Bảng cân đối kế toán công ty kinh đô năm 2024

Phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở tại Tp HCM đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL
  • 2. The Contribution of Small and Medium-Sized Enterprises in the Economic Growth of the Southeast Region of Vietnam
  • 1. The-Affects-of-Capital-Labor-Science-and-Techonology-on-Economic-Growth-of-Daklak-Province-from-2011-2016

Related documents

  • MAU Phieu LAM BAI THU Hoach
  • BÀI TẬP CHƯƠNG 2-LMS - cố gắng học nhé
  • Cau hoi on tap hanh vi khach hang
  • G308NVQHuy DAHP Do An Thu Cung Online
  • Nhom 9 3904 HK Dau 2022 - Môn hệ hỗ trợ ra quyết định
  • 6696 Luong Thuy Hoa 2701

Preview text

2309

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TRONG KINH DOANH

Lớp học phần: 2321101030309

Giảng viên giảng dạy: TS. Tô Anh Thơ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO

GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Hạnh - 2021003210 Phạm Lê Đăng Khoa - 2021003243 Phạm Hà Kiều My - 2021003692 Phan Thị Mỹ Tiên - 2021000443 Lâm Hiếu Vĩ - 2021000479

Tp, tháng 07 năm 2023

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 UBND Uỷ ban nhân dân 3 TP Thành phố 4 VNĐ Việt Nam đồng 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế 7 BVQI Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế độc lập 8 KCN Khu công nghiệp

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.................................. 22

MỤC LỤC

  • DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................
  • DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................
  • DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................
  • MỞ ĐẦU.......................................................................................................................
    • 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................
    • 1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................
    • 1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................
    • 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................
    • 1. Bố cục của đề tài..................................................................................................
  • CHƯƠNG 1:................................................................................................................
  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH............................
    • 1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH...................................
    • 1. MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH............................
    • 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.
    • 1. TÀI LIỆU SỬ DỤNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH...........................................
      • 1.4. Bảng cân đối kế toán................................................................................
      • 1.4. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.........................................................
      • 1.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................................
      • 1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.................................................................
    • 1. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH..................................
    • 1. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH....................................
      • 1.6. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp...............................
      • 1.6. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và chính sách huy động vốn........................
      • 1.6. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.............................................
      • 1.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh.................................................................
      • 1.6. Dự báo nhu cầu tài chính.........................................................................
  • CHƯƠNG 2:................................................................................................................
  • KIDO GIAI ĐOẠN 2021 - 2023................................................................................. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
    • 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO.........

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STTTÊN MSSV

Nội dung/phần công việc được phân công 1 Trần Thị Ngọc Hạnh 2021003210 Đánh giá, đề xuất giải pháp, tổng hợp và chỉnh sửa. 2 Phạm Lê Đăng Khoa 2021003243 Giới thiệu chung về công ty. 3 Phạm Hà Kiều My 2021003692 Phân tích nguồn vốn, hiệu quả hoạt động, công nợ và khả năng sinh lời. 4 Phan Thị Mỹ Tiên 2021000443 Cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính. 5 Lâm Hiếu Vĩ 2021000479 Phân tích khái quát tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán và cơ cấu đầu tư.

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO là doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh nhiều mặt hàng. Công ty đã có đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành hàng thực phẩm nói riêng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với Công ty KIDO là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Xuất phát từ những lý do trên mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020 - 2022” nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của KIDO, qua đó khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty.

2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................

Làm rõ những vấn đề cơ bản về mặt lý thuyết của phân tích tình hình tài chính. Tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu chung về công ty và phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.

CHƯƠNG 1:................................................................................................................

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH............................

1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH...................................

Phân tích tình hình tài chính là quá trình thu thập và xử lý thông tin kinh tế - tài chính của doanh nghiệp bằng các công cụ, các phương pháp phân tích. Thông qua đó, cho phép đánh giá được tình hình tài chính quá khứ và hiện tại, giúp cho các đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định quản lý, kinh doanh phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.

1. MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH............................

Nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.

1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Những phương pháp phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh, Phương pháp đối chiếu, Phương pháp phân tích nhân tố, Phương pháp đồ thị, Phương pháp biểu đồ, Phương pháp toàn tài chính, Phương pháp hồi qui,..ể cả Phương pháp phân tích tình huống giả định. Thực hiện các phương pháp phân tích nêu trên, sau khi thu thập được thông tin, phân tích tài chính có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích như: Phân tích dọc, Phân tích ngang, Phân tích qua hệ số, Phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền,..ể cả kỹ thuật vận dụng lý thuyết trò chơi.

1. TÀI LIỆU SỬ DỤNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH...........................................

1.4. Bảng cân đối kế toán................................................................................

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng trong kế toán doanh nghiệp. Nó cho thấy sự cân đối giữa tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả của công ty tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần chính: phần tài sản và phần nguồn vốn và nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán được thiết kế để đảm bảo rằng tổng giá trị tài sản bằng tổng giá trị nguồn vốn và nợ phải trả. Nếu bảng cân đối không cân đối, điều này có thể chỉ ra sự mắc sai lầm trong ghi chép kế toán hoặc sự mất mát hoặc thiếu sót trong công ty. Bảng cân đối kế toán không chỉ là một báo cáo quan trọng cho việc kiểm soát tài chính của công ty mà còn là một công cụ hữu ích để phân tích tình hình tài chính và đánh giá sức khỏe tài chính của công ty. Nó cung cấp thông tin về cấu trúc tài chính và khả năng trả nợ của công ty.

1.4. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.........................................................

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính cho thấy thu nhập và chi phí của một công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. Bảng này thường được biên soạn theo định dạng dựa trên nguyên tắc kế toán thông thường và phản ánh lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty trong một giai đoạn. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thông thường bao gồm các mục sau: Doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và quản lý, lợi nhuận hoạt động, chi phí tài chính, lợi nhuận trước thuế, chi phí thuế và lợi nhuận sau thuế. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất kinh doanh của công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó giúp người quản lý và các bên liên quan đánh giá khả năng sinh lời và tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh đó, bảng kết quả hoạt động kinh doanh cũng cung cấp dữ liệu cho các báo cáo tài chính khác như báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tài chính tổng hợp.

1.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................................

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính quan trọng mô tả các luồng tiền mặt của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này theo dõi và báo cáo các hoạt động liên quan đến tiền mặt như thu nhập tiền, chi tiền và thay đổi

trong dòng tiền mặt của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được chia thành ba phần chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Cuối cùng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp tổng số tiền mặt tăng giảm trong khoảng thời gian và sự ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau đến dòng tiền mặt của công ty. Nó cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng công ty tạo ra tiền mặt, chi tiêu và quản lý nguồn tiền mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ quan trọng để theo dõi tình hình tài chính của công ty, đánh giá khả năng thanh toán nợ và dự đoán luồng tiền trong tương lai. Nó cũng giúp các nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan khác đánh giá hiệu suất tài chính và khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh.

1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.................................................................

Thuyết minh báo cáo tài chính một phần quan trọng trong báo cáo tài chính của một công ty. Nó bổ sung thông tin và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính, giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích và bổ sung thông tin trong báo cáo tài chính. Nó giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các phương pháp kế toán, rủi ro, sự kiện sau ngày báo cáo, các bên liên quan và các sự kiện không bình thường có thể ảnh hưởng đến tài chính công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cái nhìn tổng quan và đáng tin cậy về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của một công ty.

1. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH..................................

Để phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, chất lượng cho những người sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính phải được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán trong doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính thường gồm 5 bước bao gồm: Xác định mục tiêu phân tích, xác định nội dung cần phân tích; thu thập dữ liệu phân tích, Xử lí dữ liệu phân tích và tổng hợp kết quả phân tích.

Bước 5: Tổng hợp kết qủa phân tích Đây là bước kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính. Trong bước này, nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng sử dụng. Các hạn chế của kết quả phân tích cũng cần được công bố trong báo cáo.

  1. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.6. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp “Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu phù hợp với hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai cũng như đề ra các quyết sách phù hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm nhận định sơ bộ thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. Qua đó các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay.... Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất về thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp như: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính trên các mặt chủ yếu của hoạt động tài chính cũng mang tính tổng hợp, đặc trưng. Do vậy để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng các chỉ tiêu cơ bản như: Biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và biến động của dòng tiền.
1.6. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và chính sách huy động vốn........................

Công việc tạo lập, tìm kiếm và tổ chức huy động vốn để tiến hành kinh doanh là trách nhiệm của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp có thể được huy động từ hai nguồn chính: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Từ phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu huy động vốn, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên liên quan [người cho vay, nhà cung cấp, người lao động,...] nắm được số tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn khau nhau và mức độ độc lập tài chính cùng xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành so sánh các chỉ tiêu phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán để đánh giá sự biến động quy mô nguồn vốn, và so sánh tỷ trọng từng nguồn vốn để đánh giá sự biến động cơ cấu nguồn vốn. Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời kỳ của doanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng loại nguồn vốn. Mặt khác, cũng cần liên hệ trị số của các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác tương đương. Doanh nghiệp cần phải có các giải pháp thích hợp để xây dựng và duy trì cơ cầu nguồn vốn hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn được xem là tối ưu là cơ cấu nguồn vốn với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn.

1.6. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.............................................

Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua mua [tiền bán hàng hóa, dịch vụ,...], người bán [tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ,...]. Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với ngân sách, với đơn vị nội bộ khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình công nợ, các nhà phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét. Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các

CHƯƠNG 2:................................................................................................................

KIDO GIAI ĐOẠN 2021 - 2023................................................................................. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

ĐOÀN KIDO GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO.........

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cấp và Giấy phép kinh doanh số 048307 Trọng tài kinh tế TP Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Trong những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là cơ sở nhỏ với vốn đầu tư là 1,4 tỷ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên, chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh Snack [thị trường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan]. Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật Bản trị giá trên 750 USD. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô phù hợp nhu cầu thị trường, mùi vị đặc trưng, hợp khẩu vị với người tiêu dùng trong nước đã trở thành một bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Kinh Đô sau này. Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tpồ Chí Minh với diện tích 14, trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại được nhập khẩu từ Đan Mạch trị giá 5 triệu USD sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, vệ sinh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Công ty cũng tạo công ăn việc làm cho trên 500 lao động. Năm 1997 – 1998, Công ty nhập dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. Và đến cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800 USD. Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng trong

nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tổng số lao động lên đến 900 người, vốn điều lệ tăng lên 31 tỷ đồng. Năm 1999, Công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại Quận 1 , đánh dấu bước phát triển mới của Kinh Đô sang lĩnh vực kinh doanh khác ngoài ngành bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho chuỗi hệ thống cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. Năm 2000, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60, trong đó diện tích nhà xưởng chiếm 40. Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực lúc bấy giờ. Công ty bắt đầu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28, tổng vốn đầu tư là 30 tỷ VNĐ. Năm 2001, Đây là năm được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Bên cạnh đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trong nước. Giữa năm 2001, Kinh Đô đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Và cũng trong năm 2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Năm 2002, Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô việc vốn điều lệ được nâng lên 150 tỷ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu. Năm 2003, Kinh Đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s Việt nam từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty Cổ phần KIDO. Đây là một sự kiện lớn trong lĩnh vực kinh doanh của khu vực Đông Nam Á, khi một Công ty tư nhân Việt Nam mua lại một

Chủ Đề