Bài hát Đi học có nhiều dấu luyến dùng hay sai

15

Phút

20 phút

 Mở BH

- GV hỏi, chốt kiến thức

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng

- GV hỏi

- GV ghi bảng

- GV hát

- Cho học sinh xem tranh ảnh

- GV hát

- Gv hỏi

- GV chốt kiến thức

- Gv hỏi

- GV hỏi

- GV giới thiệu

- GV hỏi

- Đánh dấu câu

- Chỉ định học sinh

- GV giải thích

- Hướng dẫn và đệm đàn

- GV sửa sai ngay cho HS giai điệu và tiết tấu

- Phân nhóm hs

- Đệm đàn

- GV hỏi

- Chốt kiến thức

- GV hỏi

- Chốt kiến thức

Trò chơi: Nghe nhạc đoan tên BH.Cho HS nghe  1 số trích đoạn BH dân ca

- Xòe hoa [Dân ca Thái]

- Lí cây bông [Dân ca Nam Bộ]

- Cò lả [Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ]

Em hãy cho biết tên BH? và BH đó  thuộc vùng miền nào?

Dân ca là gì?

* Giới thiệu bài:

- Vườn hoa dân ca Việt Nam vô cùng phong phú với 54 dân tôc sinh sống trên dải đất hình chữ S đã hình thành nên các vùng, miền dân ca từ Bắc chí Nam. Hôm nay cô mời cả lớp mình cùng về quê hương Thanh Hóa để tìm hiểu về vùng đất, âm nhạc và con người nơi đây các em sẽ được biết thêm 1 bài hát dân ca của quê hương Thanh Hóa qua bài học .

Tiết 13

HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY

                            Dân ca Thanh Hóa.

- Tiết trước cô giáo đã nhắc các em về xem trước phần giới thiệu trang 32.

- Em nào có thể giới thiệu  cho cả lớp nghe đôi nét về Thanh Hóa và người dân nơi đây?

- Điều đặc biệt trong các làn điệu dân ca là gì?

1. Giới thiệu về Thanh Hóa: Giới thiệu vị trí địa dư tỉnh Thanh Hoá trên bản đồ hành chính Việt Nam.

- Thanh Hóa là một tỉnh lớn của nước ta có đủ 3 vùng địa dư đó là Đồng Bằng, Trung du và miền núi.

- Thanh Hóa là một trong những mảnh đất có nền văn hóa lâu đời với trống đồng Ngọc Lũ Đông Sơn. Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống anh hùng từ ngàn xưa, là nơi sản sinh ra các anh hùng dân tộc như: Lê Lai, Lê Lợi, Bà Triệu, cầu Hàm Rồng với chiến thắng trong 2 ngày đêm bắn rơi 56 máy bay. Nói tới vùng đất Thanh Hóa là nói tới khu du lịch nổi tiếng với bãi biển Sầm Sơn  …

- Đặc trưng của quê hương Thanh Hóa là những điệu hò sông Mã đã được lưu truyền từ bao đời nay. Thanh Hóa có các làn điệu dân ca  đặc biệt là “Tổ khúc múa đèn”. Múa đèn là một hình thức hát và múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn dầu. Tổ khúc múa đèn gồm 10 bài hát kết hợp với múa thể hiện các công việc lao động của người dân như gieo mạ, đi cấy, dệt vải…

- Nghe BH: Dệt cửi

- Đi cấy là một công việc lao động của người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát, người nông dân đã sáng tác được những điệu múa đẹp, những BH hay Bài hát “Đi cấy”được trích trong Tổ khúc Múa đèn. Bài hát nhịp nhàng, uyển chuyển được phổ trên câu thơ lục bát.

Lên chùa bể một cành sen

Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng

Ba cô có bạn cùng trăng

Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

Cầu cho trong ấm ngoài êm!

2. Học hát:

A. Nghe hát mẫu

B. Tìm hiểu bài

- Cảm xúc của em sau khi nghe bài hát Đi cấy?

- Bài hát “Đi cấy” với sắc thái tình cảm nhịp nhàng, uyển chuyển, duyên dáng, mềm mại, thể hiện niềm vui của người nông dân Thanh Hóa, sự phấn khởi trong khi lao động, niềm lạc quan, yêu đời bởi người nông dân cảm nhận được niềm vui sau sự lao động vất vả ấy sẽ được đền đáp là những bông lúa trĩu hạt để nuôi dưỡng con người, nên trong khi đi cấy họ vẫn cất cao lời ca tiếng hát và mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam chúng ta có rất nhiều câu ca dao nói về công việc lao động của nhà nông. Em nào có thể đọc một câu ca dao nói về công việc cày cấy của người nông dân?

Trên đồng cạn dưới dồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

- Bài hát được viết ở loại nhịp nào?

- Trong Bh có những hình vòng cung nối 2,3 nốt nhạc gọi là dấu luyến.

Khi gặp dấu này các em phải hát ntn?

- Các kí hiệu âm nhạc có trong bài?

 - Trong BH có những nốt nhạc nhỏ có gạch ngang ở trên đó là “nốt nhạc hoa mĩ” các em hát nhấn nhẹ và vuốt lên nốt nhạc chính nhưng không bỏ sót vì đó là những nốt nhạc góp phần làm cho giai điệu thêm mượt mà.

- Nốt nhạc cuối cùng có dấu chấm ở trên và 1 vòng cung nhỏ đây là dấu miễn nhịp khi gặp dấu này người hát có thể ngân bao lâu cũng được tùy vào hơi dài ngắn.

Các em quan sát ở ô nhịp đầu tiên có đủ số phách không? Ô nhịp đầu tiên không đủ số phách qui định người ta gọi là nhịp lấy đà.

- Bài hát có thể chia làm mấy câu hát?

Câu 1: Lên chùa .... sáng trăng

Câu 2: Ba bốn .... cùng trăng

Câu 3: Thắp đèn .... cầu cho

Câu 4: Cầu cho .... ngoài êm

- Đọc lời ca.

- Giải thích câu hát “Ăn cơm bằng đèn” đèn ở đây là đĩa đèn dầu trẩu, dầu lạc của ông cha ta ngày xưa [không phả dầu hỏa và các loại đèn hoa kì hay tọa đăng ngày nay thường dùng khi mất điện]

C. Học hát từng câu:

- Tiến hành dạy hát theo lối móc xích, dạy từng câu  nhỏ đến hết bài

+ GV đàn 1 lần, hát mẫu mỗi câu hát 2 - 3 lần bắt nhịp để học sinh hát theo.

[Chú ý đếm chỉ số nhịp cho HS vào đúng. Hướng dẫn học sinh cách hát đúng những ch

Video liên quan

Chủ Đề