Ca sĩ nghiệp dư hát phòng trà là ai?

Kể từ 6,7 năm trở lại đây, dòng nhạc vàng ngày càng được nhiều khán giả tìm nghe và yêu mến. Sau thời kỳ phát triền nóng của “nhạc thị trường” ở trong nước, khán giả trẻ gần như bị bội thực và ngày càng nhiều người đã tìm lại các bài nhạc vàng được sáng tác từ trên 50 năm trước.

Trong số các ca sĩ bolero được nhiều người nghe nhất hiện nay, không thể không nhắc tới Quang Lập, từ một ca sĩ xuất phát từ sân khấu nghiệp dư đã trở thành “hiện tượng bolero”.

Cho dù vẫn còn có nhiều sự tranh cãi xung quanh giọng hát này: người khen, kẻ chê! Người chê thì nói rằng anh hát quá bi lụy, cố tình làm thảm thiết bài hát, phong cách bắt chước các ca sĩ đi trước. Mặt khác thì nhiều khán giả lại cho rằng anh có giọng hát truyền cảm và phong cách biểu diễn rất “đời”.

Quang Lập được biết đến qua chương trình chuyên phát trên YouTube mang tên “Giọng Ca Để Đời” – hội tụ nhiều người yêu dòng nhạc vàng có thể thực hiện niềm đam mê ca hát của chính mình.

Tên thật là Diệp Văn Lập, khi biểu diễn anh lấy nghệ danh là Quang Lập Bolero. Cuộc đời và sự nghiệp của anh trải qua nhiều sóng gió mới có được thành công như ngày hôm nay.


Click để nghe nhạc Quang Lập

Quang Lập sinh ngày 19 tháng 6 năm 1973 tại một vùng quê nghèo sông nước An Giang, cuộc sống lúc nhỏ gắn với bao bộn bề khó khăn. Anh mang trong người dòng máu lai Mỹ, sống cùng mẹ bươn trải qua nhiều việc, nhiều nghề để mưu sinh kiếm sống. Với niềm đam mê ca hát từ nhỏ, nhưng cuộc sống vất vả mưu sinh, anh đành tạm gác lại ước mơ trở thành ca sĩ của mình.

Vào năm Quang Lập hơn 14 tuổi, quốc hội Hoa Kỳ có chính sách mở đường cho gần 30.000 con lai Mỹ trở về nhà, vì vậy anh đã đăng ký ra đi với mong muốn sẽ có một cuộc sống tốt hơn và gửi tiền về để phụ giúp mẹ. Cuộc sống xa quê hương nơi đất khách quê người, không người thân thích quen thuộc, anh cũng như bao số phận con lai Việt – Mỹ khác đều có cuộc sống không quá đủ đầy, chịu không ít các khó khăn, vất vả.

Sau khoảng hơn 20 năm sống ở Mỹ, Quang Lập trở về Việt Nam, bắt đầu sự nghiệp bằng việc kinh doanh, quản lý một xưởng sản xuất đồ nhựa. Tuy nhiên, ước mơ, niềm đam mê ca hát từ nhỏ trong anh vẫn luôn bùng cháy.

Với chất giọng miền Tây ngọt ngào, sâu lắng, anh đã theo đuổi đam mê với dòng nhạc vàng từ rất lâu. Tuy nhiên dòng nhạc này lúc bấy giờ không “sốt” như hiện nay, nên giọng ca Quang Lập Bolero vẫn chưa được nhiều khán giả chú ý đến.

Mãi đến năm 2015, sự bùng cháy của dòng nhạc vàng với nhiều bản hit qua nhiều giọng ca trữ tình xuất hiện ở trong nước. Có nhiều chương trình, cuộc thi tìm kiếm các tài năng giọng hát Bolero lên sóng liên tục trên truyền hình. Lúc này Quang Lập cùng với Tài Nguyễn đã có thêm động lực và quyết tâm thành lập Trung tâm Giọng Ca Để Đời, với hy vọng có thể mở ra một cánh cửa, một ngôi nhà hội tụ những tài năng, những con người đam mê theo đuổi dòng nhạc vàng.

Ban đầu thành lập, Giọng Ca Để Đời đã gặp phải nhiều khó khăn, không có được một phòng thu riêng. Sau một thời gian ổn định hơn, Trung tâm mới có một không gian nhỏ để ghi hình ở đường Tôn Thất Tùng, quận 1.

Trung tâm hoạt động với sự tham gia của chỉ một vài khách mời là người thân quen. Khi xem các chương trình thu hình đăng trên YouTube, nhiều người sẽ nghĩ đó là quán cà phê hay phòng trà. Tuy nhiên trung tâm không hoạt động kinh doanh, mà đây chỉ là nơi mà mọi người có thể đến để hát, cũng như để thoả mãn niềm đam mê với dòng nhạc vàng. Hơn nữa, Quang Lập còn mong muốn nơi đây có thể trở thành bệ phóng giúp cho các ca sĩ chưa tạo được danh tiếng có thể thu hút được sự chú ý của khán giả nhiều hơn.


Click để nghe

Tiếng hát của Quang Lập được gây ấn tượng trong lòng khán giả khi anh thể hiện các ca khúc nhạc vàng với tình cảm chân thành được thể hiện qua từng câu hát. Một điều bất ngờ là Quang Lập chưa từng trải qua các lớp luyện thanh hay khoá học đào tạo ca sĩ nào cả. Có thể nói niềm đam mê âm nhạc, cũng như ước mơ từ thuở nhỏ đã thôi thúc anh không ngừng cố gắng để tạo dựng được tên tuổi như hiện tại.

Những bài nhạc của Quang Lập phát trên YouTube nhiều năm qua đã sở hữu hàng trăm triệu lượt xem cho mỗi bài hát. Đó là con số mà bất kỳ ca sĩ hạng A nào cũng thèm muốn, nhưng không phải ai cũng có thể đạt được.

Theo nhacvietplus

Những quán nhậu bình dân khu vực quận 2, TP.HCM đã quá quen thuộc với giọng hát liêu trai, cao vút hơi có chút khàn, nghẹn của người đàn bà hơn 60 tuổi  Huỳnh Ngọc Bình.

Bà Ngọc Bình thời trẻ. Ảnh: NVCC

Bà thường chọn hát những ca khúc tiếng Anh nổi tiếng thập niên 1980, 1990 hoặc tình khúc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lam Phương… Khán giả của “ca sĩ bình dân” này phần lớn là những người đàn ông sau một ngày lao động mệt nhọc quy tụ về đây thư giãn để rồi sáng hôm sau lại sấp mặt với những mưu sinh thường nhật. Vì thế mà những đồng tiền “boa” “nàng ca sĩ” nhận được cũng nhuốm mùi mồ hôi mặn chát.

“Đêm nào khách boa nhiều, tôi cũng được vài trăm đến một triệu cầm về, chưa kể tiền phải chia với ban nhạc. Tuy nhiên, không phải đêm nào, khách cũng boa nhiều như vậy. Dù sao, tôi vẫn thấy vui vì vừa thỏa mãn đam mê ca hát, vừa có thu nhập, không phải phụ thuộc vào con cháu”.

Bà Ngọc Bình gom góp quần áo cũ, gạo, thực phẩm… tặng người nghèo.

Với số tiền đi hát mỗi đêm chỉ đủ sống, ở tuổi ngoài 60, đam mê của bà Bình là làm từ thiện. Ngoài chuyện biểu diễn ở những lễ hội tại đình, chùa, bà thường kêu gọi, gom góp quần áo cũ, gạo, thực phẩm… rồi tổ chức những chuyến đi đến những nơi có đồng bào nghèo khó để trao tặng.

Trang phục, son phấn rẻ tiền, cộng với những vết hằn thời gian trên khuôn mặt không giấu được nét xinh đẹp, sắc sảo của người đàn bà từng đêm đứng hát đơn độc trên những sân khấu lề đường, dưới ánh đèn vàng vọt hay những cơn mưa xối xả. Tan cuộc, bà lại lặng lẽ chạy xe máy một mình trong đêm về căn phòng trọ tồi tàn. 

Ít ai biết, thời trẻ, Ngọc Bình từng là ca sĩ phòng trà nổi tiếng một thời của Sài Gòn hoa lệ. Nhưng chỉ vì lấy nhầm người, cuộc đời bà rẽ sang những bước ngoặt đầy cay đắng.

Bà Bình trao quà và bánh mì cho người già tàn tật.

