Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

Đề: Kể lại câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ”. BÀI THAM KHẢO Cuộc sống của con người mỗi ngày một đi lên, mọi vật xung quanh con người luôn vận động. Biết bao điều kì diệu trong cuộc sống đang chờ đợi con người khám phá. Chỉ cần chịu khó quan sát và suy nghĩ như cô bé trong câu chuyện Một phát minh nho nhỏ cũng rút ra được một qui luật tự nhiên rất bổ ích. Cô bé Ma-ri-a rất thích quan sát các hiện tượng trong tự nhiên. Một hôm, trong phòng khách, cô nhận thấy người giúp việc bưng khay trà lên với những chiếc cốc dễ trượt trên đĩa,nhưng khi có vài giọt nước đổ ra đĩa, những chiếc cốc như đính chặt trên đĩa. Chiếc khay trên tay người giúp việc khi để nghiêng thì những chiếc cốc cũng không bị trượt. Điêu ây đã làm cho Ma- ri-a suy nghĩ. Cô bé muốn tìm rõ nguyên nhân bằng việc làm thí nghiệm của mình. Không thấy em trong phòng khách, anh trai của Ma-ri-a chạy đi tìm thấy em ngồi trong bếp cùng đồng bát đĩa, anh liền trêu: -Nhà khoa học tương lai định làm bà chủ, quán xuyến nhà bếp hả? Ma-ri-a vội đáp: -Em vừa phát hiện một điều bí mật. Chỉ cần một tí nước xen giữa cốc và đĩa thì cốc và đĩa như hút vào nhau. Anh trai như không tán thành lời em gái nói. Anh bảo: -Không có chuyện ấy đâu. Anh không tin. Em có nhớ lần trước khi mẹ lau sàn nhà, anh suýt bị trượt ngã vì sàn còn ướt đó không? Ma -ri-a sốt sắng: -Anh hãy thử đi sẽ rõ! Anh trai vội làm thử nghiệm ngay thì thu được kết quả đúng như lời em gái nói. Hai anh em mải mê tranh luận về hiện tượng ấy thì ngưò’i bổ bước vào. Thấy các con bàn tán và thắc mắc, bố ôn tồn giải thích: -Hiện tượng ấy diễn ra do có lực ma sát. Sau nạy học lên lóp trên các con sẽ biết rõ hơn. Cả hai anh em cảm thấy vui vẻ và phấn khởi khi đã hiêu được vấn đề đang thăc măc. Riêng Ma-ri-a cảm thấy thật vui sướng vì đã phát hiện được một điêu mới lạ trong cuộc sông xung quanh.

Bài 1

Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể:

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ
 

Gợi ý:

Con kể chuyện dựa theo gợi ý cho từng bức tranh như sau:

– Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

– Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

– Tranh 3: Ma-ria-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

– Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

– Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho con.

Trả lời:

Cách kể chuyện tham khảo

Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

“Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ”. Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

– Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

– Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về ” thành quả nghiên cứu của mình”.

– Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

– Không tin anh hãy thử mà xem. 

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

– Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Câu 1 (trang 167): Dựa vào các tranh cho dưới đây, kể lại câu chuyện mà em đã được nghe cô giáo (giáo viên)kể:

Giải đáp:

1. Ma-ri-a là một cô bé rất hay quan sát. Một hôm khi đang ngồi trong phòng khách, cô bé nhận ra rằng mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà mới nhìn thì trông như rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của người gia nhân đó có run rẩy tới mức nào đi nữa, hay chiếc đĩa có bị nghiêng thế nào đi nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không thể di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã thu hút cô bé.

2. "Thế là tại sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm cho ra lý do ". -Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi cô bé lẻn ra khỏi phòng khách, và bắt đầu làm thí nghiệm.

3. Không thấy Ma-ri-a đâu nên anh trai của cô bé đã chạy đi tìm. Khi đi ngang qua khu nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang hý hoáy làm gì đó với đống bát đĩa đặt trên bàn ăn, liền trêu em:

Em không muốn làm nhà khoa học nữa mà muốn làm bà chủ gia đình hả?

4. Đâu có, em đã phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một tý nước thì chiếc bát đựng nước trà sẽ không bị trượt nữa. -Ma-ri-a nói với vẻ đầy mặt tự hào về " thành tựu nghiên cứu của mình".

-Sao lại có chuyện được? Anh không tin đâu! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt ấy chứ. Lần trước, khi mẹ vừa lau nhà xong, anh suýt trượt ngã đấy.

- Không tin anh hãy thử làm mà xem.

