Bao lâu truoc khi bị kinh ngực căng

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì các bạn gái có thể thấy một số dấu hiệu sắp có kinh, dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ, dấu hiệu có kinh trước 1 tuần, những dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt sắp có để có thể chuẩn bị tâm lý hơn cho mấy ngày này.

Chu kỳ kinh nguyệt là một cơ chế sinh lý tự nhiên của các bà, các mẹ, các chị em gái. Phái nữ là những người có vai trò cực kỳ quan trọng bởi khi có kinh nguyệt thì mới có khả năng sinh sản, có thiên chức làm mẹ. Để xác định xem mình đã chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hay chưa, các bạn gái có thể nhận biết các dấu hiệu có kinh nguyệt qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết nhất

Khó chịu ở vùng bụng

Đau bụng, cảm giác khó chịu ở vùng bụng, đặc biệt là ở khu bụng dưới là một biểu hiện điển hình báo hiệu chị em sắp có kinh nguyệt. Không phải chị em nào cũng gặp phải biểu hiện này, một số chị em còn bị đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sinh hoạt.

Triệu chứng đau bụng, khó chịu, vùng bụng dưới đau âm ỉ, đặc biệt là đau dữ dội thường xuất hiện từ trước khi có kinh 1 – 2 ngày gây ra không ít phiền toái đến các bạn gái. Nguyên nhân khiến chị em có biểu hiện khó chịu tại bụng là do chị em đang thiếu hụt axit béo omega 3 – chất ức chế các hormone sinh dục nữ mà loại hormone này lại chính là thủ phạm gây kích thích, co bóp cổ tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.

10 Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội có ưu đãi kiểm tra mang thai

Một số dịch vụ tư vấn sức khỏe phụ khoa miễn phí với bác sĩ

Dịch tiết âm đạo bất thường

Khi sắp đến ngày có kinh nguyệt, âm đạo của chị em sẽ tiết ra nhiều khí hư do chất nhầy tử cung tăng lên khiến vùng kín luôn trạng thái ẩm ướt rất khó chịu. Đừng lo lắng nhé, đây chỉ là một biểu hiện hoàn toàn bình thường.

Nhưng nếu nhận thấy lượng khí hư có biểu hiện bất thường như có màu vàng, xanh, xám kèm mùi hôi khó chịu, vùng kín ngứa ngáy thì chị em nên đi khám phụ khoa ngay nhé, bởi rất có thể đây lại là biểu hiện cảnh báo bệnh phụ khoa nào đó.

Tâm trạng thất thường

Một trong những dấu hiệu có kinh nguyệt mà các bạn gái, các chị có thể dễ dàng nhận biết đó là tâm trạng thất thường được biểu hiện như dễ cáu giận, bực bội, nhanh vui nhanh buồn, mau nước mắt…

Vào những ngày ngày, lượng hormone trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi nên khiến tâm trạng và cảm xúc của chị em cũng thay đổi theo. Các anh nhớ cẩn thận vào những ngày này để tránh gặp phải sự cố ngoài lề nhé.

Căng tức ngực

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần – 2 tuần trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, chị em thường nhận thấy kích cỡ núi đôi to hơn bình thường, sưng và có cảm giác căng tức. Đây là một trong những dấu hiệu có kinh nguyệt ở chị em, chị em không cần quá lo lắng.

Hãy mặc những chiếc áo ngực rộng rãi để nâng đỡ bộ phận nhạy cảm này nhé, cần nhớ vận động nhẹ nhàng bằng những bài thể dục, bài tập phù hợp. Ngoài ra, chị em cũng có thể thực hiện massage ngực nhẹ nhàng khi tắm để làm giảm cảm giác đau tức ở vùng ngực trước kỳ kinh nguyệt.

Đau mỏi lưng

Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ tiết ra một lượng lớn hormone prostaglandin – là nguyên nhân gây ra tình trạng co cơ tử cung, làm tăng áp lực buồng ối khiến chị em bị đau mỏi tại lưng.

Mất ngủ

Khi chuẩn bị bước vào chu kỳ kinh, chị em thường rơi vào tình trạng mất ngủ do cơ thể thiếu chất trytophan, đây là một chất có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp chất ngủ sâu hơn, ngon hơn. Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể bổ sung một số loại thực phẩm chứa nhiều trytophan như thịt bò, thịt gà tây, hồ đào…

Các vấn đề ở đường tiêu hóa

Chị em gái dễ gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, cảm giác thèm ăn tăng lên nhiều hơn so với những ngày bình thường, ở một số trường hợp khác còn có cảm giác buồn nôn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có xu hướng gây ra những kích thích nào đó tới đường ruột.

Mụn xuất hiện trên da

Mụn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, cũng có thể là một dấu hiệu có kinh nguyệt ở nữ giới. Vào thời gian này, làn da của chị em thường tiết ra nhiều dầu nhờn và xuất hiện nhiều mụn hơn do nội tiết tố rối loạn. Để bảo vệ cho nhan sắc, chị em cần chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống và không tự ý nặn, gãi hay sờ lên mụn nhé bởi sẽ dễ gây viêm nhiễm và để lại những vết thâm xấu xí trên khuôn mặt. Chỉ nên rửa mạch nhẹ nhàng bằng nước sạch thôi.

Để cơ thể và tinh thần thoải mái hơn trong những ngày hành kinh cũng như giảm bớt được các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt gây ra thì chị em cần xây dựng lối sống khoa học, vận động nhẹ nhàng, ăn uống hợp lý.

Lời khuyên dành cho bạn

Chú ý: Khi nhận thấy trong chu kỳ kinh nguyệt có các biểu hiện bất thường sau thì chị em cần đi thăm khám ngay:

  • Chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường, kéo dài trên 7 ngày, có khi kéo dài cả tháng.
  • Lượng máu kinh thoát ra ngoài với số lượng lớn, kèm theo các cục máu đông.
  • Đau bụng kinh dữ dội kéo dài không có biểu hiện thuyên giảm.
  • Chậm kinh 3 tháng hoặc lâu hơn.

Những dấu hiệu có kinh nguyệt báo trước trên đây hy vọng sẽ giúp chị em phụ nữ biết cách chăm sóc cơ thể để giúp thoải mải hơn trong những ngày bức bối, khó chịu này. Hãy nhớ vệ sinh, giữ gìn vùng kín sạch sẽ, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhé.

Khi có thai, sự thay đổi hormone khiến cơ thể có những thay đổi. Nhiều mẹ bầu cho rằng, họ thường cảm thấy đau ngực khi có thai. Ngực đau như thế nào là có thai, sự khác biệt với đau khi kỳ kinh sắp đến không? Hãy tìm hiểu ngay thông tin sau đây.

1. Ngực đau khi mang thai do đâu?

– Khi mang thai, các mô xung quanh đầu ngực dày đặc và sần hơn khiến ngực cảm thấy đau, căng tức, các vùng gai gạo xung quanh đầu ngực rõ và sắc tố da thâm, đậm hơn.
– Đau ngực khi mang thai xuất hiện do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là progesterone và estrogen. Khi đó lưu lượng máu lên ngực cũng bị ảnh hưởng, gây tình trạng căng tức.
– Ở tháng thứ 6 thai kỳ, đau ngực căng tức ngực còn là do cơ thể bắt đầu sản xuất sữa non, mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ.

Ngực đau như thế nào là có thai, sự khác biệt với đau khi kỳ kinh sắp đến có không?

2. Ngực đau như thế nào là có thai?

Biểu hiện đau ngực khi mang thai không khác biệt gì so với khi đau ngực kỳ kinh nguyệt. Làm thế nào để phân biệt 2 triệu chứng này?
Tình trạng đau tức ngực khi mang thai xuất hiện ngay từ ngày thứ 2- ngày thứ 3 sau khi thụ thai. Sự thay đổi hormone không có thể khiến ngực không chỉ đau mà còn ngứa, nóng ran.

– Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.

– Gai gạo quanh đầu ngực nổi rõ hơn.

– Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sậm màu.

– Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng…

– Trong khi đau ngực tiền kinh nguyệt chỉ có biểu hiện hơi căng ngực, kích cỡ ngực lớn hơn một chút và biến mất sau khi kỳ kinh xuất hiện.

Mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ

3. Đau ngực khi mang thai thế nào là không an toàn?

Các tháng cuối thai kỳ đau tức ngực thường là do tuyến sữa phát triển, căng tức sữa non, không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.Hiện tượng đau ngực khi mang thai hầu hết là biểu hiện sinh lý phổ biến ở tất cả bà bầu. Tuy vậy các bà bầu cần lưu ý nếu có những biểu hiện kèm theo:– Đau ngực nhiều, kèm khó thở, ho.– Cơn đau ngực lan tỏa xuống 2 cánh tay, gây cảm giác mỏi mệt bải hoải.– Đau ngực kèm sốt dù không bị cảm cúm.– Đau ngực, đổ mồ hôi, khó thở, chóng mặt.

Với những tình trạng này chị em cần đi thăm khám sớm tìm nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp.

Khi thấy có những tình trạng bất thường trong thai kỳ, cần đi khám tại cơ sở y tế

Ngực đau như thế nào là có thai không quá khó để nhận biết. Hãy theo dõi quan tâm hơn đến cơ thể của mình. Bên cạnh nhận biết dấu hiệu mang thai sớm qua tình trạng đau ngực, trễ kinh, cơ thể mệt mỏi buồn nôn thì chị em có thể dùng que thử thai tại nhà hoặc xét nghiệm kiểm tra tại cơ sở y tế để xác định mang thai chính xác hơn.

Video liên quan

Chủ Đề