Bà bầu uống thuốc dị ứng Clorpheniramin

Hỏi - 20/08/2013
Chào Bác sĩ!

Em đang mang thai 36 tuần. Khoảng 1 tuần nay em bị nổi mụn, ngứa khắp người. Đầu tiên là ngứa ở những vùng da bị rạn như bụng, đùi sau đó ngứa lan sang khắp người. Càng gãi lại càng ngứa, càng nổi mụn nhiều hơn khiến em rất khó chịu, không ăn ngủ được. Em có đi khám ở BV, bác sĩ xem qua rồi kê đơn em bị dị ứng rồi cho thuốc Clorpheniramin 4mg, uống 3 ngày, mỗi ngày 2 viên. Em về tìm hiểu trên mạng thì thấy thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú. Em đang rất hoang mang không biết có nên uống thuốc không. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em ah. Ngoài bị ngứa ra sức khỏe thai kỳ của em hoàn toàn bình thường. Nếu không uống được thuốc này xin Bác sĩ kê cho em thuốc khác và tư vấn cách chữa cho em với. Em xin cảm ơn Bác sĩ nhiều!

Trả lời

Bạn đang bị dị ứng da do thai kỳ, để giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu này bạn cần uống nước nhiều, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, nên ăn những loại trái cây như cam, bưởi, táo,..có nhiều vitamin C. Giữ da sạch bằng tắm rửa nước ấm và lau khô, tránh gãi hoặc chà xát vì sẽ làm trầy sướt và dễ nhiễm trùng. Thuốc Chlopheniramin 4mg là antihistamin, dung để chống dị ứng, ở thai 36 tuần thì không gây hại, tuy nhiên chỉ dùng khi thật cần thiết mà thôi.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Sử dụng thuốc chống dị ứng khi mang thai như thế nào cho an toàn?

Nhiều phụ nữ khimang thai có các biểu hiện của dị ứng và quá trìnhmang thaithường làm nặng thêm các triệu chứng của chứng dị ứng do sự thay đổi lớn về nội tiết. Mặc dù ngứa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống khiến họ cần đến thuốc điều trị. Vấn đề khiến thai phụ quan tâm nhất là dùng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hai nhóm thuốc phổ biến nhất để điều trị dị ứng hiện nay là thuốc kháng histamin và corticoid.

Thuốc kháng histamine

Các thuốc kháng histamine thế hệ 1 như chlorpheniramine, thế hệ 2 như cetirizine, levocetirizin, loratadin đều thuộc nhóm thuốc B và được ưu tiên lựa chọn để điều trị dị ứng trong thai kỳ.

Các thuốc corticosteroid

Corticoid là thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nên để đảm bảo an toàn chothai nhi, bác sĩ thường khuyên nên tránh dùng corticoid đường uống hoặc tiêm truyền chophụ nữ mang thaitrong 3 tháng đầu.

Trong những tháng tiếp theo,phụ nữ mang thaimuốn dùng thuốc corticoid chữa dị ứng, phải được bác sĩ chỉ định và cân nhắc cụ thể về liều dùng. Chỉ dùng các loại thuốc corticoid để điều trị bệnh khi thật cần thiết và các biện pháp điều trị khác đã thất bại.

Sau đây là gợi ý cách xử lý khi phụ nữ mang thai bị dị ứng

Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc, vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thay vào đó nên đi khám và thực hiện theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Khi mang thai bị dị ứng, bạn nên thực hiện tốt những điều sau:

- Tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh dị ứng như ô nhiễm môi trường, nguồn nước bẩn.

- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia, thức ăn cay nóng và thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá….

- Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, cũng không nên tắm quá lâu vì sẽ khiến cho da bị khô hơn.

- Hạn chế tắm xà bông, gội đầu bằng các loại dầu gội chứa nhiều chất hóa học và chất tạo mùi.

- Hạn chế gãi để tránh cho da bị chày xước, nhiễm khuẩn.

- Khi thời tiết lạnh hoặc ra ngoài thì nên giữ ấm cơ thể để tránh bị gây ngứa hoặc gia tăng cơn ngứa.

- Nên mặc quần áo thoáng mát, vải mềm mịn và dễ thấm mồ hôi, vì nếu ra mồ hôi sẽ khiến vùng da dị ứng bị ngứa hơn.

Ngày đăng: 04/04/2018

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Giới thiệu khoa Ngoại tổng hợp

14/04/2022 / benhvienducgiang

Địa chỉ liên hệ: Tầng 7 nhà B Quá trình thành lập và phát triển: Khoa Ngoại tổng hợp được thành lập từ tháng 03 năm 2008 trên cơ sở chia tách từ Khoa Ngoại chung của Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Có 37 giường bệnh trong

Đơn nguyên cơ xương khớp

06/04/2022 / benhvienducgiang

Đơn nguyên Cơ xương khớp được thành lập từ tháng 7 năm 2017, trực thuộc khoa Nội tổng hợp.

Giới thiệu khoa Hồi sức tích cực chống độc

01/04/2022 / benhvienducgiang

Khoa Hồi sức tích cực chống độc được thành lập từ năm 2005 do được tách ra từ liên khoa: Hồi sức cấp cứu - Nhi. SĐT liên hệ: [024]38772432

Giới thiệu khoa Khám bệnh

14/04/2022 / benhvienducgiang

Là bệnh viện hạng I của Sở Y Tế, với phương châm Khoa Khám Bệnh bệnh viện đa khoa Đức Giang là cửa ngõ đón tiếp người bệnh, tạo sự thoải mái nhất cho BN khi đi khám bệnh, bệnh viện đã đầu tư cơ sở hạ tầng khám bệnh có thể nói hiện đại bậc nhất trong các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Hà Nội, thoáng mát, sạch sẽ, đông ấm, hè mát, tiện nghi đầy đủ.

Giới thiệu phòng Phòng Tổ chức cán bộ

30/03/2022 / benhvienducgiang

1. Tên phòng: Phòng Tổ chức cán bộ- Số điện thoại: 02348272075- Địa chỉ liên hệ: Phòng A710, tầng 7 nhà A, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, 54 phố Trường Lâm, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội2. Lịch sử phát triển:* Thành lập:+

Tin đã đăng

Giới thiệu phòng Phòng Tổ chức cán bộ

30/03/2022

Khoa Truyền nhiễm

30/03/2022

Phòng Chỉ đạo tuyến

14/04/2022

  • 04:00 23/05/2021
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20254 phiếu bầu

Nếu bạn dự định có thai hoặc bạn đã mong đợi, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng, kể cả những loại thuốc không cần kê đơn. Thực tế, nhiều loại thuốc dị ứng có thể đem lại hiệu quả tốt nếu tiếp tục dùng trong thời kỳ mang thai, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ để bạn có thể yên tâm sử dụng chúng.

Nếu bạn dự định có thai hoặc bạn đã mong đợi, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng, kể cả những loại thuốc không cần đơn bao gồm cả thuốc dị ứng. Nhiều loại thuốc dị ứng có thể đem lại hiệu quả tốt nếu tiếp tục dùng trong thời kỳ mang thai, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ để bạn có thể yên tâm sử dụng chúng.

Thuốc kháng histamin đường uống như cetirizine [ Zyrtec ], chlorpheniramine [Chlor-Trimeton], diphenhydramine [Benadryl], fexofenadine [Allegra] và loratadine [Claritin] hầu như an toàn cho bà bầu. Vì vậy, hiện nay cromolyn natri [Nasalcrom] dạng phun và steroid xịt mũi [Rhinocort] vẫn được chỉ định cho bà bầu, nhưng để đảm bảo an toàn hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng. Một ưu điểm của thuốc xịt là thuốc chỉ tập trung vào mũi của bạn, nó không đi khắp cơ thể.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên hạn chế tất cả các loại thuốc, bao gồm thuốc dị ứng. Các loại thuốc bao gồm cả thuốc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số dị tật bẩm sinh. Đề phòng thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc thông mũi. Vì không có đủ bằng chứng về sự an toàn của chúng, nên tránh dùng thuốc xịt mũi kháng histamin .

Nếu các triệu chứng dị ứng của bạn không quá nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác. Bạn có thể dùng thuốc chống dị ứng tại nhà hoặc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng dị ứng là một vấn đề lớn, chẳng hạn như chúng khiến bạn khó ngủ thì việc dùng thuốc có thể tốt hơn cho sức khỏe của bạn và thai nhi.


Nếu bạn bị hen suyễn dị ứng, bạn cần dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh hen suyễn không được kiểm soát có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ.

XEM THÊM: Lưu ý khi dùng thuốc dị ứng cho bà bầu

Mẹ bầu bị hen suyễn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Bạn có thể tiếp tục tiêm phòng dị ứng khi đang mang thai. Nhưng bạn không nên bắt đầu tiêm phòng dị ứng khi mang thai. Theo đó, bạn hãy chờ cho đến khi bạn sinh con xong, sau đó bạn có thể bắt đầu tiêm phòng dị ứng bình thường.

Nếu bạn đang mang thai và đang cân nhắc dùng một loại thuốc trị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những rủi ro và lợi ích. Để kiểm soát các triệu chứng dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamin dạng uống như loratadin [Claritin, Alavert] hoặc cetirizine [Zyrtec].

Đối với các triệu chứng trung bình đến nghiêm trọng, ngoài thuốc kháng histamin đường uống, bác sĩ của bạn có thể đề nghị một loại thuốc xịt corticosteroid không kê đơn ở liều thấp nhất. Các lựa chọn bao gồm:

  • Xịt mũi budesonide [Rhinocort]
  • Xịt mũi fluticasone [Flonase]
  • Xịt mũi mometasone [Nasonex].

Hầu hết phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc dị ứng không kê đơn một cách an toàn. Các loại thuốc đã được nghiên cứu chứng minh rằng chúng an toàn cho phụ nữ mang thai dùng bao gồm:

  • Cetirizine [Zyrtec]
  • Chlorpheniramine [ChlorTrimeton]
  • Diphenhydramine [Benadryl]
  • Loratadine [Claritin]

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng luôn có những rủi ro khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ. Vì thế, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc dị ứng để đảm bảo rằng chúng không có khả năng gây hại cho thai kỳ. Trong khi các bác sĩ cho rằng nhiều loại thuốc uống không kê đơn là an toàn cho các trường hợp dị ứng theo mùa thì việc sử dụng cả thuốc thông mũi dạng uống và dạng xịt vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng.

Sử dụng thuốc xịt mũi có thể an toàn hơn thuốc dị ứng đường uống, bởi vì thuốc xịt mũi không có khả năng hấp thụ vào máu cao. Ví dụ như oxymetazoline là một thành phần trong các thuốc xịt mũi. Phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng thuốc xịt mũi trong hơn ba ngày liên tiếp. Bởi việc sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài có thể làm cho các triệu chứng dị ứng trầm trọng hơn do gây sưng mũi.

Sử dụng thuốc xịt mũi có thể an toàn hơn thuốc dị ứng đường uống ở phụ nữ mang thai

Ngoài ra, trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai cũng được bác sĩ khuyến cáo tiêm phòng dị ứng. Đây là cách thích hợp nhất để giải mẫn cảm một người với chất gây dị ứng. Nếu phụ nữ mang thai khi đang trong quá trình tiêm phòng dị ứng, thông thường họ vẫn có thể tiếp tục tiêm chủng. Tuy nhiên, mang thai không phải là thời điểm tốt để bắt đầu tiêm phòng dị ứng. Bởi vắc-xin có thể gây ra các phản ứng dị ứng mạnh. Nếu không biết phản ứng phụ có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên trì hoãn việc tiêm phòng dị ứng cho đến sau khi sinh.

Các bác sĩ chưa nghiên cứu một cách rộng rãi về sự an toàn của một số loại thuốc trong thai kỳ. Điều này là do việc thực hiện xét nghiệm trên phụ nữ mang thai là không phù hợp về mặt đạo đức. Do đó, hầu hết thông tin về thuốc là do các báo cáo và kiến ​​thức về an toàn thuốc nói chung cho bà bầu còn hạn chế.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, điều đặc biệt quan trọng là phải cân nhắc những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, vì khi đó em bé đang phát triển mạnh nhất. Các loại thuốc dị ứng không an toàn khi mang thai bao gồm:

  • Pseudoephedrine [Sudafed]: có một số nghiên cứu cho thấy thuốc pseudoephedrine an toàn trong thai kỳ, nhưng cũng đã có báo cáo về sự gia tăng dị tật thành bụng ở trẻ sơ sinh của những bà mẹ sử dụng thuốc Pseudoephedrine trong thai kỳ.
  • Phenylephrine và phenylpropanolamine: những loại thuốc thông mũi này ít được bác sĩ mong muốn sử dụng hơn so với dùng pseudoephedrine.


Thuốc dị ứng đôi khi được khuyên dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi bạn dùng thuốc chữa dị ứng, hãy xem xét các cách để giảm các triệu chứng dị ứng của bạn, bao gồm:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: hạn chế tiếp xúc với bất cứ vật gì gây ra các triệu chứng dị ứng của bạn.
  • Nước muối xịt mũi: nước muối sinh lý xịt mũi không kê đơn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng. Theo đó, bạn chỉ nên sử dụng bình xịt khi cần thiết.
  • Rửa mũi: rửa mũi mỗi ngày một lần hoặc khi cần thiết, hãy đổ đầy bình nước muối sinh lý không kê đơn hoặc nước được pha chế đặc biệt. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên trên bồn rửa và đặt bình nước rửa mũi vào lỗ mũi trên của bạn, đổ nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên và nó sẽ thoát qua lỗ mũi phía dưới của bạn. Lặp lại ở bên mũi còn lại. Nước rửa mũi phải được chưng cất hoặc vô trùng, đun sôi để nguội trước đó hoặc cho qua một bộ lọc được thiết kế để loại bỏ các sinh vật có khả năng lây nhiễm.
  • Tập thể dục giúp giảm viêm mũi.
  • Miếng dán mũi: miếng dán mũi không cần kê đơn có thể giúp giữ thông mũi của bạn.
  • Nâng cao đầu giường: nâng đầu giường từ 30 đến 45 độ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng của bạn.

Tập thể dục có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của viêm mũi

Nếu bạn bị dị ứng khi đang mang thai, bạn có thể sử dụng một số biện pháp điều trị không dùng thuốc hoặc sử dụng một số loại thuốc dị ứng dành cho bà bầu. Tuy nhiên bất kỳ loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Cách tốt nhất để bạn tránh tình trạng dị ứng khi mang thai đó là tiêm phòng dị ứng trước khi quyết định mang thai.

Theo đó, để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:


  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com, healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề