Autoimmune là gì

Sự tự miễn [autoimmunity] xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào các mô của chính cơ thể đó. Cần biết rằng sự tự miễn khác xa với sự dị ứng [allergy]. Trong sự dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những phần tử lạ xâm nhập vào cơ thể như phấn hoa, bụi bặm.

Gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng

Sự tự miễn sẽ dẫn đến hậu quả là sự hủy diệt các mô, tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công vào và sẽ gây nên những chứng bệnh vô cùng nghiêm trọng. Sự tự miễn có thể tác động vào nhiều mô cùng một lúc gây nên bệnh lupus, hoặc chỉ tác động vào từng cơ quan riêng lẻ gây ra các bệnh của tuyến giáp. Bệnh tự miễn có thể gây ra trên 80 tình trạng bệnh [conditions] khác nhau.

Các nhà y học tố cáo chính lối sống hiện đại là thủ phạm gây ra bệnh tự miễn. Ngoài ra cũng cần phải kể đến các yếu tố di truyền. Bạn sẽ rất có khả năng mắc bệnh tự miễn nếu như người thân của bạn đã từng “dính”. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng di truyền cùng tình trạng bệnh, ví dụ nếu người thân của bạn bị các bệnh về tuyến giáp thì bạn vẫn có thể sẽ mắc bệnh lupus.

Bệnh bướu cổ - một trong những hậu quả của bệnh tự miễn.

Các yếu tố gây bệnh

Y học hiện đại đã “chỉ mặt điểm tên” năm thủ phạm “thù trong giặc ngoài” đã nhúng tay vào quá trình tự miễn:

1. Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D là một “biên tập viên” của hệ miễn dịch. Vitamin D sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự nhóm họp của những “thành phần phản động” trong hệ miễn dịch. Vitamin D được cơ thể tổng hợp nhờ vào ánh sáng mặt trời. Những quốc gia ở vĩ độ cao như Canada và New Zealand có tần suất người mắc bệnh tự miễn cao nhất thế giới. Để chắc ăn rằng bạn không bị thiếu vitamin D thì lượng vitamin D có trong máu khi đem xét nghiệm cần phải đạt ở con số 100-150 pg/ml.

2. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sẽ làm ngòi nổ cho một số bệnh tự miễn, chẳng hạn như sốt thấp khớp, viêm cột sống... Trong sự viêm nhiễm, các tế bào của chính cơ thể lại “na ná” như vi trùng, vì vậy hệ miễn dịch lại “khôn nhà dại chợ”, thay vì đánh vi trùng lại đi tiêu diệt “người nhà”.

3. Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Trong vài thập niên gần đây, màng nhầy ruột của chúng ta đang “la làng” vì hậu quả sử dụng kháng sinh bừa bãi và sử dụng thuốc ngừa thai vô tội vạ. Phong trào làm ốm cũng là kẻ tòng phạm. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ dẫn đến các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.

4. Hội chứng rò ruột: Một khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, sự tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, đồng thời màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. Các phần tử thức ăn sẽ thừa cơ hội từ ruột ngao du vào máu và tạo “gánh nặng” cho hệ miễn dịch. Từ đó hệ miễn dịch “nổi quạu” dẫn đến sự tự miễn.

5. Ô nhiễm môi trường: Bệnh tự miễn, nhất là bệnh lupus, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm. Những “tội phạm môi trường” nổi danh nhất là thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao nylon... Những hóa chất này gây tổn hại một cách trực tiếp lên hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn gây ra trong trường hợp này là do các mô của cơ thể bị tổn hại và bị biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch “nhìn không ra”. Nơi đáng thương nhất chính là tuyến giáp vì chúng phải hứng chịu độc chất môi trường nhiều nhất, từ đó gây nên những rối loạn về tuyến giáp. Hiện có “lai rai” khoảng 30.000 hóa chất độc hại đang được sử dụng và chưa bao giờ chúng được thử nghiệm xem tác hại của chúng như thế nào nếu đem sử dụng lâu dài.

Bệnh tự miễn cũng “phân biệt giới tính”

Có đến 79% bệnh nhân tự miễn là nữ giới. Một trong những nguyên nhân để bệnh tự miễn “phân biệt giới tính” là hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị thay đổi trong thời gian mang thai. Trong thai kỳ, những tế bào phôi thai có thể di cư vào cơ thể mẹ và “bám trụ” ở đó hàng thập niên. Những tế bào di cư này giúp cơ thể người mẹ kháng lại một số bệnh tật, tuy nhiên chúng cũng trở nên “nghịch tử”, làm cho cơ thể người mẹ mắc chứng tự miễn.

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG 

Lupus là một bệnh tự miễn mãn tính [kéo dài]. Tài liệu này tập trung vào bệnh lupus ban đỏ hệ thống [SLE], dạng bệnh lupus phổ biến nhất.

Lupus ở mỗi người là khác nhau và có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Da.
  • Khớp.
  • Tim.
  • Phổi.
  • Thận.
  • Não.
 

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch của quý vị—vốn chống lại vi-rút, vi khuẩn và nhiễm trùng—thay vào đó lại tấn công các mô của chính mình.

Nếu quý vị mắc bệnh lupus, quý vị có thể có khoảng thời gian có nhiều triệu chứng [cơn phát bệnh] và khoảng thời gian cảm thấy đỡ hơn [thuyên giảm]. Cơn phát bệnh lupus có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, và chúng không theo một khuôn mẫu nào Tuy nhiên, bằng việc điều trị, nhiều người mắc bệnh lupus vẫn có thể kiểm soát được bệnh.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lupus, nhưng nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân gây ra bệnh lupus, nhưng họ đang làm việc để tìm hiểu thêm về những điều gây ra các vấn đề với hệ miễn dịch.

Các Triệu Chứng của SLE là gì?

Các triệu chứng của SLE ở mỗi người có thể khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Viêm khớp, gây đau và sưng khớp và cứng khớp buổi sáng.
  • Sốt.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Phát ban.
  • Rụng tóc.
  • Các vết loét, thường không đau, ở mũi và miệng.
  • Đau bụng.
  • Thay đổi màu sắc ở ngón tay và ngón chân—màu xanh tím, trắng hoặc đỏ—do lạnh và căng thẳng.
  • Sưng ở các tuyến.
  • Sưng ở chân và quanh mắt.
  • Đau khi thở sâu hoặc nằm xuống.
  • Nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm, lẫn lộn hoặc co giật.

Các triệu chứng của quý vị có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng; chúng có thể xuất hiện rồi biến mất; và chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều phần trên cơ thể quý vị. Một số người mắc bệnh lupus bắt đầu có các vấn đề khác với thận, tim hoặc phổi

Các Bác Sĩ Nhận Biết SLE Bằng Cách Nào?

Nhiều người có thể mắc bệnh lupus trong một thời gian dài trước khi phát hiện ra mình mắc bệnh. Điều này xảy ra bởi vì nhiều triệu chứng của bệnh lupus cũng giống với các triệu chứng của các chứng rối loạn hoặc bệnh khác. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là quý vị phải cho bác sĩ biết về các triệu chứng của quý vị.

Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào để chẩn đoán bệnh lupus. Bác sĩ của quý vị sử dụng thông tin quý vị cung cấp trong quá trình thăm khám, cùng với việc kiểm tra thể chất và kết quả của các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, để giúp chẩn đoán bệnh lupus hoặc quyết định xem quý vị có mắc bệnh gì khác không.

Quý vị có thể yêu cầu bác sĩ chăm sóc chính của mình giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa thấp khớp. Quý vị cũng có thể thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa khác, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh lupus đến quý vị.

Bác sĩ chuyên khoa thấp khớp là bác sĩ chuyên điều trị các bệnh ảnh hưởng đến khớp và cơ, như bệnh lupus.

Các Bác Sĩ Điều Trị SLE Như Thế Nào?