Ở tuổi 16, 17, Ngọc Bình đã nổi bật với nhan sắc đằm thắm và giọng hát trong trẻo, cao vút. Chị trở thành học trò của một trong nhiều nhạc sĩ thời đó như Anh Bằng, Minh Kỳ, trưởng thành từ các “lò đào tạo ca sĩ”, cùng thế hệ với những danh ca sau này như Phương Dung, Giao Linh, Trang Mỹ Dung…

Những năm đầu thập kỷ 70, ở tuổi 17, Ngọc Bình đã hát tại những phòng trà nổi tiếng Sài Gòn như Victoria, Gió Chiều… đứng chung sân khấu với các đàn chị Giao Linh, Phương Dung. Thân hình nhỏ bé, sở hữu đôi mắt to tròn, lại hát được nhạc ngoại, cô ca sĩ trẻ được nhiều người theo đuổi.

Bà Ngọc Bình được gọi là Susan Boyle Việt Nam trong cuộc thi hát truyền hình.

“Thời trẻ, tôi chỉ biết đi hát rồi về đưa tiền cho mẹ giữ, không hề biết yêu đương. Đời ca sĩ ngắn nên tôi sợ nếu lấy chồng, sinh con, mình sẽ không còn cơ hội đứng trên sân khấu để thỏa đam mê. Vậy mà… đời không như mơ”, bà Bình thở dài nhớ lại.

Đi hát được vài năm, thời cuộc thay đổi, cả gia đình ca sĩ phải chuyển từ Sài Gòn lên một tỉnh miền Tây theo phong trào xây dựng kinh tế mới. “Tôi lấy chồng trên vùng kinh tế mới, trong một tình thế “sự đã rồi” do mẹ anh đem người đến hỏi và mẹ tôi đồng ý. Anh chỉ có biệt tài đá banh và...  nhậu tối ngày. Nhà dột mái, mình tôi bụng mang dạ chửa bắc thang leo lên lợp mái nhà dưới trời mưa” – Ngọc Bình hồi tưởng trong nước mắt.

Bà Ngọc Bình đi hát ở quán nhậu lấy tiền làm từ thiện.

Chưa hết, không chỉ đánh vợ đến mức sẩy thai, người chồng còn bỏ mặc mọi lo toan cuộc sống lên vai vợ. Nói về những tháng ngày cơ cực, Ngọc Bình cười chua chát kể: “Tôi phải gác lại đam mê ca hát mấy chục năm tuổi trẻ, làm đủ nghề để nuôi ba đứa con. Từ làm nhang, đi bán vé số, buôn ve chai… Đến một ngày được đi hát trong 1 quán cà phê, thù lao được 10 đồng thì chồng tôi đến đó uống rượu, hút thuốc mất 5 đồng. Vậy là chỉ còn 5 đồng cầm về mua gạo cho con”.

Nữ ca sĩ cũng nhớ những ngày nhặt nhạnh từng con ốc, chiếc đinh… để lo cho con trai mở cửa hàng sửa xe máy. “Tôi cứ gom từng chiếc ốc, vít, phụ tùng, từng thùng, từng thùng một, dần dần đủ đồ nghề mới dám mở cửa hàng sửa xe máy cho con”, bà nói.

Ca sĩ Ngọc Bình thời trẻ.

Từ bỏ nghiệp ca hát, lăn lộn làm mẹ đơn thân hơn 20 năm để nuôi các con trưởng thành, ở tuổi ngoài 60, sau khi con cái đã ổn định kinh tế và lập gia đình, Ngọc Bình mới có thời gian thực hiện ước mơ làm ca sĩ. Bà bắt đầu lại tuổi trẻ của mình từ những sân khấu bình dân… là những quán nhậu đêm ven đô.

Cách đây vài năm, bà tham gia một cuộc thi ca hát trên truyền hình, được các giám khảo có tên tuổi đặt biệt danh “Susan Boy Việt Nam” - chừng đó thôi khiến bà hạnh phúc “ngạt thở” khi được sống lại cảm giác đứng hát trên sân khấu, được khán giả tung hô, hâm mộ như ngày nào..

Ở tuổi 63, nhìn lại cuộc đời mình, Ngọc Bình không oán hờn, chỉ bảo: Kiếp cầm ca nó vậy, giờ đã lo cho các con xong, mình mãn nguyện rồi, thời gian còn lại dành cho việc đi hát từ thiện.

Video liên quan

Chủ Đề