3 điểm 10 vẫn rớt đại học an ninh năm 2022

Tính đến 17h ngày 16/9, điểm chuẩn cao nhất thuộc về trường Đại học Hồng Đức [Thanh Hoá], ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao với 30,5 điểm [năm ngoái ngành này lấy 29,25 điểm]. Ngành này tuyển 15 chỉ tiêu theo các tổ hợp xét tuyển C00 [Văn, Sử, Địa], C19 [Văn, Sử, GDCD], C20 [Văn, Địa, GDCD] và D01 [Văn, Toán, tiếng Anh].

Ngành có điểm chuẩn cao thứ hai cả nước là Xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Học viện Chính trị Công an nhân dân lên tới 30,34 điểm với nữ [khối C00]. Cũng trong khối trường công an, ngành Nghiệp vụ An ninh [Học viện An ninh Nhân dân] lấy điểm chuẩn 29,99 với nữ.

Đứng thứ ba là ngành Hàn Quốc học của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn với 30 điểm - đây là năm thứ 2 liên tiếp ngành này lấy điểm chuẩn 30.

Ở vị trí thứ tư là ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh nhân dân lấy điểm chuẩn 29,99 điểm với đối tượng nữ.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Một số ngành học khác của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn điểm trúng tuyển rất cao như: Quan hệ công chúng [tổ hợp C00] 29,3. Ngành Đông phương học tiếp tục "nóng" với mức điểm tổ hợp C00 là 29,8.

Có thể thấy, hầu hết những ngành học từ 29 đến trên 30 điểm năm nay đều thuộc về tổ hợp có các môn Văn, Sử, Địa, tiếng Anh. Với mức điểm như vậy, nhiều thí sinh dù đạt ba điểm 9 hay 10 đều chưa có khả năng đỗ nếu thiếu điểm cộng ưu tiên.

Trên thực tế, nếu so sánh mức điểm chuẩn của các ngành trên với điểm thủ khoa các khối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vừa qua, có thể thấy, nếu không được cộng điểm ưu tiên, các em vẫn trượt đại học.

Như ở tổ hợp C00, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp đạt 29,25 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn các ngành trên đều vượt ngưỡng từ 29,25 điểm trở lên. Khi đó, nếu thủ khoa khối C00 muốn đỗ các ngành này phải cộng ít nhất từ 0,5 đến 1,25 điểm.

Ở tổ hợp A01, điểm của thủ khoa là 29,55, tức nếu thí sinh muốn đăng ký vào ngành Nghiệp vụ an ninh của Học viện An ninh Nhân dân cũng cần đến điểm ưu tiên, khuyến khích để trúng tuyển.

Tương tự, ở tổ hợp D01, thủ khoa đạt 29,15 điểm, tức thấp hơn điểm chuẩn vào ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức và ngành Nghiệp vụ an ninh của Học viện An ninh Nhân dân đối với thí sinh nữ ở địa bàn 1 và 2.

Liên quan tới mức điểm chuẩn "sốc" này, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia Hà Nội] cho rằng, điểm chuẩn cao đột biến chỉ xảy ở một số ngành, chứ không phủ khắp tất cả các ngành và chương trình đào tạo.

Ông cho rằng, nguyên nhân điểm chuẩn đẩy lên cao là do chỉ tiêu ít, số lượng thí sinh đăng ký đông. Đặc biệt, các thí sinh dù điểm thi bằng nhau nhưng được cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước khiến điểm tổng [sau khi cộng điểm ưu tiên, tối đa lên đến 2,5 điểm đối với thí sinh người thiểu số ở KV1] của các em vượt qua ngưỡng 30.

Điển hình như ngành Hàn Quốc học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành rất thấp, trong tổng số 50 chỉ tiêu thì 15 thí sinh được xét tuyển thẳng theo chứng chỉ quốc tế, giải thưởng quốc gia… còn lại 35 chỉ tiêu cho xét tuyển từ điểm thi THPT. Trong khi đó, số lượng nguyện vọng cao, gần 1.800 chỉ tiêu đăng ký vào ngành này, tỷ lệ 1 chọi 51, với tổ hợp C00 thì tỉ lệ cạnh tranh còn cao hơn.

Hà Cường

Đạt tổng điểm 26 ở khối A00, Nguyễn Thị Minh [Thanh Hóa ] nghĩ chắc chắn sẽ đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng khi biết điểm chuẩn, em đã suy sụp vì biết bản thân đã trượt toàn bộ 11 nguyện vọng mà mình đăng ký.

“Em cứ nghĩ để một số ngành có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn 4 – 5 điểm đã là an toàn cho bản thân, nhưng không thể ngờ, đến nguyện vọng thứ 11 em cũng không đạt được”, Minh chua chát nói.

Năm nay, các ngành của Trường ĐH Ngoại thương đều lấy điểm chuẩn không dưới 28; còn với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ngành thấp nhất cũng đã lấy tới 26,9 điểm [trung bình gần 9 điểm/ môn].

Nữ sinh này cho hay, một số người bạn của em dù đạt mức điểm 25 - 26 cũng bị “trượt bay” các nguyện vọng và khóc nức nở khi biết điểm chuẩn năm nay lại cao đến như vậy.

Được 24,5 điểm theo tổ hợp khối A00 nhưng Thúy Nga, nữ sinh Hà Nội ‘sốc’ khi mình trượt tất cả 9 nguyện vọng.

“Em đăng ký 4 nguyện vọng ưu tiên vào Đại học Thương mại nhưng năm nay trường này lấy điểm ngành thấp nhất cũng là 25,8 điểm nên e trượt 4 nguyện vọng vào ngành này. Ngoài ra em có đăng ký thêm một số ngành tại Học viện Chính sách và Phát triển cũng như Đại học Tài nguyên Môi trường thì cũng có ngành thiếu 0,5 điểm mới đỗ. Vậy là dù điểm thi không quá thấp nhưng em cũng trượt đại học. Em đang tìm một số trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung nhưng em biết cơ hội với mình không nhiều”, Nga cho hay.

Nguyễn Hoàng L. [Nam Định] cũng đang không biết đi đâu về đâu khi 12 năm học luôn đứng top đầu của lớp, trải qua nhiều kỳ thi học sinh giỏi các cấp, đạt điểm 26 điểm khối C00 nhưng trượt cả 4 nguyện vọng vào ngành Báo chí, Văn học của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền....

Trên thực tế, năm 2021, nhiều ngành tại các trường ĐH top đầu trên cả nước tiếp tục có điểm đầu vào ở mức "chạm trần", nhiều ngành lấy trên 29, thậm chí là tuyệt đối 30/30 điểm, cá biệt có ngành trên 30 điểm.

Theo đó, dù đạt tới 10 điểm tuyệt đối ở cả ba môn của tổ hợp xét tuyển đại học với mức tối đa 30 điểm, thí sinh vẫn sẽ trượt nguyện vọng một vào ngành học yêu thích nhất nếu không có điểm cộng ưu tiên.

Giữ kỷ lục điểm chuẩn đến thời điểm này có lẽ là ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức với mức điểm 30,5 điểm. Đây là mức điểm kỷ lục chưa từng có của hầu hết các trường đại học. Với mức điểm chuẩn này, ngoài việc phải điểm thi rất cao, thí sinh còn phải có thêm điểm cộng ưu tiên mới có cơ hội trúng tuyển.

Đại học Hồng Đức còn có các ngành khác điểm chuẩn cao ngất ngưởng như ngành Sư phạm Lịch sử chất lượng cao với 29,75  điểm; ngành Sư phạm Lịch sử 28,5 điểm; ngành Sư phạm Toán học chất lượng cao với 27,2 điểm.

Việc thí sinh phải có tổng điểm xét tuyển từ 30 trở lên mới trúng tuyển vào một số ngành khiến nhiều người bất ngờ và lo ngại.

“3 môn 10 điểm cũng không đỗ thì đáng phải suy ngẫm”, “3 điểm 10 không có điểm cộng vẫn trượt ĐH là có thật…”, “30 điểm vẫn trượt như thường”, “Càng ngày càng thấy thi đại học như đùa" là 5 trong số hàng loạt bình luận trước việc điểm chuẩn đại học năm nay của một số ngành lấy đến 30, thậm chí hơn.

Trên thực tế, với ngành lấy điểm trúng tuyển trên 30 trở lên, thí sinh chắc chắn phải được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích mới có thể trúng tuyển.

Ngoài ra, ở tổ hợp C00, nếu trường lấy điểm trúng tuyển trên 29,25 điểm, nhiều khả năng, thí sinh cũng cần đến điểm cộng mới có thể đỗ do trong kỳ thi tốt nghiệp đợt 1 [đợt 2 không có số liệu thống kê], hai thủ khoa cả nước đạt mức điểm này.

Đạt 29 điểm vẫn trượt ngành "hot"

Xếp thứ hai về điểm chuẩn hiện nay là ngành Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân của Học viện Chính trị Công an Nhân dân với mức điểm chuẩn lên tới 30,34 điểm. Mức điểm này được áp dụng với thí sinh nữ phía Bắc xét tuyển bằng tổ hợp C00.

Điểm chuẩn ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh Nhân dân cũng ở mức rất cao với 29,99 điểm, áp dụng cho thí sinh nữ ở địa bàn 1 [10 tỉnh miền núi phía Bắc], dự thi khối A01; 29,84 điểm với thí sinh nữ ở địa bàn 2 [gồm các tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ]

Điểm chuẩn trên 29 cũng xuất hiện ở nhiều trường như Học viện Cảnh sát nhân dân, Chính trị Công an nhân dân, Đại học An ninh nhân dân.

Vị trí thứ ba về điểm chuẩn đang thuộc về ngành Hàn Quốc học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội  Ngành Hàn quốc học [khối C00] của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, với điểm chuẩn tròn 30 điểm vào năm nay.

Lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đối với tổ hợp C00 vào ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục đứng ở ngưỡng tối đa 30/30 điểm năm thứ hai liên tiếp, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng nhà trường cho hay: "Một số lý do chính khiến điểm chuẩn ngành hàn Quốc học cao như vậy là bởi chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Hàn Quốc học rất thấp. Trong tổng số 50 chỉ tiêu thì đã có 15 thí sinh được xét tuyển thẳng theo chứng chỉ quốc tế, giải thưởng quốc gia… Như vậy chỉ còn 35 chỉ tiêu cho xét tuyển từ điểm thi THPT.

Thêm nữa, điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước khiến điểm tổng [sau khi cộng điểm ưu tiên, tối đa lên đến 2,5 điểm đối với thí sinh người thiểu số ở KV1] của các em vượt qua ngưỡng 30/30. Trong thực tế, không có thí sinh nào đạt điểm thi tối đa 30/30 mà do được cộng điểm ưu tiên nên mới đạt hoặc vượt ngưỡng 30/30".

Trường ĐH Ngoại thương năm nay, mức điểm thấp nhất vào trường là 28,05 của tổ hợp A00. Điểm trúng tuyển của các ngành tuyển sinh tại Cơ sở Quảng Ninh [ngành Kế toán, ngành Kinh doanh quốc tế] cho các tổ hợp A00, A01, D01, D07 đều là 24 điểm.

Được biết, trường ĐH Ngoại thương năm nay thực hiện tuyển sinh đại học chính quy theo 6 phương thức và phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT là 1 trong 6 phương thức này.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm nay điểm chuẩn được chia theo hai thang điểm 30 [điểm chuẩn từ 17,25 điểm - 28,6 điểm] và thang điểm 40 [điểm chuẩn từ 33,4 điểm - 38,07 điểm]. Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tổ hợp C15 [Toán, Văn, Khoa học xã hội] lấy 28,6 điểm tiếp đó là chuyên ngành Báo Truyền hình tổ hợp R16 [Ngữ văn, Điểm xét ngành báo chí, Khoa học xã hội] lấy 28 điểm trong thang điểm 30.

Theo thông báo của trường đại học [ĐH] Kinh tế Quốc dân, năm nay điểm chuẩn thấp nhất là 26,9 điểm và những nhóm ngành lấy điểm cao nhất là Kinh doanh quốc tế với điểm số là 28,25; Ngành Kiểm toán: 28,1 điểm…

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, có nhiều lý do dẫn tới điểm chuẩn của các trường năm ngoái đã cao, năm nay càng cao hơn như: mức độ đề thi chưa có tính phân hóa cao; thí sinh tăng nguyện vọng vào các trường top, ngành hot; các trường cũng bắt đầu tăng chỉ tiêu tuyển sinh riêng, xét tuyển kết hợp khiến tỷ lệ chỉ tiêu cho việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm, từ đó khiến điểm chuẩn tăng cao.

Với độ phân hóa đề thi như hiện tại, ông Triệu cho rằng, trong thời gian tới, các trường sẽ tính đến việc giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, chủ động đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng để đảm bảo yêu cầu của từng trường.

Video liên quan

Chủ Đề