Bao lâu giặt cọ trang điểm

Với những người thường xuyên trang điểm, bộ cọ là những dụng cụ không thể thiếu để có được lớp make up hoàn hảo. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến cọ nhanh hỏng hoặc không được làm sạch kỹ. Cùng tìm hiểu cách giặt cọ trang điểm cực sạch trong bài viết dưới đây nhé. 

Hậu quả khi không vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên

Cọ trang điểm sau một thời gian sử dụng sẽ là nơi chú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Nếu bạn chỉ vệ sinh qua loa hoặc không rửa thường xuyên mà sử dụng tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến vi khuẩn càng ngày càng tích tụ nhiều hơn và tồn đọng các lớp phấn trang điểm cũ. Điều này sẽ khiến làn da bị mẩn ngứa, make up không ăn phấn, thậm chí mụn nhọt. 

Bên cạnh đó, cọ bẩn sẽ giảm tuổi thọ nhanh chóng và giảm đi tính hiệu quả của mỹ phẩm. Sau một thời gian, lớp phấn sẽ đọng lại trên cọ dẫn đến lớp trang điểm khi make up trở nên sần sùi, bám không đều trên da. 

Bao lâu thì giặt cọ trang điểm một lần ?

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Nên vệ sinh cọ với tần suất như thế để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm. Theo các beauty blogger, tùy theo cường độ make up của bạn có thường xuyên hay không tương ứng với số lần giặt cọ. Với loại cọ nền, mút, cọ phủ phấn, cọ má hồng,.. có kích thước to thì giặt 1 lần/ tuần là đủ. Còn với những loại cọ nhỏ như cọ phấn mắt, cọ đánh kem che khuyết điểm thì bạn có thể giặt từ 2 – 3 lần/ tuần. 

Cách vệ sinh cọ trang điểm

Vệ sinh mút đánh nền 

Bước 1: Nhúng bông mút vào phần nước ấm một lúc để lông mút thấm đủ nước toàn bộ các phần từ trong ra ngoài. 

Bước 2: Sử dụng dung dịch rửa cọ chuyên dụng hoặc sữa rửa mặt nhỏ vài giọt xuống phần bông đã được làm ướt trước đó. Dùng bàn tay nắm liên tục, bóp trong vòng từ 5 đến 10 giây.

Bước 3: Rửa mút dưới vòi nước sạch, bóp đến khi bạn cảm thấy miếng mút hết xà phòng, phần nước chảy xuống màu trong không bị bám bởi phấn. 

Bước 4: Dùng tay vắt chặt thật khô bông mút, thấm trên bề mặt khăn sạch đợi đến khi mút khô tự nhiên. 

Hãy thực hiện các thao tác rửa mút này đều đặn mỗi tuần 1 lần để mút sạch sẽ, không bám phấn và bám vi khuẩn, đem đến sự an toàn cho làn da. 

Cách giặt cọ trang điểm tại nhà

Bước 1: Nhúng đầu cọ vào cốc nước và ngoáy đều nhẹ nhàng để nước thấm hết phần lông cọ và tan một số mảng bám bên ngoài. Chỉ nên cho nước tiếp xúc với phần đầu cọ, hạn chế tiếp xúc phần đầu nhôm trở xuống một cách tối đa để đảm bảo độ bền của cọ, tránh bong lớp keo khiến lông bị rụng. 

Bước 2: Đổ nước cũ ra, cho tất cả cọ vào ly và đổ dung dịch vệ sinh cọ chuyên dụng vào trong ly, thêm nước ấm và giấm để tăng độ làm sạch. Lý do thêm giấm vào rửa cọ bởi vì giấm có tác dụng chống khuẩn tự nhiên rất tốt. 

Bước 3: Sau khi đã trộn tỷ lệ 2 phần nước ấm cùng 1 phần giấm và vài giọt dung dịch vệ sinh dụng cụ trang điểm thì tiếp theo hãy ngâm chúng trong 20 phút để loại bỏ các tạp phấn và vi khuẩn bám trên các sợi lông cọ. 

Bước 4: Rửa sạch từng cây cọ dưới vòi nước. Hãy đặt những chiếc cọ đã giặt nên mặt phẳng có khăn giấy đợi đến khi khô tự nhiên là có thể sử dụng được. 

Hãy vệ sinh cọ từ 2 – 3 lần / tuần để giúp làn da tránh bị nhiễm khuẩn và tăng độ bền cho cọ nhé. 

Hy vọng với những chia sẻ về cách giặt cọ trang điểm sẽ giúp bạn trang bị cho mình thêm những kiến thức bổ ích về làm đẹp. Chăm sóc cọ cũng chính là đang chăm sóc làn da của chúng ta. 
 

Xem thêm:

>>>  Giới thiệu về cây chuỗi ngọc

>>>  Ứng dụng của đá hoa cương trong thiết kế nội thất chung cư

Sau một thời gian sử dụng, lông cọ trang điểm có thể bị cứng do bụi phấn bám vào, kết hợp cùng môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn nên vệ sinh đầu cọ thường xuyên giúp phần lông được mềm mại, không gây tổn thương và kích ứng da trong quá trình trang điểm.

Da bị kích ứng nếu sử dụng cọ trang điểm bẩn

Tránh sự phát triển của vi khuẩn

Khi dùng cọ trang điểm, bạn sẽ đánh cọ từ sản phẩm lên da và ngược lại. Việc này không chỉ gây hại cho da mà còn không tốt cho các loại sản phẩm vì lớp kem nền, kem lót hoặc kem che khuyết điểm trên da thường ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. 

Bụi bẩn và cặn phấn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Giảm nổi mụn và tắc nghẽn lỗ chân lông

Cọ trang điểm sau khi dùng có thể bám bụi và cặn phấn, nếu bạn sử dụng nhiều lần nhưng không vệ sinh thì các lớp bụi sẽ theo mỹ phẩm bám lên da. Các lớp bụi bẩn này không chỉ gây kích ứng mà còn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng mụn ẩn và mụn viêm khó chữa.

Cọ trang điểm bẩn có thể gây mụn và tắc nghẽn lỗ chân lông

Bảo quản cọ được lâu hơn

Cọ trang điểm sẽ bảo quản được lâu hơn nếu bạn vệ sinh chúng định kỳ. Vì khi phần đầu cọ và lông cọ bị cứng do bám bụi quá nhiều, bạn sẽ không thể phục hồi hoàn toàn sự mềm mại của chúng như ban đầu, lớp trang điểm sẽ không đẹp và bạn sẽ cần thay cọ mới.

Vệ sinh cọ thường xuyên giúp bạn sử dụng được lâu hơn

Tăng hiệu quả make up

Phần lông cọ bị cứng là một trong những nguyên nhân làm cho lớp phấn và kem nền trên da dễ bị kéo sợi và không mềm mại. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm da bạn bị trầy xước khi vô tình va chạm với da. Do đó, bạn nên vệ sinh định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy phần đầu cọ bị bẩn và bết dính nhé!

Lông cọ mềm mại giúp lớp make up trông hài hòa hơn

2Bao lâu nên vệ sinh cọ trang điểm một lần?

Tùy vào loại cọ và tần suất sử dụng mà bạn sẽ cân nhắc chu kỳ vệ sinh cọ trang điểm. Đối với những loại cọ lớn dùng để đánh phấn, kem nền hoặc kem che khuyết điểm, bạn nên vệ sinh 1 lần/tuần. Những loại cọ trang điểm nhỏ hơn như cọ phấn mắt, má hồng và vẽ môi, bạn có thể vệ sinh mỗi 2 - 3 ngày/lần để các nét vẽ được sắc sảo hơn.

3Các bước làm sạch cọ trang điểm

Bước 1: Làm ướt cọ trang điểm với nước

Bạn có thể vệ sinh lông cọ trang điểm dưới vòi nước thường hoặc nước ấm. Tránh để nước dính lên tay cầm gây bong keo và rụng lông cọ.

Bước 2: Đổ dung dịch làm sạch cọ trang điểm ra tay hoặc vào một chiếc hộp nhỏ

Bạn đổ một lượng vừa đủ nước rửa cọ ra lòng bàn tay hoặc đựng bằng một chiếc hộp nhỏ [nếu da bạn dễ kích ứng]. Sau đó, bạn xoáy cọ theo vòng tròn trong dung dịch cho đến khi thấy bọt bong bóng li ti.

Bước 3: Xả lông cọ với nước

Sau khi lấy hết bụi bẩn và cặn phấn với dung dịch làm sạch, bạn rửa lại lông cọ với nước đến khi nước trong thì dừng. Lưu ý không để nước thấm vào phần thân cọ.

Bước 4: Loại bỏ lượng nước thừa và định hình phần đầu cọ

Bạn dùng ngón tay vắt nhẹ nhàng lông cọ để loại bỏ phần nước thừa và định hình lại dáng đầu cọ ban đầu. Lưu ý không nên vuốt mạnh tay gây rụng lông cọ, dẫn đến hư hỏng.

Bước 5: Để cọ khô tự nhiên 

Bạn có thể đặt cọ lên khăn giấy hoặc khăn lông qua một đêm để cọ khô tự nhiên. Bạn không nên can thiệp bằng máy sấy tóc hoặc quạt vì có thể gây ảnh hưởng đến chất liệu lông cọ và hình dáng đầu cọ. 

Trên đây là bài viết hướng dẫn làm sạch cọ trang điểm đúng cách tại nhà. Các bạn có thể lưu lại và hãy nhớ vệ sinh cọ thường xuyên để tránh gây tắc nghẽn lỗ chân lông nhé!

Video liên quan

Chủ Đề