Tại sao xào su hào bị đắng

Su hào có vị ngọt, mát, thường được chế biến thành các món ăn như: Luộc, xào, muối dưa… hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị cuốn hút. Ai cũng biết su hào ngon, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên ghi nhớ những điều dưới đây nếu muốn ăn loại củ này nhé.

Nghiên cứu của y học hiện đại, su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axit folic, vitamin C, kali, magiê và đồng, cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào.

Theo Draxe, su hào là một trong những loại rau củ quả có hàm lượng vitamin C cao hàng đầu, đáp ứng hơn 100% lượng vitamin C hàng ngày của bạn, chỉ bằng việc ăn một củ su hào cỡ nhỏ. Hàm lượng phytochemical trong su hào vô cùng quý giá, giúp cơ thể phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường, cholesterol cao, đồng thời cải thiện chức năng gan và thận.

Những trường hợp dưới đây nên ăn ít hoặc kiêng ăn su hào

Người bị bệnh tuyến giáp: Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong nhiều loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Người đau dạ dày, trẻ em: Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn các món chế biến sống từ su hào thì hàm lượng các chất sẽ cao hơn, có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.

Ngoài ra, những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. 

Ảnh minh hoạ [nguồn: VTC].

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh [Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội] chia sẻ trên tờ Helino, trong Đông y, củ su hào có vị ngọt nhạt, tính mát được sử dụng để chữa viêm loét hành tá tràng, người có nước tiểu đục, tiểu tiện nhỏ giọt, viêm xoang, đại tiện xuất huyết…

Tuy nhiên, ăn nhiều su hào có thể gây hao tổn huyết khí: Các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào, bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu cho nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.

Su hào không nên nấu cùng cá

Trong chế biến món ăn, những loại rau củ giàu nitrat không nên kết hợp với cá như: Củ dền, cà rốt, khoai tây, cải xoắn, cải bó xôi, cải bắp, xà lách, bầu bí và trong đó có củ su hào.

Trên tờ Khoa Học & Đời Sống lý giải, nitrat được dùng nhiều trong những loại phân bón và các loại thuốc kích thích sự phát triển, cùng những chất bảo quản thịt và cá. Nếu hàm lượng vừa đủ, chất này sẽ giúp rau, củ xanh và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, khi vượt mức cho phép nitrat có trong rau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở…

Nitrat trong rau có thể phản ứng với một số chất trong thực phẩm môi trường, điển hình là những gốc amin tự do có trong cá. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên hợp chất mới là nitrosamin – tác nhân gây ra ung thư.

Video xem thêm: Khám phá những công dụng thú vị từ kẹp giấy 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Tuy nhiên do một số thói quen chế biến rau thiếu khoa học, người đầu bếp có thể làm hao tổn rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình xào nấu.

1. Rau xanh để lâu

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

2. Thời gian xào nấu quá lâu

Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

3. Cắt rau xong không nấu ngay

Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.

4. Nhặt bỏ lá rau

Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

5. Chỉ ăn cái, bỏ nước

Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.

6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

7. Rửa rau 3 nước là sạch

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.

8. Cắt rau xong mới rửa

Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.

9. Gọt bỏ hết vỏ rau củ

Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

10. Dùng lửa nhỏ xào rau

Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.

Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.

11. Nấu xong rồi không ăn ngay

Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.

12. Thường xuyên ăn salad và rau sống

Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.

Xem thêm kiến thức nấu ăn từ : //yeubepnghiennha.vn/

13. Ăn cà chua trước bữa ăn

Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…

14. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

15. Ăn mướp đắng sống

Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

16. Ăn quá nhiều rau bina

Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.

17. Ăn nhiều giá đỗ sống

Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

18. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau

Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.

19. Nấu rau quá kỹ

Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.


Video liên quan

Chủ Đề