Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là?

Tăng trưởng Kinh tế ở Trung Quốc đang chững lại, tăng trưởng ở châu Âu đang ở mức gần bằng không, và của Thế giới nói chung hiện đang trong tình trạng suy thoái. Đồng thời, sự bất bình đẳng thu nhập và bất ổn chính trị đang gia tăng trên toàn thế giới. Liệu tăng trưởng kinh tế có thể giải quyết những vấn đề này? Và bằng cách nào chúng ta có thể thực hiện được điều đó?

Peter De Keyzer, chuyên viên kinh tế cấp cao của BNP Paribas Fortis đã đánh giá vấn đề này trong cuốn sách của mình “Growth Makes You Happy” (tạm dịch “Tăng trưởng đem lại hạnh phúc”). Trong viễn cảnh dài hạn, ông bắt đầu bằng một lý thuyết đơn giản: tăng trưởng được quyết định bởi hai yếu tố: tăng dân số và tăng năng suất. Yếu tố thứ nhất dựa vào kết quả lựa chọn của mỗi cá nhân và chính phủ về vấn đề chăm sóc sức khoẻ tại mỗi quốc gia. Yếu tố thứ hai dựa vào khả năng đổi mới. Nhưng yếu tố nào sẽ giúp chúng ta lấy lại đà tăng trưởng?

  1. Cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng một đất nước càng có nhiều người ở độ tuổi lao động thì khả năng tăng trưởng kinh tế càng cao. Theo tờ The Economist, “người ta thường đi vay những năm 20 – 30 tuổi, tiết kiệm ở những năm 40 – 50 tuổi và bắt đầu sử dụng những gì họ tiết kiệm vào những năm 60 tuổi”. Dân số ở độ tuổi lao động (từ 16 – 65) càng cao, càng có nhiều nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, bởi đồng thời cả hai yếu tố: khả năng sản xuất và tiêu thụ của họ.

Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là?

Nguồn: Boston Consulting Group 

Điều này giải thích tại sao những quốc gia như Ý và Nhật Bản, nơi dân số đang già đi, gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tăng trưởng kinh tế so với Mỹ hay Ấn Độ, nơi dân số đang phát triển. Đương nhiên, những lựa chọn do các chính trị gia đưa ra và khả năng đổi mới của quốc gia cũng đóng một phần rất quan trọng. Nhưng “cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định” vẫn là một khẳng định chính xác. Về nguyên tắc, đây được coi là dấu hiệu tích cực đối với những thị trường mới nổi, khi mà sự cơ cấu tăng dân số tự nhiên vẫn được duy trì trong thời gian tới.

  1. Gia tăng dân số có thể dẫn đến nhiều bất ổn

Khẳng định nêu trên không đồng nghĩa với việc khuyến khích tăng trưởng dân số một cách bừa bãi. Khi dân số của một quốc gia tăng đột biến, quốc gia đó sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề: nghiên cứu cho thấy tỉ lệ “độ tuổi lao động” (từ 16 – 30 tuổi) càng cao, tỉ lệ xảy ra bất ổn dân sự, mất ổn định và chiến tranh càng cao.

  1. Phụ nữ là nhân tố quyết định trong việc giữ vững tỉ lệ dân số vàng

De Keyzer đã viết trong cuốn sách của mình: “Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh thấp là kết quả của chính sách nhất quán về xoá mù chữ và giáo dục cho các bé gái (những bà mẹ tương lai). Xoá mù chữ, phổ cập giáo dục và giải phóng phụ nữ là những chính sách hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở trẻ. Phụ nữ chính là nhân tố nắm giữ chìa khoá vàng cho việc giảm tỉ lệ sinh và thành công trong việc duy trì tỉ lệ dân số vàng.”

Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là?

Một điều mà không phải ai cũng biết, khi phụ nữ được giáo dục tốt hơn, những quốc gia này có xu hướng phát triển kinh tế cân bằng, bởi tỉ lệ dân số đồng đều, tháp dân số thường có xu hướng “mở chậm” hoặc “đóng chậm” hơn là “mở nhanh”.

  1. “Nhu cầu là động lực của sáng tạo” - Plato

Đối với những quốc gia không còn khả năng phát triển yếu tố về dân số, cách duy nhất để tăng trưởng trong tương lai là tập trung cho yếu tố thứ hai: tăng năng suất. Đây là trường hợp của rất nhiều nước phương Tây, điển hình là Đức và ở châu Á có Nhật Bản.

Plato đã từng nói: “Nhu cầu là động lực của sáng tạo”. Không phải ngẫu nhiên mà “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” sắp diễn ra và những quốc gia đi đầu lại là những quốc gia như Đức và Nhật Bản. Nhật Bản đang ngày càng đầu tư vào sáng tạo sản xuất robot có trí tuệ nhân tạo có thể giải quyết hàng loạt công việc, trong khi đó Đức đang đẩy mạnh xây dựng các “nhà máy thông minh”.

