Bài tập xác định chiều đường sức từ

Với cách giải Bài tập về nam châm, từ trường môn Vật Lí 9 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Bài tập về nam châm, từ trường. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về nam châm, từ trường và cách giải - Vật Lí 9

  1. LÍ THUYẾT

1. Nam châm

- Nam châm là các vật có đặc tính hút sắt, thép, niken, coban…

- Các loại nam châm: Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.

+ Nam châm vĩnh cửu: là các vật được cấu tạo từ các vật liệu từ cứng có khả năng giữ từ tính không bị mất từ trường, được sử dụng như những nguồn tạo từ trường.

Hình dạng nam châm thường thấy là nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.

Mỗi nam châm có hai từ cực: Cực Bắc [N] sơn màu đỏ và cực Nam [S] sơn màu xanh hoặc màu trắng.

Khi đặt hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên [hình a], đẩy nhau nếu các cực cùng tên [hình b].

- Nam châm điện

+ Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.

+ Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây hoặc cho lõi sắt một hình dạng thích hợp, tăng khối lượng của nam châm.

2. Từ trường

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.

- Cách nhận biết từ trường: Dùng kim nam châm [gọi là nam châm thử]. Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì nơi đó có từ trường.

3. Đường sức từ

- Đường sức từ cho phép ta biểu diễn từ trường.

- Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng: Người ta quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó.

+ Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực Bắc [N], đi vào ở cực Nam [S] của thanh nam châm.

+ Càng gần các cực [hai đầu] của nam châm từ trường càng mạnh hơn, đường sức từ càng dày [mau] hơn. Càng xa các cực [hai đầu] của nam châm từ trường càng yếu, đường sức từ càng thưa.

- Đặc điểm đường sức từ của nam châm hình chữ U

+ Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc [N], đi vào ở cực Nam [S] của thanh nam châm.

+ Càng gần các cực [hai đầu] của nam châm từ trường càng mạnh hơn, đường sức từ càng dày [mau] hơn. Càng xa các cực [hai đầu] của nam châm từ trường càng yếu, đường sức từ càng thưa.

+ Đường sức từ của từ trường trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Xác định các từ cực của một nam châm

1. Phương pháp giải

- Cách 1: Căn cứ vào kí hiệu trên nam châm [chữ cái ghi trên nam châm hoặc màu sắc].

- Cách 2: Nếu nam châm bị mất các kí hiệu, dùng một nam châm còn kí hiệu các từ cực để xác định. Cho các từ cực của hai thanh nam châm tương tác với nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau.

- Cách 3: Dựa vào chiều của đường sức từ hoặc sự định hướng của thanh nam châm khi được treo trong từ trường của Trái Đất luôn theo hướng N – B.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chiều đường sức từ của nam châm được biểu diễn như hình vẽ. Hãy xác định các từ cực của nam châm ở hai đầu 1 và 2.

Hướng dẫn giải

- Dựa theo chiều mũi tên từ hình vẽ ta thấy đường sức từ đi ra từ đầu 2 và đi vào đầu 1 của thanh nam châm.

- Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc [N], đi vào ở cực Nam [S] của thanh nam châm. Vì vậy chiều của đường sức từ tại các điểm C, D, E được xác định như hình vẽ sau:

Các đường sức từ có chiều như thế nào?

Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.

Đường sức từ là gì lớp 11?

Định nghĩa đường sức từ Đường sức từ là tập hợp rất nhiều các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn được mật độ của từ trường: đường sức từ mà càng dày thì độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.

Vật lý lớp 9 đường sức từ là gì?

Đường sức từ là đường được quy ước cho phép ta biểu diễn từ trường. Các đường sức từ có chiều nhất định. Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.

Chiều của đường sức từ bên ngoài nam châm được xác định như thế nào?

Trả lời: Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ là những đường cong có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của nam châm. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

Chủ Đề