Đông hồ là ai

Ngày 31-7 vừa qua, tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa [chủ biên] - Trịnh Sinh - Lê Bích.

Sự kiện này gây sự chú ý với công luận, bởi theo lộ trình đã được phê duyệt, đến tháng 12-2019, hồ sơ trình UNESCO công nhận dòng tranh dân gian Đông Hồ là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp” sẽ được trình ra Hội đồng di sản quốc gia thẩm định, xét duyệt trước khi hoàn thiện và trình lên Thủ tướng Chính phủ...

Tự hào với “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

“Dòng tranh dân gian Đông Hồ” là cuốn sách thứ 2 thuộc Dự án khôi phục tranh dân gian Việt Nam ra mắt công chúng sau cuốn “Dòng tranh dân gian Kim Hoàng” [ra mắt tháng 1-2019]. Dự án khôi phục tranh dân gian Việt Nam do nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội khởi xướng và làm chủ dự án.

Trong những năm qua, dự án đã nhận được sự cổ vũ, hưởng ứng tích cực từ các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử - mỹ thuật, nghệ nhân, nhà sưu tập, họa sĩ cũng như công chúng yêu mến những giá trị truyền thống của dân tộc qua tranh dân gian.

Sau khi trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, tranh Đông Hồ có khả năng sẽ trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Theo chia sẻ của nhóm tác giả, “Dòng tranh dân gian Đông Hồ” là cuốn sách được thực hiện công phu, chứa đựng rất nhiều tâm huyết, tình yêu của các tác giả đối với những giá trị mang “màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.

Từ quá trình nghiên cứu - điền dã, đến ngày có cuốn sách ra mắt bạn đọc, nhóm tác giả đã phải mất đến 10 năm. Trong cuốn sách có tới hơn 500 hình ảnh [đa số được chụp mới], mô tả khá chi tiết về làng Đông Hồ, các bước làm tranh, các bức tranh Đông Hồ nổi tiếng và cả những bức tranh Đông Hồ ít được du khách biết tới.

Cuốn sách cũng khắc họa chân dung những nghệ nhân tiêu biểu và 3 dòng họ hiện còn gắn bó với nghề thủ công đặc biệt của cha ông truyền lại [có niên đại lên tới 400 năm]. Bên cạnh đó, là sự chuyển biến - phái sinh - ứng dụng của tranh Đông Hồ trong đời sống hiện đại cũng được các tác giả nghiên cứu và khắc họa rõ nét.

Nếu ai đã một lần ghé thăm làng Đông Hồ [xã Song Hồ - huyện Thuận Thành - Bắc Ninh] sẽ phần nào cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình, nên thơ của một làng quê Bắc Bộ. Các cụ trong làng kể lại, xưa kia làng Đông Hồ nằm sát mép bờ sông Đuống, đến những năm đầu thế kỷ XX, làng mới rời vào phía trong đê và rời theo cả ngôi đình làng vào địa thế cao ráo hơn để tránh ngập lụt.

Theo các nhà nghiên cứu, tranh Đông Hồ vừa là phương tiện để người dân miêu tả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình, vừa là để thể hiện đời sống tín ngưỡng, cách thức để họ giao cảm với thần linh... Không chỉ có vậy, tranh Đông Hồ còn là những tác phẩm nghệ thuật thực sự với cách phối màu độc đáo, cách in nét, in mảng đặc trưng; là tín hiệu rõ nét báo Tết đến, xuân về và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi gia đình trong suốt hàng trăm năm lịch sử.

Thời suy thoái của dòng tranh Đông Hồ là những năm từ 1989 đến 1994, khi đó Tổ tranh Dân gian của làng tan rã, tranh không thể xuất khẩu và rất khó bán tại thị trường nội địa, nên đã đứng trước nguy cơ thất truyền: nhiều gia đình bỏ nghề, thế hệ nghệ nhân dần qua đời, nhiều tấm ván khắc thất lạc...

Từ năm 1995, việc quảng bá tranh Đông Hồ qua các hoạt động văn hóa - du lịch đã làm cho làng tranh Đông Hồ được khôi phục lại và được nhiều người biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đi qua những thăng trầm của lịch sử, tranh Đông Hồ đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình, cho dù đã từng có những năm tháng đứng bên bờ của sự lụi tàn. Cuối năm 2012, tranh Đông Hồ đã được nhà nước xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Những người "muôn năm cũ"

Làng Đông Hồ xưa kia có 17 dòng họ đều tham gia sản xuất tranh, song đến nay, chỉ còn 3 dòng họ giữ được nghề của cha ông với trên 30 người trực tiếp tham gia vào hoạt động làm tranh. Trong đó, nổi danh nhất là dòng họ Nguyễn Đăng với các tên tuổi như lão nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và con cháu, nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm và con trai, nghệ nhân Nguyễn Đăng Sần và con trai; dòng họ Nguyễn Hữu với nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và con cháu; dòng họ Trần Nhật với nghệ nhân Trần Nhật Tấn cùng vợ và con gái...

Và còn một người nữa không thể không nhắc tới, đó chính là họa sĩ tự do Lê Xuân Kiêm. Ông Lê Xuân Kiêm cũng là một nghệ nhân dân gian, ông chuyên vẽ tranh làng Hồ chứ không phải là in tranh với đề tài tương tự các đề tài tranh in của làng Đông Hồ.

Đến nay, bậc cao niên nhất còn sót lại là cụ Nguyễn Đăng Chế [sinh năm 1936] và cũng được coi là “linh hồn” của làng nghề. Tên tuổi nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã nổi tiếng khắp cả nước bởi lẽ ông được coi là người có công đầu trong việc khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của nghề làm tranh Đông Hồ.

Ngày nay, số nghệ nhân có khả năng chạm khắc ván in như nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả [con trai thứ của nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam] rất hiếm hoi. Ảnh: Lê Bích

Theo thông tin từ nhà sưu tập - nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa, từ năm 1992 đến nay, ông Nguyễn Đăng Chế đã sưu tầm được hàng trăm bản khắc gỗ cổ thuộc 10 gia đình từng làm tranh trong làng, phục chế được trên 130 mẫu tranh truyền thống và hàng trăm mẫu tranh do một vị Giáo sư người Pháp tặng đã được ông phục chế thành công.

Hiện tại, kho mộc bản của gia đình ông có khoảng 400 bộ ván in [mỗi bộ trung bình 4 ván], giữ kỷ lục của làng và cũng là nghệ nhân sở hữu nhiều mẫu tranh cổ nhất hiện nay. Bản thân ông đã như một “bảo tàng sống” của làng, đồng thời ông cũng chính là chủ nhân của một bảo tàng tranh Đông Hồ với một kho tư liệu quý giá cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn nghiên cứu, tìm hiểu về tranh Đông Hồ hiện nay.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Chế còn được biết đến là một người đưa không khí thời sự - thời cuộc vào tranh với những sáng tác được nhiều người biết đến như “Không cho chúng nó thoát”, “Bác Hồ và thiếu nhi”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tay cày, tay súng”, “Bình dân học vụ”, “Kiến thiết quốc gia”, “Bộ đội tát nước giúp dân”...

Trong buổi ra mắt cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”, một số họa sĩ đương đại như Lê Thiết Cương, Nguyễn Đức Hòa tỏ ra rất quan tâm, hào hứng với tranh Đông Hồ với đề tài cổ động. Ngoài nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế với các tác phẩm do ông sáng tác đã kể ở trên, còn có nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm với nhiều tác phẩm đặc sắc như “Thăng Long rực lửa”, “Hai miền diệt Mỹ”, “Nhớ ngày 5 tháng 8”, “Hoan hô đường Chín anh hùng”... hay nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam với “Tấm áo năm xưa”, “Quan họ”...

Đây chính là nét đặc sắc của dòng tranh Đông Hồ, nó chứng minh sự sinh sôi, nảy nở của các tác phẩm tranh dân gian hòa nhịp trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Điều này ở những dòng tranh nổi danh khác như Kim Hoàng, Hàng Trống đều không thấy có dấu tích.

Ngày nay, con số hơn 30 nghệ nhân đang thực hành nghề làm tranh hiện nay ở Đông Hồ không phải là nhiều, song nó cho thấy nguy cơ thất truyền [giống như việc dòng tranh Kim Hoàng đã từng thất truyền tới 70 năm] dường như đã bị đẩy đi một quãng khá xa. Đặc biệt là khi Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ” đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt với kinh phí lên đến 91 tỉ đồng, trong đó có một số công việc trọng tâm như đầu tư xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Đông Hồ, xây dựng hồ sơ cấp quốc gia trình UNESCO đưa dòng tranh Đông Hồ vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của GS.TS Bùi Quang Thanh - người tham gia xây dựng hồ sơ di sản này thì: “Hiện hồ sơ này đang phải “xếp hàng”, bởi tháng 12-2019 UNESCO sẽ bỏ phiếu cho hồ sơ hát Then của các dân tộc Tày - Nùng - Thái; tháng 12-2020 là nghệ thuật xòe Thái và nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm, sau đó mới “đến lượt” tranh dân gian Đông Hồ, dự kiến sẽ là tháng 12-2021...”. 

Hy vọng tranh Đông Hồ sẽ sớm được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp” để người Việt thêm tự hào với nét văn hoá nghệ thuật dân gian đặc sắc của đất nước mình.

Nguyệt Hà

Nhà cung cấp thông tin[ICP]: Thông tấn xã Việt Nam | ISSN : 1606 - 0261 Giấy phép số 137/GP-BTTTT cấp ngày 17/03/2022 Cơ quan chủ quản: Thông tấn xã Việt Nam | Tổng Biên tập: Nguyễn Thắng Địa chỉ: 79 Lý Thường Kiệt - Hà Nội Tel. [84-24] 3933 2303 | Fax:[84-24] 3933 2291 Email:

Bản quyền © Báo ảnh Việt Nam

Việt Nam nổi tiếng với ngàn năm văn hiến. Một trong những nét độc đáo trong văn hóa nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam còn được lưu giữ và truyền lại cũng như phát triển cho đến thời điểm nay chính là Tranh Đông Hồ. Đây là tranh xuất phát từ một làng nghề phí Bắc của nước ta với lịch sử hơn trăm năm tồn tại và phát triển. Vậy tranh Đông Hồ là gì? Có gì đặc biệt hơn những loại tranh khác? Nguồn gốc và ý nghĩa của nó ra sao? Hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé!

Tác phẩm “Đám cưới chuột” – bức tranh đặc trưng tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian cổ truyền nổi bật nhất của Việt Nam. Thể loại tranh Đông Hồ chính dòng tranh được in từ ván khắc gỗ.

Tác phẩm “Mục đồng thả diều”

Tranh Đông Hồ lần đầu biết đến là do người dân ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh sáng tạo và phát triển trở thành làng nghề cũng như gìn giữ nó trong suốt hơn mấy trăm năm qua.

Dựa vào nội dung chủ đề, mà người ta chia tranh Đông Hồ thành 7 thể loại chính, gồm:

  • Tranh thờ;
  • Tranh chúc tụng;
  • Tranh lịch sử;
  • Tranh truyện;
  • Tranh phương ngôn;
  • Tranh cảnh vật;
  • Tranh phản ánh sinh hoạt.

Làng Mái chính là tên thuở xa xưa của làng Đông Hồ hiện nay. Tranh Đông Hồ đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ XVII tại Làng Mái. Nhưng phải đến những năm cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1994, thì đây mới được coi là thời kỳ cực thịnh của dòng tranh Đông Hồ.

Tác phẩm “Chăn trâu thổi sáo” – Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế

Làng Mái lúc ấy, ai ai cũng tất bật, bận rộn trong việc tham gia sản xuất tranh và làm tranh Đông Hồ được coi như là nghề cao quý nhất của làng lúc ấy.

Đặc biệt, dịp Tết là khoảng thời gian mà tranh Đông Hồ được tiêu thụ nhiều nhất trong năm. Vì vậy, có thể nói khoảng thời gian bắt đầu từ tháng 7, tháng 8 hằng năm. Người dân trong làng ai nấy cũng đều tất bật làm tranh để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.

Tranh Đông Hồ được coi như là tác phẩm nghệ thuật mà ở nơi đó, người dân làng Đông hồ đã thổi hơi thở cũng như nhịp sống của họ vào mỗi tác phẩm àm họ tạo ra. 

Phần lớn tranh Đông Hồ thể hiện, phác họa lại đời sống thường nhật của người dân trong làng với mong muôn những điều tốt đẹp nhất đến với họ: một cuộc sống gia đình hòa thuận, tình người, một cuộc sống sung túc, ấm no, an nhàn, bình an,… Nhưng cũng mang ý nghĩa thể hiện sư nghị lực, ý chỉ của con người trong cuộc sống, …

Cặp tranh “Vinh hoa – Phú quý” – thể hiện ước muốn ấm no, sung túc

Nội dung và hình thức biểu đạt của dòng tranh Đông Hồ là rất đa dạng và phong phú. Phần lớn, tranh Đông Hồ tập trung chỉ yếu đi sâu vào miêu tả tính thực  trong cuộc sống sinh hoạt, lao động  rất đời thường với mối quan hệ giữa những con người với nhau. Bên cạnh đó, tranh Đông Hồ còn thể hiện những ước muốn, cầu được bình yên, no đủ như cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài.

Nét khiến tranh Đông Hồ trở nên đặc biệt chính là tính triết lý của nó. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc, nửa thực nửa hư vì thế nó mang tính trừu tượng cao, khiến người xem phải ngẫm nghĩ. Mặc dù ý nghĩa của tác phẩm sâu cây là như thế nhưng cách thể hiện lại có màu sắc rất tươi mới, dí dỏm đó chính điều làm bên tên tuổi của tranh Đông Hồ.

Nếu so sánh tranh Đông Hồ với các thể loại tranh hiện đại ngày nay, có thể nguyên liệu để làm nên không đắt tiền bằng nhưng giá trị lại cao hơn gấp nhiều lần. Vậy điều gì đã làm nên sự đặc biệt ấy cho tranh Đông Hồ? Sau đây là 3 lý do chính cũng chính là đáp án cho điều đặt biệt của tranh Đông Hồ.

Điều tạo nên sự khách biệt đầu tiên của tranh Đông Hồ chính là giấy vẽ của nó. Khác với các loại tranh vẽ thông thường khác trên thị trường hiện nay, giấy vẽ của tranh Đông Hồ là loại giấy được làm nên từ vỏ sò. Sau khi đã nghiền nát của những vỏ sò thanh bột, người ta sẽ trộn nó với hồ rồi sử dụng chổi lá thông để quét lên bề mặt của giấy một cách thật cẩn thận, nhẹ nhàng để tạo nên những đường nét thật tinh tế.

Đặc biệt, đẻ bức tranh có hôn hơn, nghệ nhân làng Đông Hồ phải sử dụng loại giấy trắng tính, hơi có chút ánh nhũ lấp lánh mới có thể toát lên được “thần thái” của bức tranh . Và loại giấy này được làm từ vỏ sò điệp.

Tác phẩm “ Hứng dừa” – biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi

Bên cạnh giấy vẽ thì ván khắc in tranh cũng là điều đáng chú ý đến. Ván khắc để in tranh gồm 2 loại: ván in màu và ván in nét. Đều được làm  từ loại gỗ vừa mềm vừa dai để nghệ nhân có thể dễ dàng in, khắc. Chính là 2 loại gỗ: gỗ thị và gỗ thừng mực.

Màu sắc được in trên tranh Đông hồ hoàn toàn là loại màu làm từ các nguyên liệu có trong tự nhiên, không pha. Ví dụ như:

  • Dùng hoa hòe để tạo sắc vàng,
  • Lá chàm hoặc gỉ hồng để làm nên xanh,
  • Màu đen đến từ lá tre,
  • Còn màu đỏ thì được làm từ gỗ vàng,…

Tác phẩm “Đàn lợn âm dương”

Tùy thuộc vào nội dung cũng như cách mà nghệ nhân muốn truyền tải thông điệp vào tác phẩm mà họ sẽ tô vẽ với những nét đậm, nhạt khác nhau. Chính vì thế mà màu sắc trong tranh Đông Hồ khá đơn giản nhưng lại mang nét ân tượng vô cùng. Đây cũng chính là điểm mà ta dễ dàng phân biệt được tranh Đông Hồ so với các loại tranh khác.

Bố cục trong tranh Đông Hồ luôn được xây dựng một cách rất rõ ràng. Mặc dù, hình ảnh của tranh thường là về đời sống thường nhật, những sự vật, hiện tượng rất gần gũi trong đời sống nhưng không vì thế mà bố cục của nó không được chau chuốt, àm ngược lại, bố cục của tranh Đồng Hồ luôn là điểm nhấn của nó. 

Tác phẩm “Gà mẹ gà con” – bố cục được thể hiện rõ ràng

Cũng nhờ vậy mà tranh Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia vào tháng 12 năm 2012.

Nguy cơ lơn nhất mà tranh Đông Hồ đang phải đối mặt chính là nguy mơ bị mai mọt trước tác động của thời gian, thời đại, công nghệ hiện đại cũng như nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật ngày nay của người dân cũng có nhiều sự thay đổi lớn.

Bên cạnh đó, tranh Đồng Hồ đang dần dần đánh mất chính mình, đánh mất cái “cổ truyền” trong nó. Vì mục địch lợi nhuận, thương mại mà người ta chuyển dần sang sử dụng màu, giấy vẽ công nghiệp để tiết kiệm vốn.

Tác phẩm “Đánh ghen”

Hơn thế, một số nơi còn lượt bỏ cả phần in, khắc chữ Hán, chữ Nôm – vốn là một trong những phần bố cực quan trọng làm nên nét riêng của tranh Đông Hồ.

Nghề làm tranh Đồng Hồ hiện nay đang gắng gượng, tồn tại một cách “yếu ớt”. Những số liệu gần đây cho thấy, hiện nay chỉ còn 3 nghệ nhân làm tranh và vài gia đình vẫn duy trì nét truyền thống dân gian này.

Trước nguy cơ này, Bắc Ninh đã có một số biện pháp, trước mắt nhằm bảo tồn sau là để phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian của nước ta. Thông qua dự án: “Bảo tồn văn hóa phi vật thể làng tranh Đông Hồ”.

Video liên quan

Chủ Đề