  1. Chính phủ cuối cùng sẽ lựa chọn tăng năng suất

Làm thế nào để đảm bảo chúng ta sẽ gặt hái được lợi ích từ trí tuệ nhân tạo, robot, và những sáng tạo trong thế kỉ 21 khác? Việc tăng năng suất trong thế kỉ 21 phần lớn dựa vào cải tiến, và cải tiến chỉ có thể có được nếu dân số có dân trí cao, và tập trung nguồn lực vào việc nghiên cứu cải tiến. Điều này Chính phủ cần lưu ý những yếu tố sau, bao gồm: giáo dục, nghiên cứu và phát triển. Những công ty tư và thị trường tự do sẽ quyết định cải tiến có xứng đáng hay không, nhưng điều mà họ cần đó chính là nền tảng giáo dục của một quốc gia.

Tóm lại, giáo dục nắm giữ một phần quan trọng trong việc đưa đà tăng trưởng kinh tế trở lại. Để đảm bảo tăng trưởng dân số tạo đà cho tăng trưởng kinh tế ở các thị trường mới nổi, điều cần làm chính là đảm bảo tỉ lệ dân số vàng. Điều này chủ yếu dựa vào công tác giáo dục cho nữ giới. Còn với những quốc gia mà tỉ lệ dân số ở tuổi lao động giảm, để tránh việc kinh tế đi xuống, việc tập trung vào tăng năng suất là vô cùng cần thiết. Thế kỉ 21 sẽ đánh dấu tầm quan trọng của việc tập trung vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển nói chung.

Thu Thủy

Lược dịch từ World Economic Forum

Tăng trưởng kinh tế là gì mà mọi quốc gia trên thế giới đều coi đây là mục tiêu tối cần thiết?

Khi tìm hiểu kinh tế của một quốc gia, chúng ta có xu hướng muốn tìm hiểu ngay về tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.

Vậy vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế là gì và đâu là các nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế?

1. Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là gì?

– Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.

Dưới dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).

– Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GNP hoặc GDP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước theo công thức:

Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là?

Do có sự biến động của giá cả (lạm phát) nên người ta phân định ra GNP danh nghĩa, GDP danh nghĩa và GNP thực tế, GDP thực tế.

  • GNP và GDP danh nghĩa là GNP, GDP tính theo giá hiện hành của thời kỳ tính.
  • Còn GNP và GDP thực tế là GNP, GDP tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc.

Vì vậy, trong thực tế có tăng trưởng kinh tế danh nghĩa (tính theo GNP, GDP danh nghĩa) và tăng trưởng kinh tế thực tế (tính theo GNP, GDP thực tế).

– Cách tính GNP và GDP thực tế:

GNP thực tế = GNPn (1 – R)

Trong đó:

+ GNPn là tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành của năm tính toán.

+ R là chỉ số lạm phát (tính bằng %).

GDP thực tế = GDPn (1 – R).

Trong đó:

+ GDPn là tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá hiện hành của năm tính toán.

+ R là chỉ số lạm phát (tính bằng %).

2. Vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế là gì?

2.1. Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.

– Nó là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư như tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v..

Tất nhiên thành quả của tăng trưởng kinh tế phải sử dụng công bằng, hợp lý mới có những tác dụng đó.

– Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được giải quyết có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý.

– Tăng trưởng kinh tế còn là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.

2.2. Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng, song không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội như mong muốn.

Sự tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền kinh tế đến “trạng thái quá nóng”, lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội thiếu bền vững.

Còn sự tăng trưởng kinh tế quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp lý, tức là sự tăng trưởng phù hợp với khả năng của đất nước ở mỗi thời kỳ nhất định.

Xác định mức tăng trưởng hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng bền vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội.

3. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song các nhân tố cơ bản là:

3.1. Vốn

– Theo nghĩa rộng, vốn được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất.

– Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: Vốn hiện vật và vốn tài chính.

  • Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…
  •  Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán.

Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital output Ration).

ICOR là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP.

Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp thường không quá 3%, nghĩa là phải tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP.

Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn.

3.2. Con người

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Tất nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý.

Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là?
Con người là nhân tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Kafkadesk.org.

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì:

– Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Còn vốn, tài nguyên thiên nhiên… là hữu hạn.

– Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.

Vì vậy, phát triển giáo dục – đào tạo, y tế… là để phát huy nhân tố con người. Đó chính là sự đầu tư cho phát triển.

3.3. Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tếtái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Ngày nay, khoa học – công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực của tăng trưởng kinh tế.

3.4. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn lực phù hợp (vốn, sức lao động…).

Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả, là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

3.5. Thể chế chính trị và quản lý nhà nước

Đây là một nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác.

Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử (như gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực), đồng thời sử dụng và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả.

8910X.com

Bài liên quan: