Bức xúc không làm ta vô can phòng cách ngôn ngữ

LỚP 12 Bộ đề thi tốt nghiệp lớp 12 môn Ngữ văn NGỮ VĂN LỚP 12 

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta thải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảnh để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ XIX Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một câu chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió lan, hay một cơn mưa tháng tư, hai băng tan tháng giêng

Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một lòng là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. Các tu sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thất. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.

[Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can NXB Hội Nhà văn, H., 2016, tr. 79 – 80]

Câu 1 Theo tác giả đoạn trích, vì sao cần có lòng dũng cảm khi “đứng một mình”? 

Câu 2 Anh/ Chị hiểu như thế nào về quan niệm “Một mình nhưng không cô đơn”? 

Câu 3 Theo anh/ chị, nhan đề nào dưới đây phù hợp nhất với đoạn trích?

– Đứng một mình không dễ 

– Một mình nhưng không cô đơn 

– Vẻ đẹp của người đứng một mình

Lí giải sự lựa chọn của anh/ chị. 

Câu 4 Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị rút ra cho mình bài học gì?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

“Đứng một mình” – nên hay không nên?

Trả lời câu hỏi trên trong 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ].

Câu 2 [5,0 điểm]

Nhận xét về sự phù hợp giữa nội dung và hình thức biểu đạt của đoạn thơ sau:

Từ ấy’ trong tôi bừng nắng hạ 

Mặt trời chân lí chói qua tim 

Hồn tôi là một vườn hoa lá 

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

[Tố Hữu, Từ ấy, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 44]

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 HS có thể chọn các thông tin sau để trả lời: 

– Vì đứng một mình có thể làm ta không được ưa thích;

– Vì khi đứng một mình, ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé.

Câu 2 HS nêu cách hiệu của mình về quan niệm “Một mình nhưng không có đơn”. Tham khảo định hướng sau:

– “Một mình” là một trạng thái tinh thần, không liên quan đến khoảng cách vật lí giữa cá nhân và những người xung quanh, nó thể hiện sự độc lập trong tư duy, trong hành động, không phụ thuộc bởi đám đông.

– “Một mình nhưng không cô đơn”: tách khỏi số đông để quan sát, tìm hiểu, để đóng góp cho xã hội một cách hiểu biết chứ không phải để thu mình vào vỏ Ốc cá nhân, trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời.

Câu 3 HS chọn nhan đề “Vẻ đẹp của người đứng một mình” bơi nhan đề này nêu lên ý tưởng chủ đạo, nội dung bao trùm của đoạn trích.

Câu 4 HS có thể nêu một trong những bài học sau:

– Cần dũng cảm đối diện với bản thân để nhận thức chính mình và nhận thức sâu sắc hơn về thế giới xung quanh;

– Đứng một mình là cần thiết;

– Một mình chưa hẳn là cô đơn bơi giữa đám đông con người ta vẫn có thể cô đơn,…

II. LÀM VĂN 

Câu 1 HS cần nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề có nên “đứng một mình” hay không, lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đảm bảo dung lượng [khoảng 200 chữ], có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tông – phân – hợp…; đảm bảo quy tắc chính ta, dùng từ, đặt câu.

Sau đây là một vài gợi ý:

– Có nên “đứng một mình” hay không còn tùy thuộc vào cách hiểu thế nào là “đứng một mình”. Cần xác định một quan niệm nhất quán: “đứng một mình” là trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. “Đứng một mình” cùng không có nghĩa là tách biệt với xã hội hoặc cố tình tạo sự khác biệt nhằm khẳng định cá nhân một cách cực đoan.

– Chỉ rõ tính hai mặt của việc “đứng một mình”: Khi “đứng một mình”, người ta có thể phải đối diện với sự cô đơn, thành kiến xã hội, thói đố kị và kì thị… Nhưng mặt khác, chính trạng thái tinh thần không lệ thuộc vào đám đông này sẽ đem đến nhiều cơ hội để người ta suy nghĩ, nhận thức thấu đáo về nhiều vấn đề: tạo thói quen tư duy độc lập, tạo cơ hội sáng tạo và thành công.

– Nên hay không nên “đứng một mình” tuỳ thuộc vào khả năng của con người: Luôn “đứng một mình”, liệu con người có thể thành công? Khi nào cần “đứng một mình” và khi nào cần có sự hợp tác, hỗ trợ của người khác?

– Phê phán những người có thói quen hùa theo đám đông một cách dễ dãi, hời hợt, thiếu suy nghĩ… bởi điều đó có thể gây nguy hại cho cộng đồng và cản trở sự phát triển của xã hội.

Câu 2 Đề bài yêu cầu nghị luận về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức biểu đạt trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Vì thế, HS cần hiểu được mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của tác phẩm văn học, phân tích được nội dung khổ thơ [niềm vui sướng của nhân vật trữ tình khi bắt gặp lí tưởng cộng sản] cùng hình thức biểu đạt mới mẻ của nó, từ đó thấy được phong cách thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ cách mạng Tố Hữu.

Tham khảo một số gợi ý sau: 

a] Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Tố Hữu là “nhà thơ của lí tưởng cộng sản”. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi giọng thơ trữ tình, ngọt ngào khi viết về những vấn đề chính trị, những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Bài thơ Từ ấy là tiếng reo vui trong tâm hồn chàng trai mười tám đôi mươi trước bước ngoặt lớn của cuộc đời giác ngộ lí tưởng cộng sản.

– Bằng hình thức nghệ thuật độc đáo [hình ảnh, ngôn từ, vẫn nhịp…], khổ thơ đầu bài thơ đã thể hiện thành công niềm vui lớn của nhân vật trữ tình trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản. Khổ thơ này là điểm tựa cảm xúc cho toàn bài: chính lí tưởng cách mạng đã soi đường chỉ lối, đã đem đến những nhận thức mới, những tình cảm mới, lẽ sống mới cho nhà thơ.

b] Phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức biểu đạt của khổ thơ

Nhà thơ R.Ta-go đã khẳng định “khi tình cảm tự tìm cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ”, có nghĩa là, một tác phẩm văn học luôn có một hình thức biểu đạt phù hợp để thể hiện nội dung, không có hình thức ở bên ngoài nội dung và ngược lại. Ở khổ thơ đầu, niềm vui lớn của nhân vật trữ tình được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật mới mẻ từ hình anh thơ, biện pháp tu từ đến ngôn ngữ thơ ca.

– Hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ: Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Không phải thứ ánh sáng trong trẻo, tươi mát của nắng xuân, không phải thứ ánh nắng dịu dàng của chiều thu, nắng hạ là thứ ánh sáng mạnh mẽ, chói chang, rực rỡ. Nắng hạ làm bừng sáng không gian cũng như lí tưởng cách mạng đã choáng ngợp tâm hồn chàng trai trẻ tuổi. Thái độ trân trọng và thành kính của nhà thơ đối với lí tưởng cách mạng được thể hiện qua hình ảnh thơ mặt trời chân lí. Mặt trời của tự nhiên soi sáng muôn loài cũng giống như mặt trời của lí tưởng đã soi to tâm hồn thi nhân, khơi nguồn cảm hứng thi ca để cho tâm hồn ấy trở thành vườn hoa lá dạt dào hương sắc, tràn đầy sự sống.

– Ngôn ngữ thơ và giọng điệu:

+ Sử dụng những từ ngữ có sức diễn tả mạnh: bing nắng hạ, chói qua tim, rất đậm hương, rộn tiếng chim… nhằm tô đậm, nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong giây phút vui sướng này.

+ Sử dụng kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn; giọng thơ vui tươi, sôi nổi, đầy háo hức, say mê…

+ Sử dụng kiểu câu vắt dòng quen thuộc của thơ mới ở câu 3 và câu 4, thể thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp linh hoạt đã diễn tả sâu sắc niềm vui sướng của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.

c] Đánh giá

Sự phù hợp của hình thức biểu đạt và nội dung của đoạn thơ không chỉ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình mà còn góp phần thể hiện vẻ đẹp của thơ Tố Hữu – nhà thơ của lí tưởng cộng sản, của niềm vui lớn và của cảm hứng lãng mạn say mê, sôi nổi.

Nguồn website giaibai5s.com


Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tin tức về những “tệ nạn” hay “bất cập” trong xã hội cung cấp cho chúng ta những cái cớ để than phiền và kêu ca. Phàn nàn, bực dọc, cáu kỉnh, chê bai đang trở thành những trạng thái thường trực trong dư luận. Các trạng thái này được gói ghém một cách tài tình trong từ “bức xúc”. Không từ tiếng Việt nào lại có sự nghiệp thăng tiến ngoạn mục như vậy. Từ chỗ vô danh cách đây bảy, tám năm, bây giờ, nếu gõ “bức xúc” vào Google, ta sẽ được 29 triệu kết quả, gấp gần mười lần “Ngọc trinh”, một con số ấn tượng cho một từ có làn da xấu xí như vậy.


Vì sao chúng ta ưu tiên tin xấu, đắm đuối với chúng thay vì chú ý tới những điều tốt lành?

Trước hết, khi lên tiếng phê bình hay than phiền về một điều gì đó, chúng ta chứng tỏ cho người khác và cho bản thân là chúng ta không thờ ơ, vô cảm, mà vẫn còn quan tâm, lo lắng. Hơn nữa, khi chê trách người khác, chúng ta cảm thấy ưu việt về mặt đạo đức, và tự hài lòng thấy mình tốt đẹp hơn. Càng có nhiều vụ cướp tiệm vàng, bác sĩ vứt xác bệnh nhân, bảo mẫu đánh trẻ, hôi của, bẻ hoa, chúng ta càng có nhiều cơ hội để tự nhủ là chúng ta không phải “họ”, chúng ta chỉ không may bị sống chung cùng “họ”, nhưng thực chất chúng ta ưu tú hơn “họ” nhiều. Một điểm quan trọng nữa là khi bức xúc, chúng ta phát ra tín hiệu là chúng ta vô can và vô tội. […]

Dần dần, chúng ta đâm ra nghiện những cái lắc đầu, những cái chép miệng, lúc thì ta phẫn nộ, khi thì chỉ cười buồn. Cảm giác mình tốt đẹp, đầy sự quan tâm, cộng với sự vô can, không liên đới, không chịu trách nhiệm, là một cảm giác êm ái. Nó giúp chúng ta xoa dịu những bứt rứt lương tâm thi thoảng nổi lên, khi chúng ta lờ mờ cảm thấy mình không đủ dũng cảm để làm hết những gì có thể trước những sai sai trong xã hội. Những lúc đó, cách trấn an bản thân hiệu nghiệm là tỏ ra bức xúc một cách gay gắt.

Nhưng chúng ta không vô can. Cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta đang đặt trên nền của bao nhiêu bất công và phi lý. Những viên gạch xây trên ngồi nhà của ta được đóng bởi những đứa trẻ có tuổi thơ vất vả. Cái ti vi ta dùng được làm bởi người công nhân di cư có một cuộc sống buồn tẻ và khốn khó, con cái họ bị khó dễ khi tới trường vì không có hộ khẩu.

[Theo Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, trích tuyển tập cùng tên, NXB Hội nhà văn, 2015]

1.      Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.

2.      Các từ “gói ghém”, “sự thăng tiến ngoạn mục”, “làn da xấu xí” trong văn bản trên là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

3.      Vì sao tác giả Đặng Hoàng Giang cho rằng “Bức xúc không làm ta vô can”?

4.      Theo anh/chị, việc mọi người “bức xúc” như một cách lãng quên thực tại có tác hại như thế nào? Có cách nào để khắc phục tình trạng đó? Hãy viết một đoạn văn ngắn để trả lời các câu hỏi trên.

ĐÁP ÁN

1.      Phong cách ngôn ngữ chính luận

2.      Biện pháp tu từ ẩn dụ.

-          Tác dụng về mặt hình thức: Làm câu văn thêm sinh động, tăng sức gợi hình, tăng sức biểu cảm.

-          Tác dụng về mặt nội dung:

o   “Gói ghém”: Nhấn mạnh vào các biểu hiện của “bức xúc” như phàn nàn, bực dọc, cáu kỉnh, chê bai.

o   Sự nghiệp thăng tiến ngoạn mục”: Nhấn mạnh vào việc mọi người càng lúc càng sử dụng từ “búc xúc” nhiều hơn, cho thấy rằng con người càng lúc càng dễ bức xúc trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống.

o   “làn da xấu xí”: cho thấy từ bức xúc mang nghĩa không đẹp [bởi các biểu hiện nêu trên]

3.      Tác giả Đặng Hoàng Giang cho rằng “Bức xúc không làm ta vô can” vì hai lí do:

-          Bức xúc không phải là một biểu hiện của tinh thần trách nhiệm như mọi người lầm tưởng mà nó chỉ là một cách để con người trốn tránh trách nhiệm trước thực tại.

-          Cho dù bức xúc có thể khiến ta cảm thấy mình thanh thản, thì ta cũng không thể chối bỏ được sự thật rằng cuộc sống của mỗi chúng ta đều đặt trên nền tảng của bao bất công và phi lý.

4.      Học sinh có thể trình bày một số ý sau:

-           Tác hại:

o   Trạng thái bức xúc có thể dẫn tới những hành động tiêu cực như mắng chửi, lăng mạ người khác…

o   Trạng thái bức xúc có thể cho ta cảm giác siêu việt về đạo đức nhưng thật ra đó là một sự tự lừa dối bản thân, khi ta có thể vui mừng hả hê trước những điều xấu xa thì nhân cách của ta cũng đang tha hóa

o   Chúng ta chỉ bức xúc rồi không làm gì cả, mọi việc sẽ rơi vào quên lãng, như vậy thì mọi việc sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự phát triển, thay đổi.

-          Giải pháp:

o   Hiểu và nhận thức được bản chất của việc bức xúc để thay thế bằng các cảm xúc tích cực, để quan sát, lắng nghe, suy ngẫm cùng tìm ra cách giải quyết vấn đè.

o   Trước khi bức xúc và phê phán một ai đó thì cần bình tâm suy nghĩ và lí giải nguyên nhân, đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu họ…

Thay vì bức xúc thì hãy hành động, tìm cách giải quyết các vấn đề xung quanh từ những việc nhỏ nhặt nhất, bởi những thay đổi nhỏ sẽ dẫn đến những cải cách lớn.

Page 2

Trang chủ Về chủ blog LỚP VĂN THẦY DUY FACEBOOK

Video liên quan

Chủ Đề