Bài viết giỏi việc trường, đảm việc nhà

Tham luận: Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" là mẫu bài tham luận báo cáo trong đại hội công đoàn cơ sở, trong đó nêu ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" trong nhà trườn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Tham luận về Nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên

Bài tham luận: Công tác phát triển Đảng viên và xây dựng chi bộ nhà trường trong sạch vững mạnh

Bài tham luận củng cố và phát triển phong trào đoàn

Tham luận về phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà"

Kính thưa đoàn chủ tịch!

Kính thưa các vị đại biểu khách quý, thưa toàn thể đại hội!

Trước hết, tôi nhất trí cao với bản báo cáo của BCH LĐLĐ huyện khóa VII vừa trình bày trước đại hội. Để thực tốt và đạt được những phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 của đại hội. Từ thực tiễn tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ trong những năm qua. Tôi xin trao đổi về một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua “GVN - ĐVN” để thực hiện tốt chỉ tiêu hàng năm có 90% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “GVN - ĐVN”

Trường Tiểu học .....có ..... đoàn viên công đoàn là nữ, chiếm 89%. Như vậy vai trò của nữ CNVC và người lao động trong các hoạt động của nhà trường là rất quan trọng. Vai trò của chị em trong gia đình lại càng quan trọng hơn, chị em phải đảm nhiệm nhiều thiên chức như làm con, làm vợ, làm mẹ và nhiều người làm bà,….trong gia đình, mà sự thành đạt của người phụ nữ được đánh giá bằng một gia đình yên ấm, với mọi người trong gia đình đều yêu thương họ, sự khôn lớn trưởng thành của con cái.

Để cho chị em hoàn thành song song hai nhiệm vụ việc trường, việc nhà đã khó, lại làm tốt cả hai việc lại còn khó hơn. Cái khó ở đây thể hiện:

Trong cùng một đơn vị có nhiều độ tuổi khác nhau; nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau, mỗi chị là mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc không ai giống ai. Ai cũng có khó khăn riêng nhất định. Dẫn đến tư tưởng định hướng để phấn đấu thực hiện tốt phong trào “GVN - ĐVN” cũng khác nhau và đây cũng là khó khăn chung của các đơn vị.

Có chị em nặng nề về chăm lo gia đình chồng, con, đối với công việc làm cho xong rồi nhanh chóng trở về nhà, bản thân họ nghĩ mình không làm thì đã có người khác làm hoặc là tư tưởng an phận thủ thường làm như thế là đủ không cần phấn đấu hơn nữa. Bản thân tôi cũng đã có lúc suy nghĩ như vậy. Nhưng rồi đối với một giáo viên khi lên lớp nếu có trình độ chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm, có sự sáng tạo trong các hoạt động trên lớp thì chắc chắn dạy HS sẽ ngoan hơn, hứng thú học tập hơn và có nhiều HS giỏi hơn.

Vậy làm thế nào để chị em thực hiện tốt được phong trào này, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

* Trước hết: về lựa chọn cán bộ làm công tác công đoàn và nữ công phải là người có lòng nhiệt tình, chịu khó, chịu khổ, sẵn sàng hy sinh, là tấm gương trong đơn vị.

* Thứ hai: Phải làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người hiểu những tiêu chí của phong trào và lợi ích của phong trào đem đến cho bản thân. Trước hết chị em phải thấu hiểu được nội dung Giỏi việc trường là: phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CMNV, đúc rút kinh nghiệm một cách có hiệu quả. Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước và của ngành. Còn GVN là: Người phụ nữ phải biết tổ chức một cuộc sống gia đình êm ấm, hòa thuận, thực hiện tốt nuôi con khỏe, dạy con ngoan, biết đoàn kết giúp đỡ nhau làm mọi việc trong gia đình nhằm ổn định cuộc sống gia đình. Khi chị em đã nắm vững các tiêu chí của phong trào thì người cán bộ công đoàn phải tham mưu với thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện để chị em phát huy thế mạnh của của mỗi người từ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe để mỗi chị em có một công việc đúng với năng lực sở trường từ đó phát huy tích cực những điểm mạnh của chị em, dẫn đến dễ dàng đạt được thành tích cao trong công tác.

Ở đây việc tuyên truyền không chỉ đợi những ngày lễ lớn, những sự kiện hay có công văn chỉ đạo mới tuyên truyền mà công tác tuyên truyền được lồng ghép, được tranh thủ vào các buổi họp, buổi SHCM, hay khi trò chuyện, gặp gỡ,..nội dung mới thấm nhuần và đi vào lòng người.

* Thứ ba: Tổ chức cho chị em đăng ký thi đua, đăng ký thực hiện các phong trào, các cuộc vận động phải biết lồng ghép tránh mỗi phong trào, mỗi cuộc vận động lại có đăng ký riêng tạo sự chồng chéo

* Thứ tư: Phải luôn đổi mới các hoạt động về nội dung và hình thức hoạt động của phong trào phù hợp với tâm lý, đối tượng, khả năng tham gia của nữ nhà giáo và người lao động.

* Thứ năm: coi trọng sơ kết, tổng kết các phong trào động viên quan tâm kịp thời, phần thưởng có thể rất nhỏ nhưng có tính động viên khuyến khích rất lớn.

Ví dụ: Chị em tham gia đạt kết quả tốt về GVG, TDTT, VHVN,… là công đoàn có phát thưởng.

- Khi chị em có thành tích cấp trên khen thưởng hoặc thành tích tiêu biểu trong đơn vị công đoàn tổ chức tuyên dương trước tập thể.

Đối với CĐ nhà trường chúng tôi thường xuyên qua tâm động viên tới chị em như: nhân dịp 8/3; 20/10; 20/11; ngày lễ tết cổ truyền, động viên phát thưởng cho con đoàn viên công đoàn đạt thành tích trong học tập. Quan tâm tới con đoàn viên công đoàn nhân dịp trung thu. Một hoạt động đổi mới để thúc đẩy thực hiện phong trào này là công đoàn đã quan tâm động viên thăm hỏi tới các gia đình chính sách trong đơn vị nhân ngày 27/7 hằng năm và động viên tặng quà cho bố mẹ đoàn viên công đoàn cao tuổi nhân ngày 1/10 hằng năm. Quan tâm tới hoàn cảnh chị em gặp khó khăn đột xuất về gia đình cũng như bản thân. Vận động chị em giúp đỡ lẫn nhau,…Chính vì thế chị em đến trường đều vui vẻ, phấn khởi có động lực để phấn đấu thực hiện tốt các phong trào đề ra.

Hiện nay, trong đơn vị cũng có nhiều thuận lợi như đội ngũ CNVCLĐ được trẻ hóa, trình độ CMNV đạt 100% chuẩn và trên chuẩn. Điều kiện CSVC của nhà trường khang trang đầy đủ phục vụ tốt cho các HĐ. Môi trường xanh, sạch, đẹp. Những năm gần đây đơn vị luôn đạt chỉ tiêu đề ra về phong trào “GVN - ĐVN”, năm 2016 đơn vị được tặng bằng khen của LĐLĐ tỉnh về chuyên đề “GVN - ĐVN”.

Với một số giải pháp thực hiện tốt phong trào “GVN - ĐVN” mà tôi vừa nêu, rất mong các đ/c đóng góp các ý kiến để đơn vị tôi học tập, tự hoàn thiện hơn nữa góp phần đạt được mục tiêu mà đại hội đề ra

Trước khi dừng lời một lần nữa tôi xin kính chúc các vị đại biểu khách quí, các đ/c mạnh khỏe, chúc đại hội thành công rực rỡ. Xin trân trọng cám ơn.

-------------

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu dành cho giáo viên mà VnDoc.com đã sưu tầm được.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ không những làm tròn trách nhiệm là người vợ, người mẹ trong gia đình, mà còn tham gia gánh vác công việc xã hội. Đối với nữ nhà giáo, các cô vừa làm nhiệm vụ trồng người, vừa vun đắp hạnh phúc gia đình. Những nữ nhà giáo mà chúng tôi giới thiệu dưới đây là các trường hợp cụ thể trong phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục được cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân trong huyện làm theo bằng nhiều việc làm cụ thể. Với cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục, việc  học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác không phải là phải làm những gì thật cao siêu, to tát, mà ngay từ từng giờ lên lớp, hay những công việc bình thường và trong cuộc sống giản dị đời thường biết bố trí sắp xếp và hoàn thành cả việc xã hội và công việc nhà. Gương chị Vũ Thị Hòa, Chủ tịch công đoàn Phòng Giáo dục huyện Kim Sơn, Trưởng ban nữ công CĐ ngành Giáo dục huyện Kim Sơn là một điển hình. Với thành tích 19 năm đạt danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, cùng  với thành tích 04 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh Ninh Bình, của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên tại xã Như Hòa - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình, năm 1992 học xong THPT, chị Vũ Thị Hòa công tác tại địa phương rồi xây dựng gia đình. Năm 2000 tốt nghiệp Trung cấp sư phạm mầm non, năm 2004 tốt nghiệp ĐHSP mầm non và đặc biệt tháng 12/2016 chị đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại Học viện quản lý giáo dục. Chặng đường 21 năm công tác trong ngành giáo dục chị Hòa có 9 năm làm giáo viên tại trường Mầm non Như Hòa, 6 năm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Hải và từ năm 2010 đến nay, chị là Chuyên viên, Chủ tịch công đoàn Phòng Giáo dục huyện Kim Sơn, Trưởng ban nữ công công đoàn ngành Giáo dục huyện Kim Sơn. Với lòng yêu nghề mến trẻ, cộng với tinh thần ham học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước, tháng 5 năm 2003 chị đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Với đức tính giản dị, ham học hỏi, chị Vũ Thị Hòa không tự bằng lòng với những gì mình đã đạt được, luôn cố gắng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức người giáo viên nhân dân, không ngừng học tập, trao đổi kiếm thức với đồng nghiệp, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chị luôn đầu tư học tập, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo trong cơ quan, Ban Thường vụ công đoàn về chương trình hoạt động của bậc học, của công đoàn cơ quan và ban nữ công công đoàn ngành, sau khi được phê duyệt đã chủ động sắp xếp thời gian, xây dựng kế hoạch, để triển khai thực hiện theo từng nội dung cụ thể của ngành, luôn đổi mới phương pháp quản lý và chỉ đạo; tổ chức sinh hoạt theo tuần, theo tháng và theo quý… linh hoạt, chú trọng đổi mới phương pháp chỉ đạo các trường mầm non trong toàn Huyện thực hiện theo đúng kế hoạch, nhiệm vụ của cấp trên giao; nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục của bậc học mầm non, hoạt động công đoàn của cơ quan và ban nữ công công đoàn ngành giáo dục cả về số lượng, chất lượng. Chị luôn động viên anh em cán bộ trong cơ quan tích cực nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ; phân công công tác, giao việc cụ thể, hợp lý cho từng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của mình; tích cực tham gia xây dựng và ban hành quy chế cơ quan, thực hiện xếp loại hàng quý, duy trì chế độ sinh hoạt cơ quan dân chủ, thông báo kế hoạch chuyên môn tuần, tháng, quý và cả năm để cán bộ chủ động thực hiện nhiệm vụ. Tạo điều kiện thuận lợi, chia sẻ và gánh vác công việc để cán bộ trong cơ quan đi học nâng cao trình độ, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quản lý cơ sở vật chất của cơ quan chặt chẽ, phát huy được hiệu quả; xây dựng cơ quan xanh- sạch - đẹp, an toàn được công nhận là cơ quan văn hóa.

Không chỉ giỏi việc trường, tích cực tham gia công tác xã hội, chị Vũ Thị Hòa còn là một nàng dâu hiếu thảo, người vợ hiền, người mẹ mẫu mực trong gia đình; Chồng chị là cán bộ công chức tại địa phương, anh chị có 2 cháu, cháu trai lớn đã tốt nghiệp Đại học Điện lực loại khá và đã đi làm, cháu gái bé đang là sinh viên Đại học Lao động xã hội năm thứ 3. Xuất thân từ gia đình nông dân, xây dựng gia đình tự lập, sau 23 năm kiến tạo, bằng sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ và kiên trì, các thành viên trong gia đình luôn sống hòa thuận, thương yêu và có trách nhiệm, chị đã xây dựng gia đình hướng tới chuẩn mực: Ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Ngoài giờ hành chính chị luôn dành thời gian cho gia đình, chăm sóc quan tâm bố mẹ hai bên, thu xếp công việc nội trợ để có những bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Với 41 năm tuổi đời,  21 năm tuổi nghề, 19 năm đạt danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, chị Hòa luôn là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.

Ban Nữ công LĐLĐ huyện Kim Sơn

Video liên quan

Chủ Đề