Bài tập xây dựng danh mục đầu tư

Cách xây dựng danh mục đầu tư đơn giản cho người mới bắt đầu

Dưới đây là một số bước cơ bản để thiết lập một danh mục đầu tư đơn giản, dễ hiểu dành cho người mới bắt đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và kiếm tiền trong khi bạn đang ngủ.

Hãy suy nghĩ đơn giản mọi thứ để có tinh thần thoải mái trước nào bạn nhé!

Tạo danh mục đầu tư dễ dàng, mua và [hầu hết] quên nó đi

Hầu hết các nhà đầu tư dằn dặn kinh nghiệm và thông minh họ cố gắng để “thích nghi” với thị trường hơn là “dự đoán” và bắt thị trường phải theo suy nghĩ của họ.

 Và về thời gian dài kết quả đầu tư của họ có xu hướng cải thiện và tốt dần lên rất nhiều.

Hiệu quả đầu tư trong quá khứ không phải là chỉ số để đánh giá hiệu quả đầu tư trong tương lai, nhưng đó là tất cả những gì chúng ta có và trong dài hạn thị trường chứng khoán sẽ mang lại một tỷ suất sinh lợi bình quân 20%-25% mỗi năm đều đặn là một điều quá phi thường rồi.

Tất cả những gì bạn cần làm là chọn theo dõi một vài quỹ đầu tư lớn có tiếng [Vinacapital; Dragon Capital, VCBF…] và cố gắng bắt chước toàn bộ hành vi của họ. Điều đó rất đơn giản, và ai cũng có thể và nên làm.

Okie, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng danh mục đầu tư theo từng bước sau nhé

Bước 0: Mở tài khoản chứng khoán

Đầu tiên bạn cần mở tài khoản chứng khoán để thực sự bắt đầu đầu tư. Nếu đây là tài khoản đầu tư đầu tiên của bạn, có lẽ bạn nên tìm hiểu kỹ các tiêu chí lựa chọn công ty chứng khoán.

Link: Top 3 công ty chứng khoán uy tín hiện nay

Bước một: Phân bổ tài sản của bạn 

Bước 1: Phân bổ tài sản

Khi bạn đã có 1 tài khoản chứng khoán rồi thì bây giờ đã đến lúc bắt đầu suy nghĩ về việc đầu tư vào cái gì.

Thực chất chúng ta có khá nhiều loại hình để bạn đầu tư, tích lũy hay trú ẩn như bất động sản, vàng, đô la, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.

Bạn phải cần đến sự trợ giúp của chuyên viên tư vấn quản lý tài sản để tư vấn bạn chuyên sâu hơn.

Riêng bài này, mình muốn nhắc đến cách phân bổ tài sản trong danh mục nhỏ [thị trường chứng khoán] trong tổng tài sản của bạn.

Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều loại sản phẩm đầu tư khác nhau. Ít nhất, bạn sẽ nên có sự kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu và chứng chỉ quỹ.

Tỷ lệ phân bổ tài sản của bạn vào 3 loại trên sẽ phụ thuộc vào tuổi của bạn, khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu đầu tư. 

Có một công thức mà các chuyên gia hàng đầu về quản lý tài chính cá nhân thường áp dụng và bản thân mình cũng áp dụng khá là hiệu quả.

Công thức như sau:

“ 110 – tuổi của bạn = tỷ lệ phần trăm cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn “

Giả dụ, Bạn có 1 tỷ tiền nhàn rỗi muốn đầu tư chứng khoán

Nếu bạn 30 tuổi, bạn sẽ đặt 80% danh mục đầu tư của mình vào cổ phiếu [110 – 30 = 80] tức 800 triệu và 20% còn lại [tức 200 triệu còn lại ] vào trái phiếu có rủi ro thấp hơn hoặc chứng chỉ quỹ.

Tuy nhiên, nếu bạn là thuộc tuýp thích an toàn hơn thì bạn có thể muốn đặt 30% vào trái phiếu. Tùy bạn, nhưng đây là công thức cơ bản cho điểm khởi đầu tốt.

Khi bạn già đi, bạn nên điều chỉnh phân bổ tài sản của mình cho phù hợp. Nếu bạn tuân theo quy tắc 110 ở trên, bạn sẽ muốn mua nhiều trái phiếu hơn khi bạn 40 tuổi để bạn có 30% trái phiếu thay vì 20% cho cùng một danh mục đầu tư

… có nghĩa khi bạn càng đến già hơn thì danh mục của bạn càng ít biến động hơn vì ở độ tuổi đó chúng ta sẽ khó có thể bắt đầu lại sự nghiệp hay một công việc mới nếu như danh mục đầu tư chúng ta quá nhiều cổ phiếu và đang ở giai đoạn thị trường suy thoái.

Như vậy là quá rủi ro cho bạn, nên càng trẻ chúng ta chấp nhận độ rủi ro cao hơn so với lúc về già.

Bước hai: Danh mục đầu tư gồm quỹ chỉ số

Bước 2: Phân bổ danh mục đầu tư quỹ chỉ số

Vậy quỹ chỉ số là gì?

Hiểu một cách đơn giản, quỹ chỉ số chính là đại diện một tập hợp các cổ phiếu hoặc trái phiếu khác nhau.

Ví dụ: Dow Jones là chỉ số của 30 công ty công nghiệp hàng đầu nước Mỹ

Thực chất, “đầu tư theo chỉ số” là chiến lược xây dựng danh mục đầu tư bám sát theo một chỉ số thị trường làm chuẩn.

Quỹ chỉ số mang tính thụ động cao hơn vì :không cần sự theo dõi, giám sát của con người để xác định các khoản đầu tư mua và bán mà chỉ thường có 1 bộ quy chuẩn mua nắm giữ tự động hóa. 

Bởi vậy nên nó phù hợp với: 

  • Nhà đầu tư dài hạn, có mức độ chấp nhận rủi ro thấp
  • Người mới tham gia thị trường còn thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư
  • Người không có thời gian để theo dõi sát các diễn biến thị trường. 

 Ưu điểm của quỹ chỉ số: 

  • Hạn chế được khá nhiều rủi ro khi “bỏ trứng vào nhiều giỏ” 
  • Dễ áp dụng và chi phí thấp khi chỉ cần theo dõi các thông tin vĩ mô để dự đoán xu hướng thị trường trong dài hạn mà không cần phải mất công sức và thời gian phân tích cơ bản hay kỹ thuật từng cổ phiếu riêng lẻ trong ngắn hạn.

Thực chất nếu bạn mua bán cổ phiếu riêng lẻ có thể tăng giá hoặc giảm giá, nhưng các chỉ số luôn có xu hướng tăng theo thời gian.

Một số quỹ chỉ số có hiệu suất sinh lời cao trong những năm qua mà bạn có thể tham khảo như:

Nguồn: Cafef.vn

Bước ba: Đóng góp thường xuyên và tái cân bằng hàng năm

Bước 3: Đóng góp thường xuyên và tái cân bằng hàng năm

Sau khi bạn đã hoàn thành việc phân bổ tài sản và chọn lựa được những Quỹ đầu tư tốt, danh mục cổ phiếu tiềm năng dài hạn. 

Bây giờ, bạn sẽ phải thiết lập một khoản tiền gửi định kỳ,có thể là tiền lương hàng tháng của bạn

“Hãy trả lương cho mình trước” là câu nói đúng nhất trong phần này mình muốn chia sẻ cho các bạn.

 Khi chúng ta nhận lương về chúng ta thường hay ưu tiên trả nợ rồi sau đó phát sinh nhiều nhu cầu mua sắm, rồi nếu có dư thì mới đầu tư.

Mình đang làm ngược đó các bạn, hãy trả lương trước cho mình – để tiền làm việc cho mình. Vì vậy với quỹ định kỳ hàng tháng bạn sẽ luôn tiết kiệm được một chút tiền trong tài khoản đầu tư của mình.

 Điều này sẽ giúp tiền của bạn tăng trưởng theo thời gian. Hãy xem khoản tiết kiệm và đầu tư của bạn như một món hàng mà mỗi tháng bạn luôn khao khát có lương sẽ mua nó liền và bạn sẽ không bao giờ bị chi tiêu quá mức với cách làm này.

Một khi bạn đã hoàn thành xong, hãy quên nó đi.

Nghiêm túc nhé. Đừng kiểm tra nó vài ngày một lần, đừng ám ảnh về việc thị trường tăng hay giảm, đừng làm bất cứ điều gì mà bạn nhớ, bạn đang ở đây trong một thời gian dài, và thị trường giảm và đỉnh không quan trọng như xu hướng chung qua nhiều năm.

Tuy nhiên, bạn sẽ luôn kiểm tra danh mục đầu tư của mình mỗi quý hoặc lâu hơn và cân bằng lại. Điều đó nghĩa là gì? Giả sử bạn đã đầu tư vào 30% trái phiếu, 50% cổ phiếu và 20% chứng chỉ quỹ , như vậy:

Danh mục đầu tư thời điểm thị trường cổ phiếu thuận lợi

Và, ví dụ, giả sử rằng thị trường cổ phiếu đang vào giai đoạn khó khăn, lúc này bạn cần thận trọng bản vệ tài sản mình có nên bạn sẽ giảm tỷ trong các cổ phiếu so với trái phiếu thì bạn có thể thay đổi tỷ trọng danh mục như sau:

Danh mục đầu tư thời điểm nền kinh tế và thị trường cổ phiếu khó khăn

Tỷ trọng trong chứng chỉ quỹ theo mình bạn vẫn duy trì ở mức 20% danh mục và không cần thay đổi khi có sự biến động thị trường vì tỷ trọng khá nhỏ.

Bạn có thể và nên cân bằng lại danh mục đầu tư của mình ở 2 loại là cổ phiếu và trái phiếu để phù hợp sự thay đổi của thị trường. 

Cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo bạn thực hiện đúng việc phân bổ tài sản và tuân thủ đúng các quy tắc đầu tư.

Một cách thay thế đơn giản hơn nhiều cho tất cả những điều trên: Quỹ hỗ tương [Mutual Fund]

Nếu tất cả điều đó có vẻ hơi phức tạp, có một giải pháp đơn giản hơn: Đầu tư tất cả tiền của bạn vào một quỹ đầu tư.

Quỹ hỗ tương là gì?

Mutual Funds [quỹ tương hỗ]

Quỹ hỗ tương [mutual fund]: phát hành chứng chỉ quỹ [ là cổ phiếu của chính Quỹ đó] ra công chúng, sau đó dùng số tiền thu được để cơ cấu danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán. 

Các quỹ đầu tư thực hiện công việc đầu tư giúp bạn bằng cách chia tiền của bạn thành một danh mục [portfolio] cân bằng giữa cổ phiếu, trái phiếu và các khoản giữ khác.

 Sau đó, nó sẽ điều chỉnh danh mục theo thời gian, tái cân bằng thường xuyên và điều chỉnh phân bổ tài sản của nó khi bạn già đi [vì vậy khi bạn già đi, nó sẽ tự động đưa thêm vào trái phiếu cho bạn]. Nghe có vẻ khá ổn đấy chứ nhỉ ^^

Vì mình là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, kiến thức, kinh nghiệm và cả những thông tin doanh nghiệp chắc chắn sẽ ít hơn dân nhà nghề [các quỹ đầu tư]

Chưa kể đến sự chuyên nghiệp và hiểu biết trong việc phân bổ, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với danh mục đầu tư.

Ví dụ như giai đoạn 2016-2018 lúc thị trường uptrend đã rất nhiều quỹ tập trung tổng tài sản vào cổ phiếu và đạt lợi nhuận rất cao trung bình 30%/ năm.

Nhưng vào giai đoạn 2019 đến nay khó khăn hơn thì danh mục các Quỹ thường sẽ phân bổ nhiều hơn vào các trái phiếu có trái tức trung bình 12-14% [gấp 2 lãi ngân hàng].

Và không phải ai cũng đủ điều kiện về vốn và cách tiếp cận các sản phẩm tốt nhất để đầu tư mà buộc bạn phải đầu tư thông qua Quỹ, chỉ cần bạn trả phí quản lý là okie.

Hoặc các quỹ thường sẽ tự thiết kế riêng sản phẩm [chứng chỉ quỹ] đa dạng để bạn lựa chọn .

Đối với những nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc thiết kế danh mục đầu tư, hay vì những lý do như không có thời gian hay kiến thức thì theo mình bạn nên chọn hẳn 1 quỹ đầu tư để quản lý riêng tài khoản cho bạn.

LỜI KHUYÊN

Bạn chỉ việc tìm hiểu thật kỹ toàn bộ sản phẩm của Quỹ đầu tư và cả phí quản lý bạn trả cho họ để ủy thác cho Quỹ quản lý giúp mình.

Vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chỉ cần một chi phí không quá lớn bạn đã có thể “thuê được một đội ngũ những chuyên gia giỏi nhất thị trường làm việc cho bạn rồi”.

Biết là vậy nhưng mình vẫn khuyến khích các bạn vừa đầu tư theo bước chân các quỹ vừa  tự thiết kế danh mục cho riêng mình bởi việc tạo danh mục đầu tư của riêng bạn mang lại cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn và phí thấp hơn.

Tất cả nghe có vẻ phức tạp, nhưng một khi bạn vượt qua được cái chướng ngại ban đầu trong nhận thức “ À cái này nghe khó quá, không biết làm sao ta??” là bạn đã thành công bước đầu rồi…

Và sau đó tuần tự làm theo 3 bước mình hướng dẫn thì bạn sẽ có một danh mục đầu tư đơn giản, dễ hiểu và sẵn sàng để bắt đầu kiếm tiền. 

Đây không phải là chiến lược đầu tư duy nhất hay đặc biệt của Phương, nhưng đây là lời khuyên chân thành mà mình đã kiểm nghiệm ra và nó thật sự hiệu quả cho danh mục đầu tư mới.

Và khi nói đến đầu tư, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngay bây giờ.

TÓM LẠI

Hãy quay ngược lại bài viết và bắt đầu tư bước 0 cho đến cuối cùng, đọc tới đâu hãy dừng và làm tới đấy. Bạn sẽ thấy đó là một điều đơn giản và dễ thực hiện

Mong rằng cách xây dựng mục đầu tư đơn giản mà mình vừa chia sẻ cho bạn sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong quá trình đầu tư chứng khoán. 

Đừng quên like và share bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích với bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề