Bệnh viện hạng 1 là gì

Định nghĩa bệnh viện đa khoa hạng I được quy định tại Mục 2 Phần I Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:

Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.

Chức năng nhiệm vụ

Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các Bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi Bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Đào tạo cán bộ y tế

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại học, Đại học và trung học.

Tổ chức đào tạo liên tạc cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

Nghiên cứu khoa học về y học

Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc - Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.

Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu…

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.

Kết hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.

Phòng bệnh

Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.

Phối hợp với các cơ sở y tế phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Hợp tác quốc tế

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.

Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm, y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

BV hạng I tại TP.HCM gồm những BV nào?

Ngày 10/02/2020, Chủ tịch UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định về việc xếp hạng các bệnh viện và Trung tâm thuộc ngành Y tế thành phố. Tổng cộng có 58/59 đơn vị được UBNDTP quyết định xếp hạng trong đợt này.

Việc tổ chức đánh giá, xếp hạng các đơn vị được thực hiện 5 năm/lần. Trong đợt quyết định xếp hạng này, có 58/59 đơn vị được UBNDTP quyết định xếp hạng trong đợt này, trong đó: có 4 đơn vị từ hạng II được xếp lên hạng I; 10 đơn vị từ hạng III xếp lên hạng II.

Dưới đây là danh sách bệnh viện hạng 1 đã được UBNDTP ra Quyết định xếp hạng trong năm 2020:

1. Bệnh viện Nhi đồng 1

2. Bệnh viện Nhi đồng 2

3. Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

4. Bệnh viện Nhân dân 115

5. Bệnh viện Nhân dân Gia Định

6. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

7. Bệnh viện Trưng Vương

8. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

9. Bệnh viện Truyền máu huyết học

10. Bệnh viện Mắt

11. Bệnh viện Tai Mũi Họng

12. Bệnh viện Da Liễu

13. Bệnh viện Nguyễn Trãi

14. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

15. Bệnh viện Từ Dũ

16. Bệnh viện Hùng Vương

17. Bệnh viện Bình Dân

18. Bệnh viện Răng Hàm Mặt

19. Bệnh viện Ung bướu

20. Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

21. Viện Y dược học dân tộc

22. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

23. Bệnh viện Quận Thủ Đức

24. Bệnh viện An Bình

25. Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp

26. Bệnh viện Y học cổ truyền

27. Bệnh viện Quận 2

28. Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm

Tham khảo thêm tại: Medinet

Kể từ ngày 1-12021, các bệnh viện, viện có giường bệnh [gọi tắt là bệnh viện] bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng I phải có hoạt động dược lâm sàng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2021, bãi bỏ Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20-12-2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.

Nghị định nêu rõ: Bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc để phục vụ người mua thuốc trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức nhà thuốc.

Về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng, Nghị định quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí một người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ ít nhất một người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất một người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất một người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú [nếu có] và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ ít nhất một người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất một người làm công tác dược lâm sàng cho một địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

Người làm công tác dược lâm sàng tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

PGS, TS, DS Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội cho biết, khi có mặt của người dược sĩ lâm sàng, việc sử dụng thuốc được cá thể hoá, bảo đảm phù hợp với từng bệnh nhân. Đặc biệt, bên cạnh hiệu quả điều trị, người dược sĩ lâm sàng còn chú trọng vấn đề an toàn thuốc, chi phí dùng thuốc và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bác sĩ và các nhân viên y tế khác có thể được cung cấp thêm thông tin chuyên sâu về thuốc để làm căn cứ kê đơn, sử dụng thuốc. Đồng thời, dược sĩ lâm sàng cũng hỗ trợ phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc, các sự cố y khoa tiềm tàng, từ đó giảm thiểu sai sót sử dụng thuốc, giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp.

Về lộ trình thực hiện, Nghị định quy định rõ:

Kể từ ngày 1-1-2021: Bệnh viện, Viện có giường bệnh [gọi tắt là bệnh viện] bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng I phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 1-1-2024: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng II trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 1-1-2027: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng trực thuộc tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các các bộ, ngành khác quản lý phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 1-1-2030: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có hoạt động sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Theo Nghị định, khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại Điều 80 Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:

1- Tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;

2- Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc;

3- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng;

4- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này;

5- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

6- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;

7- Tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm tương đương sinh học của thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các nghiên cứu khoa học khác về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

MẠNH TRẦN

Video liên quan

Chủ Đề