Cậu anh bèn cầm một chiếc bát và một chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như lời Ma-ri-a nói.

5. Hai anh em đang tranh cãi thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ đó. Người cha đã ôn tồn trả lời:

Đó là vì có lực ma sát nên hút cái bát và cái đĩa với nhau. Các con lớn lên thì cũng sẽ biết thôi mà!

Câu 2 (trang 167): Trao đổi với các bạn trong lớp em về ý nghĩa câu chuyện.

Giải đáp:

Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri- a rất thích quan sát, chịu thương chịu khó nghĩ suy nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.

Bài trước: Luyện từ và câu: Câu kể Ai làm gì? (trang 167 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (trang 169 sgk Tiếng Việt 4)

A – Mục tiêu bài học

     – Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ. Hiểu nội dung câu chuyện.

     – Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể biết nhận xét lời kể của bạn.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)

1. Dựa vào các tranh dưới đây (SGK trang 167) kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể:

Tham khảo cách kể sau:

     Tranh 1.

     Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà đã rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân có run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

     Tranh 2.

     “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ!?”

     Ma-ri-a nghĩ như vậy, rồi lẻn ra ngoài phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.     

     Tranh 3.

     Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

     – Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả?

     Tranh 4.

     Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữ chiếc bát đựng nước trà với chiếc đĩa có một chút nước thì bát nước trà không bị trượt đi nữa – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về “thành quả nghiên cứu của mình”.

     – Làm gì có chuyện đó? Anh không tin! Sau khi nước rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

     – Không tin thì anh hãy thử xem!

     Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên xem thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

     Tranh 5.

     Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

     – Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

2. Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.

     Câu chuyện cho chúng ta biết, nếu tìm hiểu thế giới xung quanh thì chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị.



  • Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ trang 167 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1 (trang 167 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:

Trả lời:

Quảng cáo

1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

2. "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

Quảng cáo

4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".

-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

- Không tin anh hãy thử mà xem.

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Câu 2 (trang 167 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.

Trả lời:

Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri- a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 khác:

Trắc nghiệm Kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ (có đáp án)

Câu 1: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

a. Ma-ri-a tò mò lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm.

b. Ma-ri-a nhận ra mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Tranh 1 – b: Ma-ri-a nhận ra mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

Tranh 2 – a: Ma-ri-a tò mò lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm.

Câu 2: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng ở mảnh ghép màu nâu: 

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

a. Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

b. Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.

c. Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Tranh 3 – a: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

Tranh 4 – c: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra

Tranh 5 – b: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.

Câu 3: Ma-ri-a có sở thích gì đặc biệt?

A. Thích vẽ tranh

B. Thích làm đầu bếp

C. Thích diễn giảng, thuyết trình

D. Thích quan sát

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Ma-ri-a là cô bé có sở thích quan sát.

Chọn đáp án: D

Câu 4: Ma-ri-a đã phát hiện ra điều gì khi ngồi trong phòng khách?

Ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ

A. Không hiểu vì sao người gia nhân lại hay làm rơi bát đĩa khi bưng trà như thế.

B. Khi nước trà bị rớt trên đĩa thì cho dù tay người gia nhân có run rẩy hoặc chiếc đĩa có bị nghiêng thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển.

C. Khi quét dọn người gia nhân thực hiện thao tác rất nhanh gọn mà căn phòng vẫn rất sạch sẽ.

D. Thấy anh trai mình đang vào bếp làm thí nghiệm với đĩa và bát đựng trà.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Ngồi trong phòng khách Ma-ri-a đã phát hiện ra:

Khi nước trà bị rớt trên đĩa thì cho dù tay người gia nhân có run rẩy hoặc chiếc đĩa có bị nghiêng thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển.

Chọn đáp án: B

Câu 5: Khi phát hiện ra điều đặc biệt đó, Ma-ri-a đã suy nghĩ gì?

A. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ!”

B. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải lên mạng tìm hiểu!”

C. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải hỏi bố để tìm đáp án!”

D. “Thế là vì sao nhỉ?Mình nhất định phải nói chuyện này với anh trai!”

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Khi phát hiện ra điều đặc biệt từ những chiếc đĩa và bát trà, Ma-ri-a đã nghĩ: “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ!”

Suy nghĩa này cho thấy cô bé nhờ khả năng quan sát, phát hiện ra hiện tượng kì lạ thì nhất định sẽ nảy sinh thắc mắc và muốn thí nghiệm để tìm ra đáp án.

Chọn đáp án:A

tieng-sao-dieu-tuan-17.jsp