Mặc dù ngay bây giờ chưa có cách chữa khỏi lupus, nhưng các bác sĩ có nhiều cách để kiểm soát bệnh này. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng của quý vị. Quý vị có thể nhận được thuốc để giúp:

  • Kiểm soát cơn đau.
  • Hạ sốt.
  • Ngăn hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Bất kể quý vị nhận được phương pháp điều trị nào, điều quan trọng là quý vị phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ để theo dõi các triệu chứng và tác dụng phụ tiềm ẩn của việc điều trị. Quý vị không được ngừng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khi chưa trao đổi với bác sĩ của quý vị.

Cách Giúp Kiểm Soát SLE

Sống cùng với bệnh lupus có thể rất khó khăn, nhưng một quan niệm sống tích cực là rất quan trọng. Quý vị có thể làm nhiều điều giúp mình sống cùng với bệnh lupus Cách tốt nhất để bắt đầu kiểm soát bệnh lupus của quý vị là làm việc với bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn. Đôi khi, quý vị có thể cảm thấy buồn và tức giận. Nhưng hãy nhớ rằng, nhiều người mắc bệnh lupus đã sống một cuộc sống tích cực và mãn nguyện. Hầu hết những người mắc bệnh nhẹ hoặc đang thuyên giảm có thể thường xuyên thực hiện các hoạt động thường ngày giống như trước khi họ được chẩn đoán bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp quý vị và gia đình kiểm soát bệnh lupus.

Tìm Hiểu Về Các Dấu Hiệu của Cơn Phát Bệnh

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện rồi biến mất. Quý vị có thể bị sưng và phát ban trong một tuần và không có bất kỳ triệu chứng nào trong tuần sau đó. Quý vị có thể nhận thấy các triệu chứng bùng phát sau khi quý vị ra nắng, sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc vào những lúc quý vị căng thẳng.

Học cách nhận biết rằng một cơn phát bệnh sắp diễn ra có thể giúp quý vị thực hiện các bước để đối phó. Ngay trước khi phát bệnh, nhiều người cảm thấy rất mệt mỏi hoặc bị đau, phát ban, sốt, khó chịu ở bụng, đau đầu hoặc sưng khớp.

Việc thực hiện các bước để ngăn chặn cơn phát bệnh có thể hữu ích. Quý vị có thể:

  • Trao đổi với bác sĩ của quý vị.
  • Đặt ra các mục tiêu và ưu tiên thực tế.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Có một chế độ ăn uống nhiều hoa quả, rau củ và thực phẩm nguyên cám.
  • Kiểm soát sự căng thẳng của quý vị [xem phần “Đối Phó Với Căng Thẳng”].
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và dành thời gian yên tĩnh.
  • Tập thể dục vừa phải khi có thể.
  • Nhờ gia đình và bạn bè của quý vị giúp đỡ khi cần.

Đối Phó Với Căng Thẳng

Đối phó với một căn bệnh kéo dài như lupus có thể khiến quý vị cảm thấy khó khăn. Quý vị có thể nghĩ rằng bạn bè, gia đình và đồng nghiệp không hiểu cảm giác của quý vị. Nếu quý vị cảm thấy buồn, chán nản hoặc cô đơn, hãy cân nhắc:

  • Tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến và cộng đồng, đồng thời kết nối với những người khác trên mạng xã hội.
  • Tìm hiểu về bệnh lupus nhiều nhất có thể và về những gì quý vị có thể làm để cảm thấy khá hơn. Xem phần “Các Nguồn Trợ Giúp Khác”.
  • Nói chuyện với bạn bè và gia đình của quý vị để giúp họ hiểu chuyện gì đang xảy ra với cơ thể của quý vị.
  • Tạm dừng việc tập trung vào căn bệnh và dành thời gian thực hiện các hoạt động mà quý vị yêu thích.
  • Ngồi thiền, đọc sách hoặc hít thở sâu.

Tập thể dục là một phương pháp khác có thể giúp quý vị đối phó với căng thẳng và bệnh lupus. Tập thể dục có thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, duy trì sức khỏe của khớp và tăng sức bền tổng thể của quý vị. Hãy đảm bảo rằng quý vị trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ loại chương trình tập thể dục nào.

