Ăn không rau như đau không thuốc nghĩa là gì

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Ăn không rau như đau không thuốc là gì? Bài viết hôm nay THPT Đông Thụy Anh sẽ giải đáp điều này.

  • ý nghĩa Ăn chưa no, lo chưa tới là gì?
  • ý nghĩa Áo mặc sao qua khỏi đầu là gì?
  • ý nghĩa Yêu nhau lắm, cắn nhau đau là gì?

Giải thích ý nghĩa Ăn không rau như đau không thuốc là gì?

Giải thích Ăn không rau như đau không thuốc:

  • Ăn không rau có nghĩa là ám chỉ việc khi ăn cơm mà không có rau xanh, chất xơ.
  • Như đau không thuốc có nghĩa là so sánh như việc đau mà không có thuốc uống – thuốc trị.

Ăn không rau như đau không thuốc có nghĩa là việc ăn uống mà không có rau trong bữa ăn, không có chất xơ thì bị so sánh như là khi đau nhức – đau bệnh không có thuốc trị vậy khiến bản thân bị đau mãi không ngơi ngớt.

Thế nên câu thành ngữ nhấn mạnh sự quan trọng của rau xanh trong bữa ăn giúp cho bản thân bạn ngăn ngừa được 1 số bệnh lý tiêu hóa, giúp đi vệ sinh tốt hơn không bị táo bón, cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Vì thế ngoài việc đêm 7 ngày 3, thì việc ăn uống đúng giờ và có rau xanh trong bữa ăn là 1 điều quan trọng cần có mỗi ngày.

Ăn không rau như đau không thuốc tiếng Anh:

  • Eating without vegetables is like pain without medicine.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Ăn không rau như đau không thuốc:

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Ăn không rau như đau không thuốc là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm: Giải thích ý nghĩa Ăn không rau như đau không thuốc là gì?

Rau cung cấp đến trên 80 phần trăm nhu cầu vitamin và khoáng chất. Ảnh : Phạm Anh

2. Rau giúp giải độc, thải độc. Cơ thể chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa tiêu hóa và phân giải. Rau xanh có tác dụng phân giải độc tố tích tụ trong cơ thể, sau đó thải ra ngoài.

3. Rau nhuận tràng. Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều cellulose có tác dụng kích thích co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Nhiều loại rau xanh có chứa thành phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và acid hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể.

Hàng ngày, vào sáng sớm uống một cốc trái cây sinh tố sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đổi chất. Do có nhiều chất xơ trong rau quả, hầu như các loại nước rau quả ép đều có tác dụng lợi đại tiểu tiện. Người hay bị táo bón uống nước rau quả ép giúp điều chỉnh chức năng cơ thể rất có hiệu quả.

4. Điều hòa cân bằng acid và kiềm trong cơ thể. Trong bữa ăn hàng ngày, ta thường sử dụng nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, trứng, nội tạng động vật, những thực phẩm chứa khá nhiều lưu huỳnh và phosphor nên, trong quá trình trao đổi chất, cơ thể xuất hiện tình trạng nhiều acid, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trong khi đó rau xanh chứa nhiều nguyên tố vi lượng như ka li, natri, canxi, ma giê, v.v, khiến cơ thể xuất hiện nhiều hoạt chất tính kiềm. Vì vậy, ăn nhiều rau xanh có thể giúp cân bằng giữa acid và kiềm, có lợi cho sức khỏe.

Giải thích câu: "cơm không rau như đau không thuốc"

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

Ảnh minh họa

“Cơm không rau [như] đau không thuốc”. Đó là một câu tục ngữ rất quen thuộc, đã có từ rất lâu rồi trong kho tàng tục ngữ Việt. Với 6 âm tiết, ngữ nghĩa của câu này cũng rõ ràng, hiển ngôn mà có lẽ người Việt nghe đọc lên ai cũng hiểu: Trong mỗi bữa cơm mà không có rau [làm thức ăn] thì chẳng khác nào khi ốm đau không có thuốc men [để chữa cho lành].

Chuyện ai đó bị mắc bệnh [tiếng Bắc gọi là ốm, tiếng  Nam gọi là đau, từ chung là ốm đau] đi bệnh viện thăm khám và sau đó phải dùng thuốc [theo bác sĩ kê đơn] để điều trị là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Đó là kinh nghiệm và là chân lí bao đời của nhân loại chứ không chỉ ở Việt Nam. Nhưng chuyện “cơm không rau” thì có vẻ chưa được quán triệt tới mức “không làm thế không được”. Bởi có nhiều người, nhiều gia đình vẫn không coi rau bắt buộc phải có trong mọi bữa ăn. Bằng chứng là nhiều lần ta chứng kiến những bữa cơm “nhìn đâu cũng thấy thịt cá” chứ không thấy bóng dáng cọng rau nào [có chăng chỉ là mấy thứ gia vị hành tỏi]. Đi ăn cỗ bây giờ mới sợ [kể cả nông thôn đến đô thị], nhìn đâu cũng chỉ thấy tôm cua thịt cá, chế biến đủ món, còn rau thì ít ỏi.

Theo mạch suy nghĩ này, cũng còn một câu tục ngữ “anh em đồng hao” nữa là “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Theo Nguyễn Đức Dương [trong Từ điển tục ngữ Việt, NXB TP Hồ Chí Minh, 2010] thì câu này có nghĩa là “Đói thì nên ăn rau [cho đỡ xót dạ]; đau thì nên uống thuốc [cho bệnh chóng qua]”. Câu này còn khẳng định rõ hơn vai trò vô cùng quan trọng của rau: Hễ đói thì ăn rau [và những thứ khác, rất thông dụng, thuộc “phạm trù rau”, như cơm, bánh trái, khoai, ngô, sắn...], như một điều hiển nhiên [như đau ốm thì uống thuốc]. Hai vế thể hiện hai chân lí đời thường “như đinh đóng cột”.

Nói như vậy, hẳn nhân dân ta đều phải dựa vào những cơ sở khoa học mang tính dân gian chứ nhỉ?

Đúng vậy, từ xưa, Đông y đã coi thuốc chữa bệnh và thực phẩm ăn uống đều có chung nguồn gốc [cây củ quả lấy từ thiên nhiên]. Đông y cũng đánh giá thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. “Bệnh từ miệng mà ra”. Ăn uống là cội nguồn sức khỏe của mỗi người. Ăn thế nào cho phù hợp, cho ngon, cho lành, cho khỏe luôn là vấn đề dinh dưỡng cổ truyền quan tâm hướng tới.

Rau xanh là thực vật từ thiên nhiên hoặc do con người trồng cấy. Vườn nhà có [rau] muống, rút, dền, đay, cải, mồng tơi…; [quả] mướp, bí, bầu, dưa chuột, su su, đậu các loại...; [củ] khoai lang, khoai tây, khoai môn, sắn, dong...; rau thiên nhiên tự mọc có [rau] dền cơm, rệu, sam, mơ lông, má, tàu bay; [củ] mài, chụp, niễng, súng... đều là những thực phẩm quen thuộc cho mọi gia đình.

Chúng ta biết, rau xanh có các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng, chất vi lượng… Rau xanh còn có chất xenlulô [tiếp Pháp: cellulose, tức chất gluxit - thành phần cấu tạo chủ yếu của màng thực vật] giúp cho việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu… Chất xơ trong rau còn giúp cho nhu động của ruột, nhuận tràng, chống táo bón. Vì thế trong khẩu phần ăn hằng ngày, nếu ta ăn đầy đủ rau xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Thân thể phát triển đồng đều, tránh được bệnh tật. Các cô gái [nhất là những người đẹp trên sàn showbiz] muốn cho làn da khỏe, mịn màng thường uống các loại sinh tố từ quả [chanh, mơ, đu đủ, bơ, xoài, chuối…].

Rau xanh còn là một vị thuốc “đa năng”. Mọi loại rau vườn nhà đều có công dụng chữa bệnh đó. Này nhé, ngải cứu giúp giải cảm, giảm sốt [rang với cám đánh cảm, đun nước sôi cùng lá tre, lá sả, lá kinh giới... để xông cho hạ sốt, ra mồ hôi, nhẹ người]; lá mơ lông trộn trứng gà hấp chín chữa bệnh lị hay đi kiết; lá hẹ giúp chữa ho; lá ổi nhai hoặc sắc uống chữa ỉa chảy; hành và tỏi giúp tăng cường sinh lực, tăng đề kháng, kích thích tiêu hóa; gừng chườm nóng giảm đau, uống giúp làm ấm người, tiêu hóa tốt, phòng chống ung thư... Vườn rau xanh trong mỗi nhà chính là vườn thuốc nam chữa bách bệnh đó.

Rau xanh quả là những cây cỏ gần gũi với con người, có khi vừa là lương thực [củ, quả], vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc đơn giản, rẻ tiền, công hiệu. Chả thế mà từ hơn ngàn năm trước, Thần y Hoa Đà [145-208] đã có câu nói nổi tiếng “Thà ăn cơm không có thịt, chứ nhất định không được ăn cơm mà không có rau”. 

Rau xanh đơn giản, dễ trồng

Ăn nhiều cho khỏe lại không bệnh gì…

Video liên quan

Chủ Đề