhân khác. Đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi mọc răng sữa hay hàm răng hỗn hợp triệu chứng gãy lồi cầu rất dễ bị bỏ qua hoặc được phát hiện nhưng không có kế hoạch điều trị chuẩn mực. Quá trình dính khớp qua nhiều năm, đa phần khi bệnh nhân tới khám mức độ há miệng chỉ còn dưới 1cm và có biến dạng xương hàm. Cá biệt có những trường hợp do hoàn cảnh gia đình nên khi trẻ tới khám đã không há được miệng [khít hàm hoàn toàn], khuôn mặt biến dạng, thể trạng gầy yếu.

Các nguyên nhân khác gây dính khớp như: rối loạn sự phát triển của lồi cầu, lồi cầu quá phát hay giảm phát, các viêm nhiễm của xương hàm, viêm nhiễm tuyến mang tai, biến chứng của viêm tai giữa, một số nguyên nhân hiếm gặp như biến chứng của bệnh lao, giang mai.

 Phẫu thuật răng cho bệnh nhân.

Và hệ lụy...

Với trẻ em bị dính khớp, cơ thể các bé thường gầy yếu. Nguyên nhân do khít hàm nên không đảm bảo dinh dưỡng, bên cạnh đó là không vệ sinh được răng miệng, răng sâu không điều trị được. Do khít hàm nên việc phát âm của trẻ rất khó khăn, ảnh hưởng tới việc học tập và giao tiếp của trẻ. Một hậu quả nặng nề nữa của dính khớp THD là biến dạng khuôn mặt, trẻ có khuôn mặt rất đặc trưng là giảm phát xương hàm dưới, tầng mặt dưới ngắn, cằm lùi ra sau, cung răng biến dạng, răng mọc lệch lạc, nhiều răng sâu.

Các mức độ dính khớp được chia làm 4 mức độ, dựa vào tổn thương trong bao khớp và ngoài bao khớp:

Độ 1: Lồi cầu có thể biến dạng hoặc không nhưng đã hình thành các sợi xơ gây hạn chế há miệng.

Độ 2: Một phần của bề mặt khớp đặc biệt là mặt ngoài ổ khớp đã bị dính nhưng phần giữa vẫn còn tách rời.

Độ 3: Đã có cầu xương giữa cành cao XHD với cung tiếp.

Độ 4: Xương dính liền một khối với nền sọ.

Điều trị như thế nào?

Phẫu thuật điều trị dính khớp thái dương hàm ở trẻ em luôn là một thách thức lớn với phẫu thuật viên. Trước hết là lựa chọn phương pháp phẫu thuật dựa vào mức độ dính khớp, lứa tuổi của bệnh nhân, thời điểm tổn thương tới lúc phẫu thuật, dính một bên hay hai bên. Đây là khâu quan trọng vì ngoài yêu cầu đảm bảo chức năng hoạt động của khớp còn đảm bảo sự phát triển của XHD.

Có 3 phương pháp thường được lựa chọn: Cắt lồi cầu; Tạo hình khe khớp; Tạo hình khe khớp có vật liệu độn [ghép sụn sườn, vạt cân cơ thái dương, sụn vành tai,  ghép xương đốt bàn chân, tấm độn silicon...].

Bệnh nhân sau mổ được tập há miệng sớm, trẻ được hướng dẫn bài tập vận động khớp TDH, theo dõi đề phòng dính lại. Khoảng thời gian theo dõi sau mổ ít nhất là  6 tháng sau mổ.

Tại khoa Chấn thương chỉnh hình Hàm mặt Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội,  tất cả các trẻ em sau phẫu thuật điều trị dính khớp TDH đều được khám hội chẩn với chuyên khoa chỉnh nha để lên kế hoạch phẫu thuật chỉnh hình xương khi bệnh nhân ở tuổi trưởng thành đảm bảo về chức năng cũng như thẩm mỹ cho trẻ trong tương lai.

Cách 2 năm, bệnh nhân thấy xuất hiện các nốt đỏ to nhỏ khác nhau, đa hình thái, đa kích thước, màu đỏ lẫn màu tím, khắp người, đi khám ở viện huyết học trung ương, được chẩn đoán suy tủy xương dòng hồng cầu và tiểu cầu, điều trị tại viện 1 tháng, sau đó về điều trị tại nhà, vẫn thường xuyên thấy các đợt xuất huyết dưới da nhẹ, dạng chấm nhưng không còn hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, kinh nguyệt đều, 1 tháng/lần, mỗi lần 5 ngày, số lượng ít, nước tiểu trong, pphaan vàng.
  • Cách đây 1 tháng, bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai thường xuyên, kèm theo đánh trống ngực, khó thở khi lao động nặng, nghỉ ngơi thấy đỡ hơn. Các triệu chứng tiến triển từ từ. Cách đây 2 tuần, bệnh nhân bắt đầu để ý thấy da xanh, nhợt nhạt dần lên, tiến triển chậm. Kèm theo đó bệnh nhân thấy các đám xuất huyết ngày một nhiều hơn, xất hiện thường xuyên hơn và có các mảng lớn hơn trên mặt [quanh 2 mắt], nhiềm đám, chấm ở cẳng cân 2 bên, kinh nguyệt kéo dài 7 ngày, lượng máu ra nhiều hơn nước tiểu trong, phân vàng, không sốt. 
  • Cách đây 4 ngày, bệnh nhân chảy máu chân răng với số lượng ít, xuất hiện tự nhiên, không cầm, Nhập viện đa khoa tỉnh, được chẩn đoán suy tủy xương, chuyển viện hyết học và truyền máu trung ương để tiếp tục điều trị.
  • Hiện tại bệnh nhân có các triệu chứng sau:

    • Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt.
    • XHDD.
    •  Chảy máu chân răng.
    • Mệt mỏi nhiều.
    • Không hoa măt, chóng măt, ù tai, đánh trống ngực.

    2.Tiền sử

    • Tiền sử bản thân:

    Bệnh nhân cũ của viện huyết học với chẩn đoán suy tủy xương dòng hồng cầu và mẫu tiểu cầu.

    + PARA:0000.

    + Không có tiền sử dong kinh, băng huyết.
    + Không ghi nhận có các bệnh lí khác liên quan.

    • Tiền sử gia đình: chưa phát hiện điều gì bất thường.
    1. Khám.

    IV.Toàn thân.

    • Bệnh nhân tình, tiếp xúc tốt.
    • Thể trạng trung bình.
    • Không phù.
    • Da, niêm mạc nhợt, không vàng.
    • Củng mạc mắt không vàng, không xuất huyết kết mạc mắt.
    •  Xuất huyết dưới da: các chấm, nốt, đám xuất huyết đa hình thái, đa kích thước, đa lứa tuổi, tập trung chủ yếu ở:

    + Cẳng chân hai bên: dạng đám, kèm theo nhều nốt xuất huyết lớn nhỏ khác nhau, màu đen, không nổi gồ, đám có kt 1.5cm*1.5cm.

    + Cẳng tay phải: vết xuất huyết ở nếp gấp khủy kt 2cm* 2mm.

    + Bụng: có nhiều nốt xuất huyết dải rác, kt trung bình 2mm. 

    + Mặt: nhiều chấm xuất huyết nhỏ quanh 2 bên mắt.

    • Xuất huyết niêm mạc: 

    + Môi trên có nhiều nốt xuất huyết màu đen kt 1mm.

    + Chân răng dính nhiều máu cục.

    + chân răng cửa hàm trên đang chảy máu.

    • Móng tay khô, mất bóng, không dẹt, không có khía, không khum.
    • Lông tóc chưa phát hiện điều gì bất thường.
    • Tuyết giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy.
    • DHST: M:70; t: 37; HA: 140/80; Nt: 16.

    2.Bộ phận.

    a.Tim mạch:

    –  Mỏm tim đập ở KLS 5 đường giữa đòn trái, không có ổ đập bất thường. Không có sẹo mổ cũ, không có tuần hoàn bang hệ.
    –  Không có rung miu. Dấu hiệu Hartzer [-], dấu hiệu chạm dội Bard [-]
    –  T1, T2 rõ, không có âm bệnh lý.

    –  Nhịp tim đều, tần số 70l/ph.

    b.Hô hấp:
    – Lồng ngực cân đối, di động theo nhịp thở.
    – Rung thanh bth, không có điểm đau.
    – Gõ trong
    – RRPN đều rõ hai bên, không rale.
    c.Tiêu hóa
    – Bung cân đối, không seo mổ cũ, không tuần hoàn bàng hệ, di động theo nhịp thở.

    – Bụng mềm, không chướng.

    – PƯTB[-], CƯPM [-].

    – Gan lách không sờ thấy.
    d. Thận- Tiết niệu:
    – Nước tiểu trong, không màu, số lượng không rõ, đi tiểu không đau không buốt.
    – Dấu hiệu chạm thận [-], bập bềnh thận [-].
    – Điểm đau niệu quản trên [-], điểm đau niệu quản giữa [-].
    Các cơ quan khác chưa phát hiện điều gì bất thường.

    V.Tóm tắt bệnh án.

    Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, vào viện vì chảy máu chân răng, XHDD, bệnh diễn biến 3 ngày. Bệnh nhân được chẩn đoán suy tủy xương dòng hồng cầu và mẫu tiểu cầu năm 2010. Qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện thấy các hội chứng, các triệu chứng sau:
    – Hội chứng thiếu máu: hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô, mất bóng.
    – Hội chứng xuất huyết: 

    + Xuất huyết dưới da: các ban xuất huyết dưới da đa hình thái, đa lứa tuổi, phân bố chủ yếu trên hai cẳng tay, cẳng chân, bụng, mặt.

    Chủ Đề