Mang Thai Khi Mắc Bệnh Lupus

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh lupus có thể mang thai khỏe mạnh nếu bệnh được kiểm soát. Nếu quý vị đang dự định mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị để quý vị được khỏe nhất trước khi mang thai. Hãy tìm một bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm làm với việc phụ nữ mắc bệnh lupus

Nghiên Cứu Được Hỗ Trợ bởi NIH/NIAMS

Nhờ nghiên cứu y học, những người mắc bệnh lupus đang sống lâu hơn và năng động hơn. Các nhà khoa học được hỗ trợ bởi National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases [NIAMS], thuộc National Institutes of Health [NIH], tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân của bệnh lupus và cách điều trị bệnh tốt nhất. Các nhà nghiên cứu đang:

  • Xem xét một số gen có liên quan đến nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus.
  • Cố gắng tìm hiểu lý do tại sao nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới.
  • Tìm kiếm các cách mới để đánh giá những gì đang xảy ra bên trong cơ thể, điều này có thể giúp các bác sĩ dự đoán các cơn phát bệnh trong bệnh lupus và đáp ứng các phương pháp điều trị cụ thể.
  • Tìm kiếm các yếu tố có thể gây ra bệnh lupus.
  • Khám phá cách bệnh lupus phát triển và cách các liệu pháp ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh. Họ cũng đang nghiên cứu các loại thuốc để ngăn ngừa hoặc trì hoãn suy thận, một trong những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nhất của bệnh lupus.

Các Thử Nghiệm Lâm Sàng: Quý Vị Có Thể Tạo Nên Sự Khác Biệt!

Thử nghiệm lâm sàng là một hình thức nghiên cứu bao gồm những người tình nguyện tham gia. Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng đều kiểm nghiệm một phương pháp điều trị mới cho một vấn đề sức khỏe, như một loại thuốc hoặc chế độ ăn uống mới. Các thử nghiệm lâm sàng giúp các bác sĩ tìm hiểu xem một phương pháp điều trị mới tốt hơn, tương tự hay tệ hơn so với chăm sóc tiêu chuẩn. Các thử nghiệm lâm sàng khác kiểm nghiệm các cách phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh sớm.

Trao đổi với bác sĩ của quý vị về việc liệu một thử nghiệm lâm sàng có phù hợp với quý vị hay không. Khi quý vị tình nguyện tham gia nghiên cứu lâm sàng, quý vị sẽ giúp các bác sĩ và nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về SLE.

Ngoài ra, khi quý vị tham gia vào một nghiên cứu, quý vị có thể có cơ hội được tiếp nhận phương pháp điều trị mới nhất và được chăm sóc thêm từ các nhân viên thử nghiệm lâm sàng.

Để tìm hiểu thêm về thông tin cơ bản khi tham gia thử nghiệm lâm sàng, vui lòng truy cập trang web NIH Clinical Research Trials and You.

Tại trang web đó, quý vị sẽ tìm thấy:

  • Thông tin về rủi ro và lợi ích tiềm năng.
  • Các câu chuyện về trải nghiệm của các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng.
  • Giải thích từ các nhà nghiên cứu.
  • Hướng dẫn tìm kiếm thử nghiệm lâm sàng tại NIH hoặc một nơi khác trong nước.

Để nghe ý kiến từ những người đã tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng do các nhà nghiên cứu NIAMS dẫn dắt, vui lòng xem các video.

Tôi Có Thể Tìm Thêm Thông Tin Về SLE Ở Đâu?

Trung Tâm Thông Tin của National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases [NIAMS] National Institutes of Health 1 AMS Circle Bethesda, MD 20892-3675 Điện thoại: 301-495-4484 Điện thoại miễn phí: 877-22-NIAMS [226-4267] TTY: 301-565-2966 Fax: 301-718-6366

Email:


Trang web: niams.nih.gov

Video liên quan

Chủ Đề