Bài tập trắc nghiệm về dấu ngoặc kép lớp 4

Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài tập về dấu ngoặc kép cụ thể, chi tiết, ngắn gọn. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chính của bài tập về dấu ngoắc kép, các em tham khảo nhé.

  • Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực

Dấu ngoặc kép - Tiếng Việt 4

Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4

1. Dấu ngoặc kép và tác dụng của dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép viết là: " "

- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.

VD: Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD: Có bạn tắc kè hoa

Xây "lầu" trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Ghi nhớ:

Dấu ngoặc kép dùng để:

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;

- Đánh dấu từ ngữ tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn

2. Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4

Bài tập 1: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

a] Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

[Nam Cao, Lão Hạc]

b] Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

c] Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

[Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu]

d] Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ [những người bản xứ] được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

[Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu]

e] Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!

Trả lời

a] Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp [lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra]

b] Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng

c] Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.

d] Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.

e] Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.

Bài tập 2. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì?

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

a] Lời của...............................

b] Dấu ngoặc kép dùng để...............................

Trả lời

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của:

a] Lời của Bác Hồ.

b] Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.

Bài tập 3: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Trả lời:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dòng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.

Bài tập 4: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau :

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại ; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….

Trả lời:

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một “gia tài” khổng lồ về sách các loại ; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….

Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, trau dồi thêm kỹ năng giải bài tập, qua đó nắm được dấu ngoặc kép là gì và tác dụng của dấu ngoặc kép. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT LỚP 4Đọc thầm bài văn sau và làm các bài tập dưới đây :CÓ NHỮNG DẤU CÂUCó một người chẳng may đánh mất dấu phẩy . Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản . Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghó đơn giản . Sau đó , không may , anh ta lại làm mất dấu chấm than . Anh ta bắt đầu nói khe khẽ , đều đều , không ngữ điệu . Anh không cảm thán , không xuýt xoa . Không có gì có thể làm anh ta sung sướng , mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả . Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện .Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa . Mọi sự kiện xảy ra ở đâu , dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình , anh ta cũng không biết . Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi . Đằng sau đó là thiếu sự quan tâm với mọi điều . Một vài tháng sau , anh ta đánh mất dấu hai chấm . Từ đó anh ta không liệt kê được nữa , không còn giải thích được hành vi của mình nữa . Anh ta đổ lỗi cho tất cả , trừ chính mình . Cứ mất dần các dấu câu , cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi . Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa , lúc nào cũng chỉ trích , dẫn lời của người khác . Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy . Cứ như vậy , anh ta đi đến dấu chấm hết .Thiếu những dấu câu trong một bài văn , có thể bạn chỉ bò điểm thấp vì bài văn của bạn không hay , không ý nghóa , nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời , tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vò , cũng mất ý nghóa như vậy . Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình .[ Theo Hồng Phương ]Câu 1: Trong câu chuyện trên , người “ đánh mất dấu phẩy ” trong cuộc đời sẽ như thế nào ?a. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy.b. Trở thành một người lười suy nghó , ngại vất vả.c. Trở thành một người viết văn kém .d. Trở thành một người ích kỉ .Câu 2 : Nếu anh ta “ đánh mất dấu chấm than ” anh ta sẽ ra sao ?a. Trở thành một người suốt ngày chỉ biêt buồn rầu , ủ rũ .b. Trở thành một người vui sướng , nói cười suốt ngày .c. Trở thành một người thờ ơ , mất hết cảm xúc .d. Trở thành một người nhạy cảm .Câu 3 : Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi” , anh ta sẽ như thế nào ?a. Trở thành một người ích kỉ chỉ biết đến mình .b. Trở thành một người hiểu biết hết mọi điều .c. Trở thành một người cô đơn .d. Mất khả năng học hỏi , không quan tâm đến mọi điều .Câu 4 : Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” sẽ ra sao ?a. Trở thành một người không còn khả năng giải thích , hay dổ lỗi cho người khác và sống vô trách nhiệm .b. Trở thành một người vụng về , hay làm hỏng mọi việc.c. Trở thành một người hay quên , không nhớ những việc mình làm .d. Trở thành một người nghèo khổ .Câu 5 :Câu “Cứ như vậy , anh ta đi đến dấu chấm hết.” có kết cục ra sao ?a. Trở thành một người không có giá trò , sống một cuộn đời vô nghóa .b. Trở thành một người nghèo khổ , mất hết tiền bạc của cải .c. Trở thành một người cô đơn , không còn ai thân thích .d. Trở thành một người nổi tiếng .Câu 6 : Chủ ngữ trong câu “ Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghó đơn giản .” là gì ?a. Đằng sau b. Đằng sau những câu đơn giảnc. Những câu đơn giảnd. Những ý nghó đơn giản Câu 7 : Từ “ tư duy ” đồng nghóa với từ nào ?a. Học hỏi b. Suy nghó c. Tranh cải d. Tranh luận Câu 8: Viết tiếp từ còn thiếu vào chỗ trống : Để chỉ rõ nơi chốn sự việc diễn ra trong câu , ta thêm …………………………………………………………….……………………………………………………………………vào câu .Trạng ngữ chỉ nới chốn trả lời cho câu hỏi …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..Câu 9 : Câu “ Một vài tháng sau , anh ta đáng mất dấu hai chấm .” có trạng ngữ chỉ ý gì ?a. Nơi chốn b. Thời gian c. Nguyên nhân d. Mục đíchCâu 10 : Đặt câu có hai trạng ngữ [ trong đó có trạng ngữ chỉ nguyên nhân ]

Video liên quan

Chủ Đề