Xu hướng ngành ngân hàng trên thế giới

Quan sát từ Fintech Snark Tank: Dành cho những độc giả cảm thấy lạ lẫm với Fintech Snark Tank, đây là danh sách đăng ký thường niên theo hướng Deep Throat để xếp hạng công nghệ ngân hàng.

Thuật ngữ này từ bộ phim All The President’s Men, hai nhân vật Woodward và Bernstein gặp người cung cấp thông tin được gọi là “Deep Throat” tại bãi đậu xe. Người đó đã nói họ nên “theo dấu đồng tiền”.

Những công nghệ thực sự nóng nhất trong lĩnh vực ngân hàng chính là những lĩnh vực mà tổ chức tài chính đầu tư vào, không nhất thiết phải là thứ các nhà phân tích thảo luận.

Vào cuối năm 2015, Cornerstone Advisors đã làm khảo sát các tổ chức tài chính để tìm ra công nghệ ngân hàng sẽ như thế nào trong nhiều năm tiếp theo. Nghiên cứu The What’s Going On in Banking [Tình hình của Lĩnh vực Ngân hàng] 2022 hé lộ một vài quá trình chuyển đổi công nghệ tập trung vào trong những năm tới.

Chatbot là một trong những công nghệ thu hút nhất của ngành ngân hàng trong năm 2022. Ảnh: Getty Images

Những công nghệ thu hút nhất trong lĩnh vực ngân hàng

Danh sách tốp 5 năm 2020 và 2021 phản ánh sự thay đổi nhỏ từ những ưu tiên qua từng năm, khi bao gồm cùng loại công nghệ trong danh sách của cả hai năm, nhưng chỉ có đôi khác biệt về thứ tự.

Với năm 2022, danh sách bổ sung thêm ba công nghệ mới là chatbot [robot trò chuyện tự động], máy học và hệ thống khởi tạo khoản vay số.

5 công nghệ thu hút nhất trong lĩnh vực ngân hàng trong ba năm 2020, 2021 và 2022. Ảnh: Cornerstone Advisors

Mở tài khoản số

Bước sang năm 2022, vậy tại sao lĩnh vực này lại mất nhiều thời gian để tiến hành mở tài khoản số đến như vậy? Quá trình này phải được thực hiện nhiều năm trước đó, vì đây không phải là khoa học tên lửa.

Theo Alex Johnson, giám đốc Fintech Research tại Cornerstone Advisors và tác giả của bản tin email Fintech Takes: “Các tổ chức tài chính đặt quá nhiều tầm quan trọng vào mở tài khoản số, như thể đem lại một trải nghiệm tốt sẽ thu hút khách hàng bằng một cách nào đó. Đây là điều vô lý. Đặt một lớp sơn mới ở phía trước cửa hàng mỗi năm sẽ không nâng doanh thu lên, nếu khách hàng không thích sản phẩm bạn đang bán”.

Chatbot: Công nghệ mỗi ngân hàng nên có

Hướng đến năm 2022, một trong bốn kế hoạch được những tổ chức tài chính đầu tư hoặc triển khai là chatbot. Đến nay, chỉ có 18% ngân hàng và tổ chức tín dụng đã đầu tư vào chatbot.

Việc này mất khá nhiều thời gian, tuy vậy, ngành công nghiệp đang tiến gần đến hiện thực hóa hay nói vĩ mô hơn là AI trò chuyện đã trở thành một yếu tố cạnh tranh thiết yếu. Dưới đây là ba yêu cầu tác động đến nhu cầu dành cho chatbot:

Chất lượng quy trình. Tỷ lệ từ bỏ ứng dụng sản phẩm số trong lĩnh vực ngân hàng đang ở mức rất cao. Còn rắc rối hơn là chỉ có số ít những tổ chức theo kịp với việc ứng dụng trong kinh doanh hiện nay. Đây là điều không thể chấp nhận được. Ngân hàng cần phải đưa chatbot thành yếu tố quan trọng cho quy trình kinh doanh [như mở tài khoản số], không chỉ đơn thuần như công cụ tạo doanh thu và dịch vụ.

Dữ liệu. Nỗ lực mã hóa và lưu trữ dữ liệu được thu thập từ tương tác với con người, kể cả dữ liệu từ nhấp chuột vẫn chưa hoàn thiện, nên những ứng dụng khác không thể truy cập vào để có thể hưởng lợi từ dữ liệu và khó phân tích. Dữ liệu thu thập từ tương tác của chatbot có thể khắc phục những vấn đề này. Các ngân hàng cần phải xem chatbot là một phần trong chiến lược quản lý dữ liệu, không chỉ về doanh thu và dịch vụ.

Cá nhân hóa. Rất nhiều ngân hàng cho rằng quá trình cá nhân hóa là tin nhắn được cá nhân hóa. Ngân hàng số nắm rõ một quá trình cá nhân hóa tốt đòi hỏi cuộc trò chuyện được cá nhân hóa. Họ vẫn gặp khó khăn, tuy vậy, với thu về dữ liệu để đem lại cá nhân hóa tốt và mở ra cơ hội cá nhân hóa cuộc trò chuyện. 

Chú ý vào công nghệ máy học

Chúng ta nghe rất nhiều về trí tuệ nhân tạo [AI], cụ thể hơn là máy học sẽ chuyển đổi ngành ngân hàng. Đến nay, chỉ có số ít tổ chức tài chính tầm trung, 12% ngân hàng và tổ chức tín dụng triển khai những loại công nghệ này.

Tuy vậy, mọi thứ đang thay đổi. Một trong bốn kỳ vọng mà ngân hàng và tổ chức tín dụng đầu tư là công cụ máy học và các loại công nghệ trong năm 2022. Hai trường hợp sau tác động đến sự gia tăng này:

Mô hình hóa tín dụng. Theo một nghiên cứu từ Cornerstone Advisors vào năm 2022 phát hiện, 20% tổ chức tài chính với hơn 1 tỉ USD tài khoản có kế hoạch đầu tư đáng kể hoặc tham gia vào đối tác chiến lược cho mô hình tín dụng mới và công cụ đưa ra quyết định tiên tiến.

Gian lận và rủi ro quản lý. Trong nghiên cứu của Cornerstone năm 2022, tỷ lệ ngân hàng và ban điều hành tổ chức tín dụng đưa ra tình trạng gian lận, rủi ro và mối lo ngại về an ninh mạng đã tăng vọt so với năm 2021. Nhiều công ty đang hướng đến công cụ máy học và công nghệ hỗ trợ kiểm soát những rủi ro này.

Vậy điều gì đã kiềm chân ngân hàng lại? Theo lý giải từ McKinsey:

“Mô hình máy học gia tăng một vài yếu tố về mặt rủi ro. Nhiều ngân hàng đã kiểm tra framework [khung phần mềm] và cách thực hiện để đánh giá và giảm thiểu rủi ro liên quan đến mô hình truyền thống. Song lại thường không đủ trong việc giải quyết những rủi ro về mô hình máy học”.

Những công cụ và ứng dụng từ những công ty như Zest.ai và ComplyAdvantage đang giúp cho ngân hàng giải quyết khó khăn trên, đưa máy học vào tốp 5 công nghệ trong năm 2022.

Thanh toán P2P [mạng ngang hàng]: Thúc đẩy làn sóng thanh toán nhanh hơn

Mặc dù chỉ 15% tổ chức tài chính triển khai thanh toán theo thời gian thực, nhưng 28% tổ chức dự kiến ra mắt vào năm 2022, cùng với 26% tổ chức khác vào năm 2023. Hình thức thanh toán P2P là ứng dụng hàng đầu cho chương trình thanh toán nhanh hơn của các tổ chức tài chính.

Tiềm năng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thanh toán P2P từ việc ra mắt CHUCK™, một mạng mở cho thanh toán tức thời từ tập đoàn ngân hàng Alloy Labs Alliance. Hệ thống mạng này sẽ giúp khách hàng:

“Chuyển tiền từ ứng dụng ngân hàng [trên máy tính hoặc điện thoại] và cho phép người nhận lựa chọn số tiền đưa đến đâu, gồm một vài mạng lưới thanh toán nổi tiếng. Hiện nay, các tổ chức tài chính đưa ra lựa chọn về khả năng thanh toán tức thời và không phải sử dụng mạng đóng hạn chế và tốn kém”.

Mạng lưới mới được tích hợp vào ứng dụng ngân hàng di động của nền tảng ngân hàng sẽ giảm nhu cầu của khách hàng về chuyển tiền giữa các ứng dụng hay đăng nhập vào tài khoản ngân hàng để kiểm tra số dư chỉ dành cho chuyển tiền từ ứng dụng khác.

Khởi tạo khoản vay số: Muộn còn hơn không

Vào tháng 5.2018, Daryl Jones, giám đốc cấp cao của Cornerstone Advisors đã viết:

“Vay vốn số là tương lai, và khả năng nắm bắt hiệu quả và hỗ trợ người vay thông qua quy trình vay vốn là điều quan trọng. Tuy vậy, động lực của ngân hàng và tổ chức tín dụng trong việc chuyển đổi sang những nền tảng này lại không vững chắc như nhiều người nghĩ”.

Với số lượng giao dịch ký gửi tăng lên, ngành ngân hàng một lần nữa chuyển sự tập trung sang vay vốn. Hệ thống khởi tạo khoản vay số đã lọt vào tốp 5 trong danh sách này. Một tin tốt dành cho những công ty công nghệ như Numerated, Blend và Boss Insights.

Biên dịch: Minh Tuấn

Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng tác động sâu và rộng đến ngành Ngân hàng. Điều này có thể nhìn thấy rõ qua xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới với tính năng, tiện ích vượt trội cho các khách hàng.

Số hoá ngân hàng – xu hướng tất yếu

Một trong những xu hướng được đánh giá phát triển nhất là ngân hàng số. Phát triển ngân hàng số đã không còn là một lựa chọn mà trở thành nhu cầu tất yếu, thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính. Đây cũng là xu hướng của ngành Ngân hàng nhằm góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính toàn diện [Financial Inclusion].

Điểm nhấn trong thời gian qua là dịch vụ ví điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng cũng như giá trị giao dịch. Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 4,2 triệu ví điện tử đã liên kết với tài khoản ngân hàng và trong năm 2018, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý 214 triệu giao dịch, đạt giá trị 91.000 tỷ đồng.

Hạ tầng thanh toán cũng phát triển mạnh. Tính đến cuối quý I/2019, cả nước có 18.668 máy ATM, 261.705 máy POS được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học… Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng trong quý đầu năm, đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền 171.000 tỷ đồng.

Các ngân hàng cũng như các tổ chức TGTT đã cung ứng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực: thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, giao dịch chứng khoán, thanh toán vé máy bay, tàu hỏa, vé xem phim, cước truyền hình, viễn thông, nạp rút ví điện tử…

Bên cạnh các dịch vụ tài chính phục vụ dân cư, các ngân hàng còn thực hiện phối hợp với các bộ, ngành không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Việc thu nộp ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính phối hợp cùng NHTM từng bước điện tử hóa. Hiện khoảng 95% các khoản thu nộp thuế xuất nhập khẩu được thực hiện dưới các hình thức điện tử của NHTM hoặc qua cổng thông tin của Tổng cục Hải quan.

Những thách thức của ngành ngân hàng

Sự phát triển của các xu hướng mới này mang lại nhiều lợi ích lớn cho người sử dụng, ngân hàng, và cả nền kinh tế. Tuy nhiên xu hướng này cũng vấp phải nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất hiện nay đó là thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử.

Hiện nay, hầu hết giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước và người dân, DN trên các cổng dịch vụ công chưa có quy định thống nhất, chưa có cơ chế xác thực định danh người sử dụng đảm bảo an toàn. Vì vậy, đại diện Viện Chiến lược NHNN kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xác thực và định danh điện tử đa dạng, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử.

Một trong những giải pháp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là tạo ra ưu đãi về mặt tài chính cho người tiêu dùng và DN bán hàng khi sử dụng thanh toán điện tử. Kinh nghiệm tại một số nước cho thấy, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng hoặc giảm thuế thu nhập khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cơ hội lớn trong quá trình phát triển

Cuộc CMCN 4.0 mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gia tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế cho các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng Việt Nam có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên giới thông qua các hiệp định đối tác thương mại mà Việt Nam là thành viên. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, không chỉ các “ông lớn” mà toàn hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội vươn cánh tay ra ngoài lãnh thổ, mở rộng phạm vi hoạt động và tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế nếu kịp thời nắm bắt được lợi thế của cuộc cách mạng này. Các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính chất toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều hơn những lợi ích từ sân chơi này.

Nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại 4.0

Nhiều năm nay, các ngân hàng thương mại vẫn loay hoay với bài toán nhân sự, thừa cũng thừa mà thiếu thì cũng thiếu. Và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng chạy đua phát triển công nghệ, phát triển ngân hàng số thì thách thức về nhân lực với các nhà băng còn lớn hơn. Các ngân hàng sẽ phải đối mặt với bài toán nhân sự khó hơn trong tương lai, mà thậm chí hiện tại cũng đã xảy ra.

Kết quả một cuộc khảo sát với các ngân hàng gần đây, có 3 thách thức lớn nhất trong công tác tuyển dụng hiện nay. Trong đó 26% là thách thức đến từ mức lương và chế độ đãi ngộ cạnh tranh. Ngoài ra, đáng chú ý tỷ lệ nghỉ việc, bỏ việc trong ngành rất cao lên tới 21%. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nhận định đang thiếu ứng viên trầm trọng.

Nguồn nhân sự chất lượng cao cho ngân hàng hiện nay đòi hỏi phải có 3 trong 1, bao gồm kiến thức về công nghệ, tài chính và ngoại ngữ. Nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn chiếm chủ yếu trong lao động ngành ngân hàng hiện nay, có tới 90% có kỹ năng chuyên môn tài chính nhưng lại không có kỹ năng về IT và thiếu hụt ngoại ngữ.

Trong khi đó, nhân sự giỏi IT thì lại không giỏi chuyên môn khiến lập trình ứng dụng hiệu quả không cao, mâu thuẫn tác nghiệp. Nhân sự cấp cao các ngân hàng hiện nay thường ít am hiểu về IT dẫn tới quyết định chậm hoặc sai lầm khi đầu tư về công nghệ. Có những phó tổng ở các ngân hàng thương mại chuyên về IT nhưng am hiểu về chuyên môn quản trị tài chính thì yếu hơn.

Vậy, giải pháp cho những banker đang làm việc, tiếp cận được mức lương và những vị trí cao hơn là gì? Ngoài kiến thức về chuyên môn, các banker cần có thêm ít nhất kỹ năng về ngoại ngữ. Sau đó đến kỹ năng công nghệ.

Phương pháp học Đại học trực tuyến ngành ngôn ngữ anhngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Mở Hà Nội rất phù hợp cho người đang đi làm. Chủ động thời gian học mà vẫn có thể nhận bằng cử nhân Đại học ngành Ngôn Ngữ Anh và Công nghệ thông tin uy tín và chất lượng.

Đăng ký học thử chương trình cử nhân Đại học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin và ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Mở ngay tại đây! 
Hotline liên hệ: 0919240116

Video liên quan

Chủ Đề