1 công ty trung bình đóng bao nhiêu gpd năm 2024

(KTSG Online) – Nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Trung Quốc rút khỏi thị trường trong một tốc độ cao nhất lịch sử, với khoảng 4,37 triệu doanh nghiệp đóng cửa vĩnh viễn trong 11 tháng đầu năm 2021, theo dữ liệu từ công ty theo dõi đăng ký kinh doanh và thương hiệu Tianyancha, có trụ sở ở Bắc Kinh. Con số này này cao hơn gấp ba lần số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mới mở trong cùng kỳ.

1 công ty trung bình đóng bao nhiêu gpd năm 2024
Một gian hàng thực phẩm trong một khu chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Dữ liệu của Tianyancha cũng cho thấy lần đầu tiên trong hai thập niên, tốc độ đăng ký dừng kinh doanh vĩnh viễn của doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc cao hơn số doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trong năm qua.

Dữ liệu này đặc biệt đáng chú ý vì Trung Quốc xem hơn 40 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của nước này là “xương sống” của khu vực tư nhân Trung Quốc và là nền tảng cho nền kinh tế quốc gia. Cơn khốn khó của họ phản ánh những cơn gió ngược kinh tế rộng lớn hơn mà giới phân tích cho rằng có thể kéo tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xuống dưới mức 4% trong quí 4-2021.

Tại hội nghị công tác kinh tế trung ương thường niên vào đầu tháng này, Bắc Kinh cảnh báo rằng tăng trưởng của đất nước đang đối mặt với “sức ép nhân ba” gồm nhu cầu giảm, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu.

Dữ liệu của Tianyancha cho thấy mỗi tháng trong năm 2021, có trung bình có 397.435 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đóng cửa ở Trung Quốc, vượt qua mức trung bình hàng tháng 370.782 hồi năm ngoái, khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bùng phát ban đầu của Covid-19 với mức GDP tăng trưởng âm trong quí 1.

Tuy nhiên, năm 2020 vẫn chứng kiến số​​ doanh nghiệp nhỏ mới mở cao hơn 6,13 triệu so số doanh nghiệp nhỏ đóng cửa, dù con số đó đánh dấu sự sụt giảm mạnh sau vài năm tăng trưởng. Sự sụt giảm trầm trọng hơn trong năm 2021 khi chỉ có 1,32 triệu doanh nghiệp nhỏ mới mở trong 11 tháng đầu năm nay.

Với vai trò là trụ cột kinh tế của quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm một nửa doanh thu thuế và 60% GDP Trung Quốc cũng như đóng góp 80% việc làm ở thành thị. Nhưng họ đang chịu gánh nặng của sự trì trệ kinh tế do tác động đại dịch Covid-19 dù đã được chính phủ cắt giảm thuế, phí.

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Công ty Pinpoint Asset Management, nói: “Xu hướng chung thể hiện qua dữ liệu khá hợp lý và không có gì đang đáng ngạc nhiên. Nó cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang chịu áp lực rất lớn để duy trì sự sống còn”.

Chiến lược không khoan nhượng của Trung Quốc để kiểm soát Covid-19 đã làm hạn chế sức tiêu thụ và các đợt bùng phát dịch lẻ tẻ đã khiến hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa. Trong khi đó, những thách thức mới tiếp tục gia tăng, bao gồm giá nguyên liệu đầu vào cao, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng vọt, chiến dịch chấn chỉnh đối với lĩnh vực công nghệ, giáo dục và bất động sản, và cuộc khủng hoảng thiếu điện ảnh hưởng đến hơn một nửa số tỉnh của cả nước.

Zhang Zhiwei lưu ý rằng tác động của tình hình trên đến tỷ lệ thất nghiệp và phá sản doanh nghiệp có độ trễ. Điều này giải thích tại sao năm 2021, vấn đề tồi tệ hơn nhiều so với năm ngoái.

Ông nói: “Thường thì những doanh nghiệp nhỏ đó sẽ tiếp tục hoạt động khi mới gặp khó khăn lúc đầu, nhưng bước sang năm thứ hai, khi những tác động tích lũy từ môi trường kinh doanh ngày càng tồi tệ hơn, họ có thể không thấy hồi kết, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc kiên trì chính sách “zero Covid”. Vì vậy, họ quyết định đóng cửa vĩnh viễn”.

Đầu tháng này, ông Lâu Kế Vĩ, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, nói rằng các chỉ số kinh tế chính thức không thể hiện đầy đủ các vấn đề thực sự mà đất nước phải đối mặt. Ông cũng lưu ý dữ liệu công khai chỉ cho thấy có bao nhiêu doanh nghiệp mới mở, chứ không tiết lộ số doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Theo Cơ quan Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc, tính đến ngày 1-11, Trung Quốc có 150 triệu thực thể thị trường, tức cao hơn 100 triệu so với một thập niên trước. Con số này gồm tất cả các doanh nghiệp, những người hoạt động tự doanh và hợp tác xã nông thôn.

Ông Lâu Kế Vĩ nói: “Nhưng trong số 150 triệu thực thể này, ít nhất 40 triệu thực thể không còn hoạt động”. Ông giải thích nhiều doanh nghiệp không có bất kỳ giao dịch kinh doanh nào kể từ khi đăng ký hoạt động và nhiều doanh nghiệp khác chỉ cố gắng cầm cự. Ông cho biết rằng rất khó để hủy đăng ký doanh nghiệp ở Trung Quốc nhưng quy trình đăng ký tương đối dễ dàng và điều này có thể làm sai lệch các số liệu.

Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được phân loại theo số lượng nhân viên và doanh thu hàng năm dựa trên ngành nghề tương ứng của họ. Theo phân loại chính thức, ví dụ, một doanh nghiệp bán lẻ có ít hơn 50 nhân viên và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu nhân dân tệ (785.000 đô la) được xếp vào loại nhỏ. Những doanh nghiệp có dưới 10 nhân viên và doanh thu hàng năm dưới 1 triệu nhân dân tệ được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp được xem là loại nhỏ nếu sử dụng ít hơn 300 lao động và kiếm được ít hơn 20 triệu nhân dân tệ mỗi năm.

Bên cạnh những cú sốc ngắn hạn, có những lý do sâu xa đằng sau tính dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp nhỏ nhất Trung Quốc, bao gồm cả “vị trí yếu kém của họ trong chuỗi công nghiệp”, theo Ren Zeping, nhà kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán Dongwu Securities.

Zeping cho biết: “Những doanh nghiệp này không có đủ khả năng thương lượng với các chuỗi cung ứng thượng nguồn và hạ nguồn, các cơ quan chính phủ và các tổ chức tài chính, vì vậy dòng tiền của họ dễ bị tổn thương nhất”.

Ông cũng cho rằng một số chính sách “áp dụng cho tất cả” của chính phủ đã vô tình làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn. Trong những tháng gần đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc cần hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc, bao gồm việc giảm phí và thuế mạnh hơn nữa.

Hôm 29-12, ông Triệu Thìn Hân, Tổng thư ký Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC), cho biết ủy ban sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tài chính đến các doanh nghiệp nhỏ bằng cách thiết lập và cải thiện cơ chế điều phối việc chia sẻ và tra cứu thông tin tín dụng.

GDP Việt Nam 2023 tăng bao nhiêu phần trăm?

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022[1] và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).

GDP của Việt Nam 2022 là bao nhiêu?

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.

Việt Nam GDP bình quân đầu người đứng thứ mấy thế giới?

Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới.

2023 Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp?

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 (159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022) lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp.