Bản thân ánh Chí đã thực hiện pháp luật như thế nào

Theo Điều 12, 13, 14, 15 Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 thì trách nhiệm của thanh niên như sau:

1. Trách nhiệm đối với Tổ quốc

- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội

- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

3. Trách nhiệm đối với gia đình

- Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

- Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

4. Trách nhiệm đối với bản thân

- Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

- Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

- Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.

- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Hùng Phi

Vũ Thị Thanh Tú

Thực hiện pháp luật là gì?

Ví dụ thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và quản lý xã hội. Đây cũng là một bài học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về thực hiện pháp luật, ví dụ về thực hiện pháp luật nhé.

Thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể [hành vi có 2 dạng là hành động hoặc không hành động] phải phù hợp với quy định của pháp luật, hành vi ấy là hành vi không trái hoặc không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, tức là được làm những gì pháp luật cho phép.

Thực hiện pháp luật có các hình thức được đề cập bên dưới, những hình thức này được áp dụng đối với từng chủ thể hoặc áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Tuân thủ pháp luật
  • Áp dụng pháp luật

2. Ví dụ thực hiện pháp luật

2.1 Ví dụ thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.

Ví dụ thi hành pháp luật 1:

Luật Giao thông đường bộ [GTĐB] quy định người tham gia giao thông khi điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng cách. Khi điều khiển xe máy A đã tự giác thực hiện việc đội mũ bảo hiểm

Ví dụ về thi hành pháp luật 2:

Luật Hôn nhân gia đình quy định con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, hàng tháng B đều chu cấp số tiền nhất định cho bố mẹ già của mình ở quê và chăm sóc ông bà chu đáo.

2.2 Ví dụ áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Ví dụ 1:

Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp đủ điều kiện

Ví dụ 2:

Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi

2.3 Ví dụ về sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.

Ví dụ 1:

Pháp luật cho phép vợ, chồng được ly hôn khi mục đích hôn nhân không thể thực hiện. Chị A đã thỏa thuận ly hôn với chồng khi người chồng không thực hiện được các nghĩa vụ cơ bản đối với gia đình, mục đích của hôn nhân không được đảm bảo.

Ví dụ 2:

Pháp luật cho phép người dân được bảo đảm về quyền nhân thân, danh dự. Công dân có quyền trình báo cơ quan chức năng khi danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của mình bị xâm phạm.

2.4 Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Ví dụ 1: A không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy

Ví dụ 2: B không kinh doanh, vận chuyển hàng hóa là động vật quý hiếm

Hoa Tiêu đã gửi đến bạn đọc ví dụ về thực hiện pháp luật.

3. Bài tập xác định hình thức thực hiện pháp luật

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về việc xác định hình thức thực hiện pháp luật.

Câu 1: Công dân đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Ap dụng pháp luật.

Chọn đáp án: A vì Công dân có quyền tự do dân chủ trong đó có quyền bầu cử, đây là quyền được quy định trong Hiến pháp của công dân.

Câu 2: Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Ap dụng pháp luật.

Chọn đáp án: B vì tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 3: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Chọn đáp án: B vì pháp luật quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ, do đó, CSGT áp dụng pháp luật để xử phạt những hành vi vi phạm giao thông.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.

C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Chọn đáp án: D vì các hành vi A, B, C là những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Chọn đáp án: C vì áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

4. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó?

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Chủ thể [pháp luật] kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

B. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.

C. Chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.

D. Chủ thể quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Chọn đáp án: C vì thi hành pháp luật được hiểu là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định. Đáp án C là phù hợp nhất, chủ thể làm những điều mà pháp luật cho phép.

Như vậy, thi hành pháp luật được áp dụng chung đối với mọi cá nhân, tổ chức, phải chủ động thực hiện những điều mà pháp luật yêu cầu. Một biện pháp chế tài đối với thi hành pháp luật là biện pháp cưỡng chế, nếu pháp luật có quy định mà cá nhân đó không thực hiện sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Ví dụ: Tòa tuyên bị cáo A phải tháo dỡ nhà cửa vì xây dựng trái phép, tuy nhiên bị cáo A không thực hiện và cố tình gây cản trở cho lực lượng chức năng. Khi đó, các cơ quan chức năng phải xử lý bằng cách chủ động tự tháo dỡ nhà ở khi hết thời hạn cho phép A thực hiện nhưng A không làm.

Hoa Tiêu đã giải thích cho các bạn về việc quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề