Bài văn nghị luận về nước thải từ vedan năm 2024

Ngày 12-12, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện hợp pháp của Vedan cho biết lãnh đạo công ty đã ký vào biên bản thừa nhận đã xả thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm 10-11 km trên lưu vực sông Thị Vải. Theo đó, Công ty Vedan sẽ chịu trách nhiệm khắc phục trong phạm vi này.

Vị đại diện Vedan cho rằng việc lấy mẫu phân tích của Viện Môi trường và Tài nguyên trong thời điểm Vedan lén xả thải và thời điểm hoạt động bình thường là... không bình thường. Viện cũng chưa đánh giá ô nhiễm đầu nguồn nước để so sánh với khu vực ô nhiễm do Vedan gây ra. “Vedan cũng yêu cầu Viện lấy 100 mẫu phân tích và 100 đơn thư của người dân bị thiệt hại để xác minh, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học do Vedan mời từ Đài Loan sang nhưng Viện vẫn chưa thực hiện” - vị này nói.

Chữ ký của ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Công ty Vedan, tại biên bản cuộc họp ngày 12-12.

Cuối cùng, vị đại diện Vedan này cho biết Vedan kiến nghị Tổng cục Môi trường để Viện Môi trường và Tài nguyên và các nhà khoa học của công ty tổ chức kiểm tra, đánh giá lại phạm vi bị ảnh hưởng tại các nhánh sông, rạch trên lưu vực sông Thị Vải và mức độ thiệt hại.

Trước kiến nghị của Vedan, ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết sẽ đáp ứng yêu cầu, cho các nhà khoa học của Viện, của Vedan và chuyên gia Tổng cục tranh luận sòng phẳng để tháo gỡ một số điểm mà Vedan cho là còn lấn cấn.

Theo ông Tuyến, công trình nghiên cứu kết luận của Viện là công phu và rõ ràng với đầy đủ bằng chứng xác đáng, bởi vậy lãnh đạo Vedan mới chịu ký vào biên bản kết luận.

Ông Tuyến cũng đánh giá đây là vụ việc gây tranh cãi liên quan đến nhiều người dân, do vậy kết quả nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng cần phải công khai, rõ ràng, hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Ông Tuyến nhấn mạnh sắp tới Tổng cục sẽ báo cáo Chính phủ để chỉ đạo các địa phương [Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM] tích cực hơn trong việc xác định đối tượng cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng để đưa ra mức độ thiệt hại cụ thể, buộc Vedan khắc phục.

Sáng qua, trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, cho biết: “Căn cứ theo bản kết luận của Tổng cục Môi trường đưa ra ngày 11-12 thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng các nhà khoa học”.

Theo ông Phụng, Hội đã tiếp nhận hàng trăm đơn thư của bà con nông dân ba xã của huyện Cần Giờ kê khai thiệt hại nhưng trong bản kết luận của Viện chỉ ghi nhận xã Thạnh An nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng, hai xã còn lại không bị ảnh hưởng. “Với tư cách đại diện của nông dân, Hội sẽ đề nghị Viện có thông báo mức độ, phạm vi bị ảnh hưởng để người dân biết. Ngoài ra, Viện cũng cần cùng Hội xuống địa bàn giải thích để giải tỏa băn khoăn cho bà con” - ông Phụng nhấn mạnh.

Ngày 17-9-2008, tại Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp báo công bố thông tin liên quan vụ Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Việc che dấu hành vi xả nước thải ra sông, chứng tỏ sự cố ý vi phạm nghiêm trọng, vi phạm có hệ thống Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam. Từ vụ việc này, dư luận càng thấy rõ hơn sự hiện hữu của những nguy cơ mới, đe dọa an ninh cuộc sống của con người.

Từ câu chuyện Công ty Vedan Việt Nam vi phạm nghiêm trọng Luật bảo vệ môi trường

Sau 3 tháng bí mật phục kích, Cục Cảnh sát môi trường đã phát hiện một hệ thống vận hành nước thải từ nhà máy Công ty Vedan Việt Nam chưa qua hệ thống xử lý, trong đó có nhiều đường ống xả chất thải được bí mật chôn sâu dưới đất và thông ngầm ra lòng sông Thị Vải. Hệ thống xả nước thải từ nhà máy của Công ty Vedan Việt Nam được thiết kế rất tinh vi, phức tạp với hàng trăm đường ống, hàng trăm nút van đấu nối với nhau. Với hệ thống này, chỉ cần bật công tắc và đấu nối một số van với nhau là nước thải chưa qua xử lý tự động tuôn ra sông. Để chắc ăn, Công ty Vedan Việt Nam còn lắp đặt một hệ thống đường ống “hậu kiểm” để kiểm tra lại, xem nước thải đã chắc chắn chảy ra sông chưa.

Sau khi ghi hình được các chứng cứ, Cục Cảnh sát môi trường bất ngờ kiểm tra, lập biên bản về các hành động vi phạm pháp luật của Công ty Vedan Việt Nam, đồng thời lấy các mẫu nước thải để xét nghiệm để xác định mức độ ô nhiễm. Theo đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, việc xét nghiệm mẫu nước chỉ để có đủ chứng cứ khoa học, còn nhìn bằng mắt thường cũng dễ thấy ngay nước thải đen ngòm, đỏ quạch, chứng tỏ không qua xử lý. Khối lượng nước thải không qua xử lý tính theo công suất xả nước thải của Công ty Vedan Việt Nam là 5.000 mét khối mỗi ngày! Chuyện Công ty Vedan Việt Nam che dấu hành vi xả nước thải ra sông, chứng tỏ sự cố ý vi phạm nghiêm trọng, vi phạm có hệ thống Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, gây ô nhiễm sông Thị Vải. Công ty Vêđan Việt Nam sẽ được các cơ quan chức năng xử lý và có hình thức xử phạt nghiêm khắc nhất theo đúng Luật môi trường của Việt Nam.

Hiểm họa thầm lặng đối với sự sống con người

Nạn gây ô nhiễm môi trường là một hiểm hoạ thầm lặng đối với sự sống của con người. Nói thầm lặng vì các chất độc hại chứa trong các chất thải công nghiệp tác động lên sự sống ở cấp độ tế bào, không gây đau đớn, không gây cảm giác mạnh để có thể cảm nhận được ngay, mà có tác động tàn phá lâu dài, âm thầm, lặng lẽ, nhưng vô cùng nguy hiểm và dữ dội, có thể gây biến tính gen, để lại hậu quả nặng nề cho nhiều thế hệ tương lai. Chẳng hạn, chất độc da cam bị rải ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh đã diễn ra mấy chục năm về trước, nhưng đến nay hàng ngày, hàng giờ, người dân Việt Nam vẫn phải chứng kiến những hậu quả thương tâm do hậu quả của loại hoá chất này.

Mặc dù chưa đầy đủ, nhưng những nước kém phát triển hoặc đang phát triển không phải không biết những hậu quả do môi trường bị ô nhiễm. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phải nhanh chóng tăng trưởng kinh tế để thoát nghèo trước mắt, nhiều nước đã phải làm ngơ, hoặc coi vấn đề môi trường là thứ yếu với triết lý, trước khi chết vì môi trường ô nhiễm thì đã chết vì đói. Giữa cái “chết nhanh” và cái “chết chậm”, thì phương án chống "chết nhanh" được ưu tiên lựa chọn!

Những nước công nghiệp phát triển, từ lâu, đã nhận thức sâu sắc tác động gây ô nhiễm của các chất thải công nghiệp và đã từng phải trả giá đắt cho các công nghệ chứa nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Chính vì thế, nhiều nước đã ban hành các điều luật vô cùng nghiêm ngặt để triệt tiêu độc tố trong chất thải công nghiệp và đời sống. Điều đáng nói là, với nhận thức như vậy, nhưng nhiều nước phát triển đã đẩy ô nhiễm sang cho nhóm nước nghèo, thậm chí "bán" lại ô nhiễm với giá cao, thông qua việc tiếp tục chuyển giao, bán công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cho các nước kém phát triển hơn, không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ môi trường của nước sở tại, thậm chí cố tình che dấu hành vi vi phạm môi trường để tranh thủ thu thêm lợi nhuận. Mặt khác, khi nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ nhóm nước nghèo, các nước phát triển kiểm tra rất ngặt nghèo theo hệ thống chỉ tiêu quy định vệ sinh, an toàn, môi trường sản xuất sản phẩm của mình. Đây là một sự bất công, "hai lần bất công"!

Gây ô nhiễm môi trường - một trong những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia

Thông thường, khi nói tới an ninh quốc gia, người ta thường nghĩ đến an ninh truyền thống: sự de dọa của chiến tranh, xung đột vũ trang. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, quan điểm đó dúng, nhưng chưa đủ, bởi các quốc gia, dân tộc đang đứng trước những nguy cơ mới, đe dọa đến an ninh của mình. Sự hoang hoá đất trồng trọt với tốc độ mỗi năm có 6 triệu hécta đất biến thành sa mạc, đang đe doạ cuộc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất. Thảm thực vật rừng bị phá hoại có tác động huỷ hoại môi trường sống, phá hoại sự cân bằng sinh thái, không còn tác dụng ngăn lũ v.v. Nguồn nước trở nên ngày một khan hiếm. Trong tổng số 70% diện tích địa cầu bao phủ là nước, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt có thể cung cấp cho con người sử dụng. Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trên thế giới, có 70% dân số không được sử dụng nước vệ sinh an toàn, bệnh tật do nước ô nhiễm gây ra chiếm 80% số người mắc bệnh trên thế giới, mỗi ngày có 250 nghìn người mắc bệnh do nước ăn bị ô nhiễm. Liên hợp quốc cảnh báo, đến năm 2025, gần một nửa dân số thế giới sống ở khu vực thiếu nước. Có tới 2.221 loại hoá chất từ các chất thải công nghiệp và đời sống gây ô nhiễm một nửa trong tổng số nguồn nước ngầm trên Trái Đất, cần phải xử lý.

Thực trạng trên là nguy cơ mới đối với cuộc sống của nhân loại, và nguy cơ mới đó được gọi là “nguy cơ an ninh phi truyền thống”. Theo quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới, phạm trù “nguy cơ an ninh phi truyền thống” gồm chủ nghĩa khủng bố; tệ nạn ma túy và buôn bán vũ khí; hoạt động tội phạm có tổ chức; di dân bất hợp pháp; gây ô nhiễm môi trường; phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; xung đột sắc tộc và tôn giáo; hoạt động tà giáo; bạo loạn xã hội; khủng hoảng tiền tệ; mạng Intenet bị tấn công; các tác nhân gây biến tính gen và sự cố sinh học; dịch bệnh truyền nhiễm tràn lan; kinh tế ngầm và hoạt động rửa tiền v.v. Như vậy, gây ô nhiễm môi trường được coi là một trong những nguy cơ an ninh phi truyền thống, có thể đe doạ an ninh quốc gia của một nước.

Vấn đề “An ninh môi trường” đã trở thành mối quan tâm có tính toàn cầu. Thập niên 1950-1960, một số nước phương Tây bắt đầu quan tâm đến quan hệ giữa an ninh môi trường với phát triển kinh tế. Đến đầu thập niên 1980, họ đưa ra khái niệm "an ninh môi trường" và kể từ đó, vấn đề này được nâng lên tầm cao an ninh quốc gia. Đến giữa thập niên 1990, khái niệm an ninh môi trường được chính phủ một số nước phương Tây, trước hết là Mỹ chấp nhận. Năm 1972, Liên Hợp Quốc tổ chức Hội nghị môi trường con người ở Xtốc-hôm [Thuỵ Điển], tại đây vấn đề an ninh môi trường lần đầu tiên được vào chương trình nghị sự quốc tế. Báo cáo được trình bày ở hội nghị mang tựa đề "Chỉ có một địa cầu và tuyên ngôn môi trường con người" được thông qua, đã thức tỉnh các nước trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải chú ý đến bảo vệ môi trường của Trái Đất. Từ cuối thập niên 1980, vấn đề “an ninh môi trường” được coi là “an ninh phi truyền thống” và là một trong các yếu tố cấu thành nội dung “an ninh tổng hợp” hoặc “an ninh toàn diện” của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Liên Xô [trước đây] v.v.. Các chuyên gia Liên Xô còn đưa ra khái niệm “an ninh môi trường sinh thái” trong hệ thống an ninh tổng hợp quốc tế bao gồm giải trừ quân bị, an ninh kinh tế và an ninh sinh thái. Năm 1987, tại Hội nghị bàn về quan hệ giữa giải trừ quân bị và phát triển quốc tế, vấn đề “an ninh môi trường" lần đầu tiên được đưa vào văn kiện chính thức. Văn kiện cuối cùng của hội nghị với 150 nước tham dự nhất trí thông qua đã khẳng định, môi trường sống xấu đi là một trong những nguy cơ đe doạ sự phát triển bền vững, giống như nạn nghèo đói, mù chữ, bệnh tật, suy dinh dưỡng. Năm 1996, Hội nghị cấp bộ trưởng của EU họp tại Man-đơ-rít đề ra "khái niệm an ninh chung", trong đó mở rộng phạm vi an ninh quốc gia bao gồm cả an ninh môi trường.

Ngay trong Báo cáo chiến lược an ninh của Chính quyền Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Bin Clin-tơn đã từng nhấn mạnh đến “nguy cơ an ninh phi truyền thống” là "mối đe dọa mới" mà nước Mỹ đang phải đương đầu. Còn các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc đã cảnh báo nguy cơ an ninh phi truyền thống là một dạng thức của nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Theo họ, vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay và mai sau sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển, sự ổn định chính trị và an ninh con người trong một nhà nước, tác động của nó không kém gì an ninh truyền thống. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 đã đưa vấn đề an ninh phi truyền thống vào chương trình nghị sự. Theo quan niệm phổ biến ở Trung Quốc, an ninh con người do 5 yếu tố cấu thành, gồm an ninh môi trường, tự nhiên và con người; an ninh kinh tế; an ninh xã hội; an ninh chính trị và an ninh văn hoá. Hiện nay, ngoài các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại thì những vấn đề như hòa bình, môi trường sống trong sạch và lành mạnh, xã hội an ninh, tinh thần thoải mái là những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống khá giả.

Các nước Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Ca-na-đa, EU và nhiều nước khác đã ban hành Chiến lược an ninh môi trường, trong đó quy định nghiêm ngặt các yêu cầu đối với thực phẩm sạch, nước sạch, nhà sạch, công xưởng sạch, dây chuyền công nghệ sạch, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.

Môi trường càng ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống của con người, quan trọng đến mức, an ninh môi trường được đưa vào phạm vi an ninh quốc gia cho thấy, bất kỳ một hành vi cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của con người đều cần bị xử lý thích đáng theo pháp luật./.

Chủ Đề